Dựa vào các lý thuyết về hiệu ứng tràn chính sách tiền tệ, các nghiên cứu thực nghiệm được tổng hợp trong Chương 2 cũng như phân tích đặc điểm chính sách tiền tệ Hoa Kỳ và mối quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và các quốc gia đang phát triển ASEAN(5) để tác giả thực hiện xây dựng khung lý thuyết thực nghiệm của mơ hình cho luận án nhằm kiểm định về hiệu ứng tràn từ chính sách tiền tệ Hoa Kỳ đến nhóm các quốc gia được nêu trên
Lý thuyết cơ bản là lý thuyết hiệu ứng chuyển dịch chi tiêu (Expenditure-shifting effect) và hiệu ứng nhu cầu trong nước (Expenditure-increasing effect) của các mơ hình Mundell-Fleming-Dornbusch và kế thừa việc lựa chọn các biến trong nghiên cứu của Ammer & ctg (2016), Dekle (2017), Punzi & Chantapacdepong (2017) và Phạm Thị Tuyết Trinh (2019)
Nghiên cứu sử dụng phương pháp VAR được giới thiệu bởi Sims(1980) Mơ hình VAR tổng qt có dạng:
Yt = Ddt + A1yt-1 + … + Apyt-p + ut (1) Trong đó:
Yt = (y1t , y2t , …ynt) là chuỗi vector dòng (nx1) biến nội sinh theo chuỗi thời gian t; D là ma trận của hệ số chặn dt;
Ai ma trận hệ số (k x k) đối với i= 1,…, p của các biến nội sinh có độ trễ yt-p
ut là sai số nhiễu trắng của các phương trình trong hệ thống có ma trận hiệp phương sai là ma trận đơn vị E(ut,ut’) = 1
3 1 1 Mơ hình cơ bản
Mơ hình khởi điểm đối với Hoa Kỳ có kết cấu như sau: Yt = { IR, GDP, CPI, M2}
Mơ hình đối với Hoa Kỳ gồm sản lượng (GDP) và lạm phát (CPI) đại diện cho mục tiêu chính sách tiền tệ; cung tiền (M2) đại diện cho trạng thái điều kiện tiền tệ của NHTW Hoa Kỳ và lợi suất trái phiếu đại diện cho điều hành chính sách tiền tệ của FED Hoa Kỳ sử dụng nhiều cơng cụ trong điều hành chính sách tiền tệ như lãi suất Liên bang là cơ sở cho các loại lãi suất ngắn hạn khác (Kimberly Amadeo, 2021) Khi lãi suất Liên bang hạ xuống mức gần 0 thì FED sử dụng cơng cụ nới lỏng định lượng (QE) là cách nó ảnh hưởng đến lượng cung tiền Khi FED thực hiện chương trình QE thông qua việc mua trái phiếu Kho bạc, giữ cho lợi tức trái phiếu Kho bạc ở mức thấp Lợi tức trái phiếu Kho bạc là cơ sở cho tất cả các lãi suất dài hạn (Kimberly Amadeo, 2021) Gagnon & Sack (2018) cũng đưa ra mối quan hệ rằng, khối lượng mua trái phiếu dài hạn tương đương 1,5% GDP của FED sẽ có tác động nới lỏng tương tự như một hành động cắt giảm 0,25% lãi suất Liên bang
Hoa Kỳ với vai trị là quốc gia lan tỏa chính sách tiền tệ, các quốc gia đang phát triển ASEAN(5) bao gồm cả Việt Nam là những quốc gia tiếp nhận Đồng thời, với mong muốn phân tích rõ hơn cho Việt Nam cũng như để so sánh với các quốc gia đang phát triển ASEAN khác, do đó, đề tài tách Việt Nam thành một khối riêng biệt
Từ cơ sở lý thuyết, và kế thừa các nghiên cứu của Neely (2015), Ammer & ctg (2016), Dekle (2017), Punzi & Chantapacdepong (2017) và Phạm Thị Tuyết Trinh (2019), mơ hình kiểm định hiệu ứng tràn từ chính sách tiền tệ Hoa Kỳ đến thị trường các quốc gia đang phát triển ASEAN và Việt Nam được thiết lập gồm các khối biến theo trật tự Hoa Kỳ, ASEAN và Việt Nam Theo đó, vectơ Yt bao gồm các biến số:
Hoa Kỳ gồm: Sản lượng (GDP), lạm phát (CPI), cung tiền (M2) và lợi suất trái phiếu Kho bạc (IR)
Các quốc gia ASEAN và Việt Nam gồm: Sản lượng (GDP), lạm phát (CPI) và lãi suất chính sách (IR)
Yt =[(GDPust, CPIust, M2ust, IRust), (GDPat, CPIat, IRat), (GDPvt, CPIvt, IRvt)] Tróng đó: us: Hoa Kỳ; a: ASEAN; v: Việt Nam
Giả thuyết H0: Lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ giảm, làm tăng sản lượng và
lạm phát Hoa Kỳ, đồng thời, làm sản lượng và lạm phát các quốc gia đang phát triển ASEAN và Việt Nam tăng