Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang trong hội nhập quốc tế (Trang 28 - 30)

Thái Lan là đất nước có nguồn thu từ du lịch khá cao. Nguồn thu từ du lịch chiếm 6% tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan, thu 7 tỷ USD mỗi năm và là chỗ dựa cứu nguy thời khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 - 1998. Các địa danh như Bangkok, Patayat, Chiang Mai, Phuket,… ngày nay đã trở nên hết sức quen thuộc với du khách toàn cầu, kể cả những du khách phương Tây kỹ tính.

Có được điều đó là nhờ người Thái có cả một ngành công nghiệp du lịch với chiến lược mạch lạc, với những hoạt động quảng bá mang tính chuyên nghiệp rất cao và họ hiểu rõ phương châm “muốn thu hoạch phải đầu tư”.

Thực vậy, Thái Lan không ngừng áp dụng nhiều biện pháp: Cải tiến thủ tục, giảm lệ phí visa, gia tăng các loại hình dịch vụ đặc sắc, xây dựng mạng lưới shopping đa dạng, mở nhiều điểm tham quan mới bên cạnh việc trùng tu những thắng cảnh truyền thống và đáng ghi nhận là những chương trình tiếp thị tận gốc của Chính phủ. Chẳng hạn, Chính phủ Thái đang hỗ trợ phát triển những nhà hàng Thái với những quy mô khác nhau ở khắp thế giới, với khoảng 7.000 nhà hàng. Một chiến dịch như vậy đã mang hương vị Thái đến tận những người ít quan tâm tới đất nước này nhất, buộc họ phải chú ý và đi du lịch Thái Lan.

Chưa hết, các quan chức Thái luôn đặt mục tiêu tìm kiếm khách hàng thường xuyên cho ngành du lịch nước nhà. Chẳng hạn, năm 2004, chính Phó Thủ tướng Thái Lan là Somkid Jatusripitak đã dẫn một phái đoàn thương mại

đến Nhật để khai thác thị trường du lịch của nước này. Điều đặc biệt là phái đồn thương mại khơng ký kết một văn bản nào với Chính phủ Nhật mà lại ký bản ghi nhớ với 19 công ty lớn của Nhật để cam kết thực hiện việc đưa các nhân viên của các công ty này đến du lịch tại Thái Lan. Tương tự như vậy, các phái đồn các cấp của Chính phủ Thái cịn thường xun tiếp xúc với các cơng ty nước ngồi để thảo luận các cơ hội kinh doanh về du lịch.

Để thực hiện mục tiêu đưa ngành kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, cơ quan du lịch Quốc gia Thái Lan (TAT) đã xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho từng giai đoạn (5 năm). Trong các kế hoạch này, cơ quan du lịch Quốc gia Thái Lan xác định rõ nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn.

Về công tác quản lý và phát triển các điểm tài nguyên du lịch: Thái Lan có hệ thống kiểm kê tài nguyên du lịch, với các đánh giá, phân loại cụ thể. Cách phân loại chính là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hoá, dưới mỗi loại được phân loại và xếp hạng cụ thể.

Hàng năm, nằm trong công tác phát triển và bảo tồn các điểm du lịch, Cơ quan du lịch Thái Lan TAT có các dự án và kế hoạch phát triển điểm du lịch cụ thể khác nhau. Ví dụ như trong Kế hoạch du lịch 2002, Thái Lan xác định 7 điểm du lịch cần có sự đầu tư phát triển ngay để có thể đón khách vào năm 2003-2004, tám điểm du lịch có tiềm năng lớn (Chiang Mai, Bangkok, Chon Buri, Phuket, Songkhla, Nakhon Ratchasima, Kanchanaburi, Surat Thani), và những điểm du lịch mới (tại 10 tỉnh và 3 vùng sát biên giới Malaysia, Lào, và Campuchia).

Đối với các điểm du lịch, việc xác định tiềm năng được dựa trên những chỉ số: Số lượng khách du lịch (trong nước và quốc tế), tài nguyên hiện có, trang thiết bị phục vụ cho du khách như lưu trú, nhà hàng, v.v.

Trong kế hoạch phát triển và quản lý du lịch, Thái Lan cũng xác định các điểm du lịch trọng điểm để hoàn thiện nhằm phát triển các nguồn tài nguyên du lịch hoặc phát triển thành các điểm du lịch mang tính điển hình. Các hoạt động quản lý và phát triển tại các trọng điểm du lịch:

- Hợp tác với các hoạt động của chính phủ về phát triển vùng

- Tổ chức cuộc trao đổi của Uỷ ban phát triển và xúc tiến du lịch quốc gia - Thực hiện các chiến dịch bảo tồn tài nguyên, môi trường ở các vùng, điểm du lịch

- Giáo dục và đào tạo cho cư dân địa phương tham gia vào việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên du lịch, v.v...

Đặc biệt Thái Lan làm rất tốt công tác phối hợp với cộng đồng địa phương và các ngành khác cho việc phát triển du lịch và quản lý khai thác tài nguyên.

Đối với các địa phương, Cơ quan du lịch Thái lan đã xây dựng quy hoạch tổng thể, hỗ trợ về kỹ thuật, và tài chính để giúp các địa phương phát triển du lịch. Cơ quan du lịch Thái lan cịn đóng vai trị quan trọng trong việc phối hợp với các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, các tổ chức khác cùng tham gia vào lập quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch.

Để khuếch trương quảng bá hình ảnh của quốc gia, Thái lan đã có những chiến lược marketing khác nhau đối với thị trường trong nước và nước ngồi. Những chiến lược, chính sách marketing này đều hướng tới mục tiêu chung và trên quan điểm là phát triển du lịch một cách hiệu quả, bảo vệ và duy trì các nguồn tài nguyên, các giá trị văn hoá địa phương, hướng tới sự phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang trong hội nhập quốc tế (Trang 28 - 30)