Thực trạng tài nguyên về văn hoá và truyền thống trong phát triển du lịch ở Phú Quốc

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang trong hội nhập quốc tế (Trang 47 - 50)

15 Bãi Giếng Đa Long

2.1.2. Thực trạng tài nguyên về văn hoá và truyền thống trong phát triển du lịch ở Phú Quốc

Phú Quốc là mảnh đất có lịch sử kiên cường bất khuất trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vì vậy hiện nay trên Phú Quốc có nhiều di tích lịch sử - văn hố, lịch sử - cách mạng mà tiêu biểu là:

- Đền thờ Nguyễn Trung Trực: Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh nghĩa quân yêu nước đã chiến đấu chống thực dân Pháp vào giữa thế kỷ XIX. Ngày 21/06/1868, sau khi đốt cháy tàu Esperance của pháp trên sông Nhật Tảo ngày 11/12/1861, chiếm và làm chủ tịch thị xã Rạch Giá, ngày 21/06/1868, ông đã chỉ huy nghĩa quân rút về Hịn Chơng rồi vượt biển ra đảo Phú Quốc cố thủ. Trên đảo, Nguyễn Trung Trực đã xây dựng căn cứ nghĩa quân trong rừng bên cạnh Cửa Cạn để chiến đấu với giặc Pháp và sau đó đã bị sa vào tay chúng. Ngày 27/10/1868, sau khi không thuyết phục được ông, giặc Pháp đã hành quyết ông tại Rạch Giá.

Để tưởng nhớ người anh hùng, nhân dân trên đảo đã xây dựng đền thờ Nguyễn Trung Trực tại xã Gành Dầu.

- Nhà lao Cây Dừa (nhà tù Phú Quốc): Nằm trên phía Nam đảo cách trung tâm thị trấn An Thới khoảng 2km. Đây là trại giam được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên diện tích gần 20 ha có tên gọi là “Căng Cây Dừa”. Năm 1956, Mỹ- Diệm cho sửa sang lại và lập thêm “Trại Huấn Chính Cây Dừa” và năm 1967 thành trại giam tù binh. Đây là trại giam lớn nhất của chính quyền Sài Gịn, có những thời điểm đã giam giữ gần 40.000 tù binh. Nơi đây đã có gần 4.000 chiến sĩ cách mạng hy sinh dưới sự đàn áp của Mỹ- Ngụy.

Ngày 12/10/1993, nhà lao Cây Dừa (nhà tù Phú Quốc được Bộ văn hố thơng tin cơng nhận là di tích cấp quốc gia).

- Dinh Cậu: Là ngơi đền được xây dựng trên bãi đá nổi để thờ hai cậu (Cậu Tài và Cậu Quý) cai quản cửa sông (Dương Đông) phù hộ cho ngư dân khi ra khơi đánh cá. Cũng có truyền thuyết cho rằng “Cậu” là 1 vị quan có cơng lớn đối với việc xây dựng Phú Quốc nên người dân địa phương lập đền thờ tưởng nhớ.

Ngoài sự linh thiêng của đền, đây cịn là địa điểm có cảnh quan đẹp, thuận lợi để ngắm cảnh. Đặc biệt đây là nơi có hịn đá hình Rùa, một trong “Tứ Linh” theo quan niệm người Việt và ngọn hải đăng của đảo.

- Đình thần Dương Đơng: Được xây dựng vào năm 1959 để quy tụ các sắc thần của 9 ngôi làng xưa vốn tồn tại trong lịch sử phát triển đảo để thờ chung. Đình thần Dương Đơng là nơi hoạt động tín ngưỡng chung của người dân trên đảo thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, các vị hiền nhân. Đây là nơi sinh hoạt văn hoá dân gian chi phối đời sống tâm linh, tinh thần của người dân đảo Phú Quốc.

Hàng năm vào ngày 10 tháng giêng và rằm tháng 7 âm lịch, tại đình Thần nghi lễ cúng đình được tổ chức long trọng để tưởng nhớ những người có cơng trong lịch sử khai khẩn và xây dựng mảnh đất này.

- Sùng Hư Cổ Tự: Là ngôi chùa cổ nằm dưới chân núi sát trung tâm thị trấn Dương Đông với kiến trúc đặc thù của các ngôi chùa Á Đông và cảnh quan đẹp. Đây là nơi mà người dân địa phương và du khách có thể tới lễ phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây được xem là ngôi chùa vào loại lớn nhất ở Phú Quốc.

- Chùa Sư Môn: Nằm cách thị trấn Dương Đông khoảng 5km trên đường đi Hàm Ninh. Chùa có tên chữ là Hùng Long Tự, theo phái Tịnh Độ Cư Sĩ, được lập bởi nhà sư Nguyễn Kim Mn, đạo hiệu Giai Minh.

Chùa nằm ở vị trí lưng chừng núi, dưới bóng cây Kơnia 300 năm tuổi với cảnh quan đẹp. Ngồi chính điện trang nghiêm thờ tượng phật, phía trước sân chùa có bức tượng Di Lạc với các chú tiểu vây quanh rất sống động. Đặc biệt phái trước sân chính điện có một tảng đá lớn hình con hổ đang phủ phục. Với cảnh quan và kiến trúc đẹp, chùa khơng chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng mà cịn là điểm tham quan du lịch văn hố hấp dẫn.

- Hội Thánh Cao Đài: Nằm trên ngọn núi phía sau đình Thần Dương Đơng. Từ đây có thể quan sát thị trấn và dịng sơng Dương Đơng thơ mộng. Sau lưng chùa là biển cả mênh mông. Đây là điểm quan sát cảnh quan lý tưởng đối với du khách.

- Bên cạnh những di tích trên, Phú Quốc cịn có nhiều điểm di tích lịch sử- văn hố khác như: Giếng Gia Long, tảng đá Ngai Vua, mộ Hoàng Tử Cảnh, dấu giày vua Gia Long, mũi Ông Đội, lăng mộ bà tướng Lê Kim Định….có giá trị du lịch. Đó là những tài nguyên du lịch quan trọng của đảo.

Ngoài ra trên đảo Phú Quốc cịn có một số các lễ hội truyền thống có giá trị du lịch như lễ hội thờ thần nước bà Thuỷ Long Thánh Mẫu (20/11), lễ hội Dinh thờ tự bộ xương Cá Ông, lễ hội Sùng Hưng Cổ Tự (30/07), lễ hội Đình Thần An Thới và lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (27/08), v.v. Đặc biệt ở Phú Quốc lễ Đình Thần Dương Đơng được coi là ngày tết riêng của địa phương.

- Các làng nghề truyền thống cũng đóng một vai trị lớn trong việc phát triển du lịch. Phú Quốc hiện cịn một số làng chài có giá trị du lịch, tiêu biểu là Hàm Ninh, Bãi Thơm, Rạch Tràm, Gành Dầu, Cửa Cạn, Mũi Chùa, Hòn Thơm, v.v. Hiện nay Hàm Ninh là một điểm du lịch khơng thể thiếu trong các chương trình tham quan du lịch trên đảo Phú Quốc. Những làng chài khác do điều kiện tiếp cận cịn khó khăn nên khả năng khai thác phục vụ du lịch cịn hạn chế.

Ngồi các giá trị du lịch nhân văn trên, Phú Quốc còn nổi tiếng và hấp dẫn sự quan tâm của du khách bởi nước mắm Phú Quốc, hồ tiêu, rượu Sim, chó Phú Quốc. Đây là những đặc điểm rất riêng có giá trị hấp dẫn du lịch cần được chú trọng khai thác để góp phần xây dựng một hình ảnh riêng về du lịch Phú Quốc trong tương lai.

2.1.3. Thực trạng về tiềm lực dịch vụ du lịch trong phát triển du lịchbiển đảo ở Phú Quốc

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang trong hội nhập quốc tế (Trang 47 - 50)