Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang trong hội nhập quốc tế (Trang 92 - 94)

- Thứ hai, tiến hành đồng thời nhiều hình thức đầu tư (ngân sách, đầu

3.3.6. Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Tri thức con người là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt là ngành kinh doanh dịch vụ du lịch. Trình độ chun mơn của cán bộ cơng nhân viên có vai trị quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch và thu hút khách du lịch. Chính vì vậy cơng tác đào tạo nghiệp vụ chuyên môn du lịch cho nguồn nhân lực cần được coi là khâu quan trọng để phát triển du lịch Kiên Giang nói chung và Phú Quốc nói riêng. Hiện trạng, đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch Phú Quốc, Kiên Giang còn thiếu và yếu về trình độ chun mơn, kỹ năng phục vụ, đặc biệt số lao động phổ thông chiếm đa số ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nơi trực

tiếp với khách du lịch, lao động có tay nghề cao, chun gia rất ít; khơng chỉ yếu về chun mơn mà trình độ ngoại ngữ rất hạn chế. Tại các khu du lịch thì trình độ dân trí thấp, trình độ chun mơn dịch vụ hầu như khơng có đây, ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường hạn chế, đời sống và thu nhập của họ rất bấp bênh là rào cản rất lớn đối với việc phát triển du lịch trên địa bàn. Vì vậy, việc đầu tư nguồn nhân lực cho du lịch là hết sức quan trọng trong các giai đoạn tiếp theo là:

- Trước mắt thu hút lao động có trình độ cao trong các nghề kinh doanh du lịch.

- Lâu dài từng bước nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tại các khu điểm du lịch.

- Xây dựng các doanh nghiệp du lịch đủ mạnh để cạnh tranh trong thị trường du lịch trong và ngoài nước.

Đào tạo nâng cao năng lực có thể phân chia thành nhiều thành phần với các trình độ khác nhau thậm chí tập trung đào tạo nghề và ngoại ngữ nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng căn bản về du lịch cho lao động gián tiếp và người dân trong vùng có tham gia hoạt động du lịch.

Các giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cụ thể sau:

- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại Sở văn hoá thể thao và du lịch, các phòng thuộc thị xã, thị trấn và huyện. Bồi dưỡng nghiệp vụ các cán bộ đương nhiệm kết hợp có chính sách ưu đãi tuyển dụng cán bộ trẻ có năng lực làm nguồn cho cơng tác quản lý và hoạch định chính sách.

- Đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển trường nghiệp vụ du lịch trên địa bàn trực tiếp hay liên kết đào tạo.

- Có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tự đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên thông qua các giải pháp ưu đãi về thuế.

- Mở các lớp tập huấn cho cộng đồng về kiến thức nghiệp vụ du lịch, bảo vệ tài nguyên.

- Xây dựng chính sách thu hút nhân lực có chất lượng cao cho ngành. - Tranh thủ sự hỗ trợ từ các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của tổng cục du lịch cũng như các tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch.

Du lịch Phú Quốc phát triển sẽ cần một lực lượng lao động lớn với chất lượng ngày càng cao.

Do đó cần phải có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với người lao động có trình độ là một thành phần hết sức quan trọng trong quá trình phát triển bất kỳ thành phần kinh tế nào đó là người lao động. Nhằm đảm bảo hiệu quả của chiến lược phát triển du lịch Phú Quốc tương xứng là đảo du lịch cần có một đội ngũ du lịch trong ngành có trình độ quản lý và nghiệp vụ cao. Trong điều kiện cịn nhiều khó khăn đối với cuộc sống trên đảo, để có thể thu hút được lực lượng lao động chất lượng cao giàu kinh nghiệm cho phát triển du lịch ở Phú Quốc, cần phải có một cơ chế thích hợp về chế độ đãi ngộ, chế độ tiền lương thoã đáng đối với từng trình độ, tuỳ từng cơng việc và thời gian làm việc tại đây.

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang trong hội nhập quốc tế (Trang 92 - 94)