Sơ đồ duỗi thẳng các nút giao Đường trên cao Nhiêu Lộc Thị Nghè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí đường trên cao nhiêu lộc thị nghè (Trang 26 - 38)

Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa (2011, tr.52), “Chương 2”, Tập hồ sơ đề xuất dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè, BETON 6

3.1.2. Mục đích của Dự án

Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè được chính quyền TP.HCM đưa ra nghiên cứu đầu tư với mục đích nối kết giao thơng trục Bắc - Nam; nối kết giao thông từ Sân Bay Tân Sơn Nhất với trung tâm thành phố và khu đô thị mới Thủ Thiêm; nối thơng các trục đường chính với nhau; kết hợp chỉnh trang đơ thị; và giảm áp lực giao thông cho các đường nội ô. Cụ thể, Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ giải tỏa bớt giao thông của hai tuyến đường hiện hữu theo lộ trình Hồng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng - Xô Viết Nghệ Tỉnh - Điện Biên Phủ và lộ trình Lê Văn Sỹ - Điện Biên Phủ.10 Cụ thể các tuyến đường được trình bày trong Hình 3.2.

10

Công ty xây dựng Chungsuk Engineering và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa (2006, tr.62), “Báo cáo đầu tư xây dựng cơng trình cuối kỳ: Đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè”, GS E&C

-16-

Hình 3.2. Sơ đồ thể hiện thời gian vận chuyển ở Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè và 2 tuyến đường hiện hữu

Nguồn: Công ty xây dựng Chungsuk Engineering (2008, tr.2), “Chương 3”, Báo cáo nghiên cứu khả thi cơng trình Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè, GS E&C

- 17 -

3.2. Các bên liên quan đến Dự án

Đầu năm 2011, Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được chính quyền TP.HCM giao cho Công ty CP. BETON 6 nghiên cứu tính khả thi của Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè và Công ty CP. tư vấn Xây dựng Bách Khoa chịu trách nhiệm tư vấn thiết kế.

3.2.1. Công ty Cổ phần BETON 6 (BETON 6)

Chủ đầu tư dự kiến của Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè là BETON 6, đây là một công ty xây dựng được thành lập năm 1958 bởi Tập Đoàn Xây Dựng RMK của Mỹ. Sau năm 1975, công ty được Nhà Nước tiếp quản và sáp nhập vào Phân Cục Quản Lý Đường Bộ Miền Nam trực thuộc Cục Quản Lý Đường Bộ. Ngày 17/05/1993 theo quyết định của Bộ Giao Thơng Vận Tải, Cơng ty chính thức trực thuộc Tổng Cơng Ty Xây Dựng Cơng Trình Giao Thơng 6 thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải. Đến ngày 28/03/2000, cơng ty đã chuyển sang hình thức Cơng ty Cổ phần dưới tên gọi Công ty cổ phần Bê tông 620 với 50% là sở hữu Nhà nước. Ngày 18/12/2010 tên cơng ty đã chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần BETON 6. Công ty hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất và lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn, xây dựng các công trình giao thơng, cơng nghiệp, dân dụng, cơng trình ngầm, thủy lợi, dịch vụ vận chuyển các loại sản phẩm bê tông và xuất nhập khẩu vật tư nguyên liệu phụ tùng ngành giao thông xây dựng.11

BETON 6 hoạt động chủ yếu dựa vào kinh doanh cấu kiện bê tơng đúc sẵn, ngồi ra cơng ty cũng đã tham gia xây dựng nhiều cơng trình tiêu biểu như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Phú Mỹ, đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất. Và hiện tại công ty đang triển khai xây dựng các cơng trình trên đảo Kim Cương TP.HCM.

Đường trên cao là cơng trình dùng hầu hết cấu kiện bê tơng đúc sẵn, bê tông tươi, mà các cấu kiện đó lại là những mặt hàng kinh doanh chính của BETON 6, vì vậy cơng ty rất quan tâm đến việc làm CĐT Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

11 BETON 6 (2010), “Quá trình hình thành và phát triển”, BETON 6, truy cập ngày 05/04/2012 trên địa chỉ: http://www.beton6.com/vi/newsdetail-1-32-108-0-Qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien.html

- 18 -

3.2.2. Công ty Cổ phần Tƣ vấn Xây dựng Bách Khoa (BKC)

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa là một công ty cổ phần được thành lập vào ngày 06/12/2002 hoạt động trên lĩnh vực quy hoạch, tư vấn, thiết kế, dự toán, khảo sát địa hình, giám sát thi cơng các cơng trình xây dựng.

BKC đã cùng với Công ty Tư vấn Xây dựng Chungsuk Engineering làm tư vấn cho GS E&C thực hiện báo cáo đầu tư Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè, và hiện tại chính thức là đơn vị tư vấn cho BETON 6 thực hiện nghiên cứu tính khả thi của Dự án.

3.3. Các số liệu liên quan đến các nội dung phân tích Dự án

Để phân tích tính hiệu quả của Dự án về tài chính và kinh tế, địi hỏi cần phải có các số liệu về phí giao thơng, lưu lượng xe, chi phí vốn, vận tốc lưu thơng, chiều dài đường và thời gian vận chuyển của phương tiện. Các thơng số chính mơ hình cơ sở của Dự án được thể hiện chi tiết trong Phụ lục 4.

3.3.1. Phí giao thơng và dự báo lƣu lƣợng xe của Dự án

Phương tiện tham gia lưu thơng có nhiều chủng loại, để đồng nhất thơng số tính tốn lưu lượng xe, đề tài áp dụng đơn vị xe con quy đổi PCU, một đơn vị dùng để quy đổi các phương tiện giao thông khác nhau ra số lượng xe con. Hệ số PCU được thể hiện trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Bảng hệ số quy đổi từ xe các loại ra xe con (PCU)

Phương tiện Xe máy Xe hơi, xe khách (dưới 12 chỗ) Xe khách Xe tải 12 - 30

chỗ trên 30 chỗ dưới 2 tấn 2 - 4 tấn 4 - 10 tấn 10 - 18 tấn trên 18 tấn, Container

PCU 0,30 1,00 1,25 2,50 1,50 2,50 2,50 3,50 3,50

Nguồn: JICA (2004), Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải đô thị và nghiên cứu khả thi tại TP.HCM, Công ty xây dựng Chungsuk Engineering và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa (2006, tr.49)

3.3.1.1. Phí giao thơng

Theo Quyết định số 38/2011/QĐ-UBND và 39/2011/QĐ-UBND của UBND TP.HCM, quy định về phí giao thơng trên xa lộ Hà Nội, đường Kinh Dương Vương và Cầu Bình Triệu 2 có mức thu phí căn cứ theo Thông tư số 90/2004/TT-BTC với mức phí cho xe hơi 10.000 VNĐ/lượt, tương ứng với 10.000 VNĐ/PCU/lượt.

Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè chưa có quy định cụ thể về mức phí giao thơng, nên tựa như xa lộ Hà Nội và đường Kinh Dương Vương, mức phí sẽ được áp dụng theo tinh

- 19 -

thần Thơng tư số 90/2004/TT-BTC. Mức phí giao thông áp dụng cho Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè trong mơ hình cơ sở sẽ là 10.000 VNĐ/PCU/lượt trong suốt vòng đời Dự án.

3.3.1.2. Lƣợng xe lƣu thông dự báo trên Dự án

Khi được hoạt động, Dự án sẽ tiếp nhận lượng xe chuyển lưu thông từ. Trong nội dung phân tích của đề tài, lượng xe lưu thơng trên Dự án sẽ sử dụng kết quả dự báo của GS E&C ứng với các mức phí giao thơng 10.000, 15.000 và 20.000 VNĐ/PCU/lượt. Lượng xe dự báo lưu thông trên Dự án chính là lượng xe chuyển lưu thơng từ Tuyến đường hiện hữu lên và được thể hiện chi tiết trong Phụ lục 1.

3.3.2. Chi phí vốn CĐT

Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2011 của Cơng ty Cổ phần BETON 6 trình bày rõ chi phí vốn CĐT là 11,1% năm 2011 và 20,7% năm 2010. Tình hình kinh doanh của BETON 6 khơng được tốt lắm khi chi phí vốn năm 2011 thấp hơn nhiều so với năm 2010, nhưng BETON 6 kỳ vọng sẽ có được suất sinh lợi cao hơn khi tham gia Dự án. Vì vậy đề tài sẽ dùng chi phí vốn trung bình của hai năm 2010 và 2011 làm chi phí vốn CĐT cho Dự án là 15,9%.

3.3.3. Chi phí vốn Dự án (WACC)

Chi phí vốn Dự án chính là chi phí vốn bình qn trọng số được tính tốn như Phụ lục 9.

Tóm lại, Chương 3 đã trình bày các thơng số chính của Dự án bao gồm vị trí, quy mơ, mục

đích của Dự án, đồng thời cho biết thời gian, quảng đường, vận tốc lưu thông trên Dự án và Tuyến đường hiện hữu. Chương 3 cũng đã giới thiệu các bên liên quan đến Dự án, bao gồm Công ty Cổ phần BETON 6 và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách khoa. Các thông số chính dùng để phân tích được dựa trên Báo cáo của JICA, quyết định của UBND TP.HCM và của các cơng ty tư vấn Dự án. Trong đó, lượng xe quy đổi PCU được xác định dựa trên báo cáo của JICA; phí giao thơng theo Thơng tư số 90/2004/TT-BTC qua tham khảo các quyết định của UBND TP.HCM và lưu lượng xe của Dự án dựa vào kết quả phân tích trong nghiên cứu khả thi Dự án năm 2008 của GS E&C.

- 20 -

Chƣơng 4

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

Chương 4 giới thiệu về các thông số vĩ mô, cơ sở xác định chi phí, doanh thu, kế hoạch vay vốn, trả lãi của Dự án trong mơ hình cơ sở. Từ đó, sẽ tính tốn phân tích tài chính trên quan điểm TĐT, CĐT để đưa ra kết kết luận.

4.1. Lập biểu đồ dòng tiền tệ

Để minh họa rõ hơn kết quả phân tích tài chính của Dự án, đề tài tiến hành lập biểu đồ dòng tiền tệ.

4.1.1. Đơn vị tiền tệ và lạm phát

Dự án sử dụng nguồn vốn vay được tính theo đơn vị USD, nhưng sau đó chuyển nhất quán về VNĐ. Đề tài phân tích dựa trên giá danh nghĩa nhằm phản ánh chính xác trượt giá do lạm phát.

4.1.1.1. Lạm phát USD

Các thông số lạm phát USD từ năm 2006 - 2016 được lấy từ tài liệu “IMF country report No.11/201, July/2011”. Trên cơ sở dự báo của IMF, đề tài giả định lạm phát USD từ 2017 đến hết dòng đời Dự án (năm 2046) ổn định ở mức 2%/năm. Chi tiết lạm phát USD được trình bày trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỉ lệ lạm phát USD

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017-

Lạm phát USD (%) 3,20 2,90 3,80 -0,30 1,60 2,80 1,60 1,50 1,70 1,80 1,90 2,00

Nguồn: IMF (2011), “IMF Country Report No. 11/201”, The United States: 2011 Article IV consultation

4.1.1.2. Lạm phát VNĐ

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, lạm phát VNĐ năm 2005 là 8,4%, năm 2011 là 18,13%. Lạm phát VNĐ từ năm 2006 - 2010 được lấy từ tài liệu “IMF Country Report No. 10/281, 09/2010” của IMF. Trong đó, IMF đề cập lạm phát VNĐ giảm dần từ năm 2012 xuống 5% năm 2015, ổn định đến năm 2020 và sau đó sẽ giảm, đề tài giả định lạm phát VNĐ từ năm 2012 đến năm 2015 giảm theo tỷ lệ như nhau và sẽ ổn định ở mức 5% từ năm 2015 đến hết vòng đời Dự án (năm 2046). Chi tiết lạm phát VNĐ được thể hiện trong Bảng 4.2.

- 21 -

Bảng 4.2. Tỉ lệ lạm phát VNĐ

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015-

Lạm phát VNĐ (%) 8,40 7,50 8,30 23,10 6,70 10,40 18,13 14,85 11,57 8,28 5,00

Nguồn: IMF (2010), “IMF Country Report No. 10/281”, Vietnam: Debt Sustainability Analysis 2010

4.1.1.3. Tỉ giá hối đoái VNĐ/USD

Tỉ giá hối đoái VNĐ/USD năm 2012 được lấy theo thông số bán ra của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 11/04/2012 là 20.82012. Tỉ giá kỳ vọng danh nghĩa các năm sau được tính dựa vào lạm phát VNĐ và USD như được thể hiện trong Phụ lục 6.

4.1.2. Các cơ sở xác định chi phí đầu tƣ Dự án

Để thực hiện được Dự án cần phải có chi phí đầu tư, và trong q trình khai thác địi hỏi phải có chi phí vận hành Dự án hàng năm cùng các loại thuế.

4.1.2.1. Chi phí đầu tƣ Dự án

Tổng đầu tư Dự án được Công ty CP. Tư vấn Xây dựng Bách Khoa trình Sở GTVT TP.HCM năm 2011 là 12.996,74 tỉ VNĐ khi không xét đến trượt giá trong thời gian xây dựng.13

Trong đó, chi phí xây dựng sau thuế 8.214,26 tỉ VNĐ, chi phí cho QLDA và chi phí khác 1.232,14 tỉ VNĐ, chi phí đền bù giải tỏa 2.368,82 tỉ VNĐ, và chi phí dự phịng 1.181,52 tỉ VNĐ. Tuy nhiên dự kiến đến đầu năm 2013, Dự án mới chính thức được triển khai xây dựng, nên tổng đầu tư phải điều chỉnh theo lạm phát. Mức tổng đầu tư mới năm 2012 là 14.926,43 tỉ VNĐ như được thể hiện trong Phụ lục 2. Hơn nữa, mức đầu tư này đã được ơng Cường, Phó giám

đốc Sở GTVT TP.HCM báo cáo với UBND TP.HCM ngày 5/6/201214

. Tổng mức đầu tư có xét đến lạm phát trong thời gian xây dựng tăng lên 18.201,41 tỉ VNĐ như được trình bày ở

12Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2012), “Thông báo tỉ giá mua bán đồng VN với một số ngoại tệ”, Ngân hàng

nhà nước Việt Nam, truy cập ngày 11/04/2012 tại địa chỉ:

http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwMLx2BjA 09_Z29LA3dvIxNfA_2CbEdFAKa5Uqk!/

13 Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa (2011, tr.102), “Chương 3”, Tập hồ sơ đề xuất dự án Đường

trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè, BETON 6

14

Tá Lâm (2012), “ TP HCM chi 56.000 tỷ đồng xây 4 tuyến đường trên cao”, VnExpress truy cập ngày 7/6/2012 tại địa chỉ: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/06/tp-hcm-chi-56-000-ty-dong-xay-4-tuyen-duong-tren-cao/

- 22 -

Phụ lục 3. Ngoài ra, mặt bằng xây dựng và chi phí thuê đất xây dựng được chính quyền TP.HCM hỗ trợ.

Dự án được ấn định xây dựng trong 4 năm, thời gian xây dựng dự kiến từ đầu năm 2013 đến hết năm 2016. Ngân lưu đầu tư được phân bổ trong thời gian xây dựng theo kế hoạch trong Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Bảng phân bổ vốn đầu tư xây dựng Dự án

Năm

Hạng mục 2013 2014 2015 2016

Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng 15% 30% 40% 15%

Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư QLDA và chi phí khác 40% 20% 20% 20%

Kế hoạch phân bổ chi phí đền bù, giải tỏa 47% 53%

Nguồn: Công ty xây dựng Chungsuk Engineering (2008), “Phụ lục 3-5”, Báo cáo nghiên cứu khả thi cơng trình Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè, GS E&C

4.1.2.2. Chi phí vận hành Dự án hàng năm

Trong thời gian khai thác Dự án, BETON 6 cần phải có đội ngũ quản lý, vận hành thu phí, bảo dưỡng, sửa chữa thường niên và duy tu nhằm đảm bảo chất lượng của Dự án. Tất cả các chi phí hàng năm cho những hoạt động trên từ đây được gọi là Chi phí vận hành Dự án hàng năm. Chi phí vận hành Dự án hàng năm được trình bày cụ thể trong Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Chi phí vận hành Dự án hàng năm (tỉ VNĐ) Năm 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Chi phí vận hành Dự án 31,40 33,92 40,93 37,08 38,02 46,35 Năm 2023 2024 2025 2026 2027 2028 Chi phí vận hành Dự án 54,69 89,57 51,20 60,70 46,70 70,41 Năm 2029 2030 2031 2032 2033 2034 Chi phí vận hành Dự án 49,90 68,97 107,32 114,35 56,46 95,21 Năm 2035 2036 2037 2038 2039 2040 Chi phí vận hành Dự án 60,06 188,57 94,11 122,94 82,98 156,61 Năm 2041 2042 2043 2044 2045 2046 Chi phí vận hành Dự án 82,64 75,22 89,04 131,49 81,27 194,57

Nguồn: Công ty xây dựng Chungsuk Engineering (2008, tr.15), “Chương 13”, Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè, GS E&C

- 23 -

4.1.2.3. Thuế và ƣu đãi

Theo Điều 14 và 16 của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 “đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa khơng q chín năm tiếp theo” và “thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm”. Vì Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè là dự án hạ tầng trọng điểm đặc biệt quan trọng của TP.HCM cũng như của Việt Nam, nên thuế TNDN được áp dụng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí đường trên cao nhiêu lộc thị nghè (Trang 26 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)