CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH KINH TẾ
3.6 Phân tích độ nhạy và rủi ro
3.6.1 Phân tích rủi ro
Kết quả thẩm định trong mơ hình cơ sở dựa vào những số liệu dự báo tương lai. Tuy nhiên, những số liệu dự báo này lại chứa nhiều rủi ro nên có thể ảnh hưởng đến kết quả tính tốn của dự án, dẫn đến quyết định sai lầm. Để khắc phục nhược điểm sai số trong công tác dự báo, tác giả sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Phân tích độ nhạy giúp xác định sự thay đổi của các biến quan trọng có thể làm ảnh hưởng lớn đến dự án qua các giá trị NPV và IRR của dự án.
3.6.2 Xác định các biến rủi ro
Dựa vào ngân lưu vào và ngân lưu ra của dự án, xác định các biến đầu vào quan trọng và có ảnh hưởng đến kết quả dự án gồm vốn đầu tư, lạm phát, lộ trình tăng giá nước hàng năm, mức sẵn lịng chi trả phí nước thải, mức tăng tỷ lệ nước cấp.
3.6.3 Phân tích độ nhạy
3.6.3.1 Tăng/giảm vốn đầu tư trong khoảng 10%
Vốn đầu tư của dự án có thể tăng do giá vật tư thiết bị tăng, các chính sách đơn giá định mức điều chỉnh tăng, thay đổi cơng nghệ; vốn đầu tư có thể giảm thường do tư vấn thiết kế với hệ số an toàn cao, tiêu chuẩn cao và khi thi công điều chỉnh giảm nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật… Kết quả NPV kinh tế và IRR kinh tế khi tăng/giảm vốn đầu tư trong khoảng 10% được trình bày trong bảng 11
Bảng 11: Kết quả NPV kinh tế và IRR kinh tế khi tăng/giảm vốn đầu tư 10%
Vốn đầu tư -10% -5% 0% 5% 10% ENPV (triệu USD) 1.329,329 1.315,961 1.302,592 1.289,223 1.275,854
EIRR (%) 31,66% 30,60% 29,61% 28,70% 27,85%
Vốn đầu tư biến thiên nghịch biến với NPV và IRR, khi vốn đầu tư tăng/giảm trong biên độ 10% thì NPV kinh tế và IRR kinh tế của dự án cũng giảm/tăng nhưng giá trị tăng/giảm này khơng làm ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án về mặt kinh tế.
Vậy, NPV kinh tế ít nhạy với biến số vốn đầu tư.
3.6.3.2 Thay đổi theo tỷ lệ lạm phát USD
Theo báo cáo số 09/228 tháng 7/2009 của IMF, lạm phát USD từ năm 2004 đến nay nằm trong biên độ 4%, và dự báo những năm sắp tới ổn định ở mức lạm phát USD là 2%. Tác giả đề xuất phương án thay đổi tỷ lệ lạm phát USD trong biên độ từ 1%-5%, kết quả NPV kinh tế và IRR kinh tế khi thay đổi tỷ lệ lạm phát USD được trình bày trong bảng 12
Bảng 12: kết quả NPV kinh tế và IRR kinh tế khi thay đổi tỷ lệ lạm phát USD
Thay đổi tỷ lệ lạm phát 1% 2% 3% 4% 5% ENPV (triệu USD) 1.293,643 1.302,592 1.311,540 1.320,489 1.329,438
EIRR (%) 29,62% 29,61% 29,60% 29,59% 29,58%
Kết quả trên cho thấy tỷ lệ lạm phát USD biến thiên đồng biến với NPV kinh tế, nhưng nghịch biến với IRR kinh tế. Khi lạm phát tăng, giá trị NPV kinh tế tăng, giá trị IRR kinh tế giảm. Tuy nhiên, sự biến thiên của chỉ số lạm phát cũng khơng ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án về mặt kinh tế.
Vậy, NPV kinh tế ít nhạy với biến số lạm phát USD.
3.6.3.3 Thay đổi lộ trình tăng giá nước hàng năm
Lộ trình tăng giá nước từ năm 2014 đến năm 2025 là 10%, từ năm 2026 đến 2045 là 1%. Tuy nhiên, nếu lộ trình tăng giá nước này không được UBND TPHCM phê duyệt thì có ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án về mặt kinh tế hay khơng? Do đó, luận văn sẽ phân tích độ nhạy của lộ trình tăng giá nước như sau:
(1) giá nước không tăng từ năm 2014 đến năm 2045; (2) giá nước tăng đều 1% từ năm 2014 đến năm 2045;
(3) giá nước từ năm 2014 đến năm 2025 tăng 1%, từ năm 2026 đến 2045 không tăng.
Bảng 13: Kết quả NPV kinh tế và IRR kinh tế khi thay đổi lộ trình tăng giá nước
Thay đổi lộ trình tăng giá nước (1) (2) (3) ENPV (triệu USD) 1028,686 1065,856 1057,333
EIRR (%) 27,25 27,58 27,57
Kết quả cho thấy ENPV kinh tế vẫn dương và IRR kinh tế lớn hơn chi phí vốn kinh tế khi thay đổi lộ trình tăng giá nước. Ngay cả trường hợp khơng tăng giá nước thì dự án vẫn khả thi về mặt kinh tế.
Vậy NPV kinh tế ít nhạy với biến số lộ trình tăng giá nước.
3.6.3.4 Thay đổi mức sẵn lịng chi trả phí nước thải
Mức sẵn lịng chi trả phí nước thải sử dụng trong phân tích kinh tế bằng 50% giá nước sạch. Mức sẵn lòng chi trả này được dựa theo Nghiên cứu ADB về dự án xử lý ô nhiễm sơng Pasig của nước Philippines. Tuy nhiên, mức sẵn lịng chi trả này có thể thấp hơn vì một số người nghĩ rằng không thể trả nổi thêm chi phí nào khác, hoặc một số khác nghĩ rằng bảo vệ mơi trường là trách nhiệm của Chính phủ, một số khác cho rằng chi phí thuế hiện nay mà họ trả đã quá cao. Nói chung, số lượng người dân sẵn lịng chi trả và số lượng người khơng sẵn lịng chi trả tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Vì vậy, đối vười người dân TPHCM thì mức sẵn lịng chi trả đối với xử lý ơ nhiễm sơng Sài Gịn có thể thấp hoặc cao hơn. Do đó, phân tích độ nhạy mức sẵn lịng chi trả phí nước thải với các khoảng 10%, 20%, 30%, 40%, 60% để xác định sự ảnh hưởng đối với dự án về mặt kinh tế. Kết quả NPV kinh tế và IRR kinh tế khi thay đổi mức sẵn lịng chi trả phí nước thải được trình bày trong bảng 14
Bảng 14: NPV kinh tế và IRR kinh tế khi thay đổi mức sẵn lịng chi trả phí nước thải
Thay đổi mức sẵn lịng
chi trả phí nước thải 10% 20% 30% 50% 60% ENPV (triệu USD) 960,893 1.046,318 1.131,742 1.302,592 1.388,016
EIRR (%) 25,94% 26,91% 27,84% 29,61% 30,46%
Kết quả trên cho thấy NPV kinh tế và IRR kinh tế đồng biến với mức sẵn lịng chi trả phí nước thải của người dân. Khi mức sẵn lịng chi trả phí nước thải tăng so với mức phí nhà nước quy định thì NPV kinh tế và IRR kinh tế tăng. Ngay cả khi người dân khơng mong muốn tăng phí nước thải cao hơn mức phí nhà nước quy định thì dự án vẫn khả thi về mặt kinh tế.
Vậy, NPV kinh tế ít nhạy với biến số mức sẵn lịng chi trả phí nước thải.
3.6.3.5 Thay đổi mức tăng tỷ lệ nước cấp
Theo dự báo của Quy hoạch tổng thể cấp nước đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mức tăng tỷ lệ nước cấp hàng năm là 2,5%. Tỷ lệ nước cấp hàng năm có thể tăng khi tỷ lệ thất thốt nước giảm, mạng lưới cấp nước được mở rộng và tăng cường…Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ là dự báo nên cần xem xét kết quả NPV kinh tế và IRR kinh tế khi tỷ lệ nước cấp không đạt được mức như dự báo. Kết quả NPV kinh tế và IRR kinh tế khi tỷ lệ nước cấp
dao động từ 0% đến 2,5% được trình bày trong bảng 15.
Bảng 15: NPV kinh tế và IRR kinh tế khi thay đổi tăng tỷ lệ nước cấp
Thay đổi mức tăng tỷ lệ
nước cấp 0% 1% 2,5% 4% 5%
ENPV (triệu USD) 1181,798 1224,148 1302,592 1404,146 1488,404 EIRR (%) 28,96% 29,21% 29,61% 30,06% 30,38%
Kết quả cho thấy mức tăng tỷ lệ nước cấp hàng năm biến thiên đồng biến với NPV kinh tế và IRR kinh tế. Tuy nhiên, sự thay đổi của NPV kinh tế và IRR kinh tế không làm ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án về mặt kinh tế.
Vậy, NPV kinh tế ít nhạy với biến số mức tăng tỷ lệ nước cấp.
3.6.4 Kết quả phân tích độ nhạy
Thơng qua kết quả phân tích độ nhạy cho thấy NPV kinh tế dự án hầu như không nhạy với các biến số dự báo tương lai chứa nhiều rủi ro.
3.6.5 Phân tích mơ phỏng Monte Carlo
Sử dụng chương trình phân tích rủi ro Crystal Ball để phân tích dự báo về NPV kinh tế, với các biến rủi ro là lạm phát, mức sẵn lịng chi trả phí nước thải, lộ trình tăng giá nước, mức tăng tỷ lệ nước cấp. Kết quả phân tích mơ phỏng thể hiện Hình 8
3.7 Phân tích kết quả
Phân tích kinh tế mơ hình cơ sở, với suất chiết khấu 8%, thời gian phân tích 34 năm, kết quả NPV kinh tế bằng 1302,592 triệu USD, lớn hơn 0; IRR kinh tế theo giá thực bằng 27,07%, lớn hơn chi phí vốn kinh tế. Kết quả phân tích mơ hình kinh tế của dự án thỏa hai tiêu chí NPV ≥ 0 và IRR ≥ chi phí vốn kinh tế, do đó, dự án khả thi về mặt kinh tế.
Ngồi ra, khi phân tích độ nhạy và rủi ro đối với các biến số dự báo tương lai như tổng vốn đầu tư, lạm phát, mức sẵn lịng chi trả phí nước thải, lộ trình tăng giá nước, mức tăng tỷ lệ nước cấp thì NPV kinh tế vẫn dương và IRR kinh tế vẫn lớn hơn chi phí vốn kinh tế; dự án ln luôn khả thi về mặt kinh tế.
Vậy về mặt kinh tế thì đây là một dự án tốt, dự án mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho xã hội, do đó, nhà nước cần triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.
Hình 8: Kết quả mô phỏng Monte Carlo Số lần thử 100.000 Số lần thử 100.000 Giá trị trung bình 1308,366 Số trung vị 1304,677 Số yếu vị -- Độ lệch chuẩn 62,679 Phương sai 3928,610 Độ lệch 0,321 Độ nhọn 3,17 Hệ số biến thiên 0,048 Giá trị nhỏ nhất 1085,388 Giá trị lớn nhất 1636,939 Bề rộng khoảng 551,552 Sai số chuẩn trung bình 0,198 Xác suất để kết quả dương 100%