Phát triển du lịch trong thúc đẩy phát triển kinh tế biển ở Phú Quốc tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005-

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang trong hội nhập quốc tế (Trang 59 - 62)

V Trung tâm Xúc tiến Thương mại DL Phú Quốc 8

2.2.2.1. Phát triển du lịch trong thúc đẩy phát triển kinh tế biển ở Phú Quốc tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005-

Phú Quốc tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005- 2011

Thứ nhất, xây dựng chiến lược biển Việt Nam, theo tinh thần nghị

biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước,… Phát triển thành cơng, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển theo cơ cấu kinh tế: Khai thác, chế biến dầu khí - Kinh tế hàng hải - Khai thác và chế biến hải sản - Du lịch biển và kinh tế hải đảo - Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển. Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm kinh tế lớn của vùng hướng mạnh ra biển. Xây dựng cụm công nghiệp Phú Quốc sản xuất nước mắm, đồ uống, hàng hoá tiêu dùng, hàng lưu niệm phục vụ du lịch. Quy hoạch hoàn chỉnh các cơ sở đóng tàu, sửa chữa, bảo trì và dịch vụ khác cho các loại tàu. Tập trung phát triển thành khu du lịch sinh thái chất lượng cao của cả nước và khu vực. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay, các tuyến đường trục chính và ven đảo. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp phát triển hệ thống cảng nước sâu, đảm bảo tiếp nhận tàu quy mô đến 2.000 hành khách và tàu vận tải hàng hố đến 30.000 DWT. Hồn chỉnh sân bay quốc tế mới tại Dương Tơ đảm bảo phục vụ máy bay B767 hoặc tương đương; các tuyến đường trục, ven đảo, quanh đảo. Xây dựng đường cáp ngầm đưa lưới diện quốc gia từ đất liền ra đảo, thử nghiệm phát điện nhờ gió, điện mặt trời. Nâng cấp nhà máy nước Dương Đông lên 10.000 m3/ngày, chuẩn bị đầu tư xây dựng hồ Suối Lớn phía Nam đảo và hồ Cửa Cạn, Rạch Cá; đến năm 2020, cơ bản xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao và trung tâm giao thương quốc tế.

Dân số Phú Quốc cũng như khu vực ĐBSCL và của cả nước sẽ tiếp tục tăng. Theo đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 Phú Quốc cần thu hút rất nhiều nhân lực để phục vụ cho công cuộc phát triển du lịch. Dự báo đến năm 2020 quy mô dân số khoảng 340.000 - 380.000 người. Trong đó dân số đơ thị khoảng 200.000 - 230.000 người, dân số nông thôn khoảng 80.000 - 90.000 người, dân số quy đổi từ khách du lịch khoảng

50.000 - 65.000 người.

Đến năm 2015 có khoảng 16.400 lao động trực tiếp và 36.100 lao động gián tiếp trong ngành du lịch và số lao động tương ứng cho năm 2020 là 36.000 và 79.200. Dự báo trong tương lai lao động sẽ tập trung nhiều vào dịch vụ du lịch, thương mại, lao động khai thác thuỷ sản giảm, chuyển dần qua dịch vụ du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.

Lượng khách du lịch đến Phú Quốc ngày càng tăng do có nhiều loại hình du lịch đã, đang và sẽ được đầu tư xây dựng ở trên và xung quanh đảo. Theo Quy hoạch du lịch đến năm 2015 thu hút 1 - 1,2 triệu khách/năm (trong đó khách quốc tế chiếm 30 - 35%), thu nhập du lịch đạt khoảng 209 triệu USD (trong đó từ khách du lịch quốc tế là 129 triệu USD, từ khách du lịch nội địa là 80 triệu USD); dự báo đến năm 2020 thu hút khoảng 2-3 triệu khách/năm (trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 35 - 40%), thu nhập du lịch đạt khoảng 771 triệu USD (trong đó từ khách du lịch quốc tế là 478 triệu USD, từ khách du lịch nội địa là 293 triệu USD).

Thứ hai, về các hoạt động thuỷ sản gắn với du lịch:

Các hoạt động thuỷ sản gắn kết với các loại hình du lịch cụ thể sẽ được hình thành và phát triển theo quy hoạch: Cung cấp thức ăn thuỷ sản tươi sống và chế biến chất lượng cao phục vụ du lịch văn hoá ẩm thực tại Phú Quốc. Du lịch trên biển bằng hình thức câu cá, câu mực trên biển, lặn xem cá tôm sống trong vùng rạn san hô. Xây dựng các cửa hàng bán đồ lưu niệm từ sản phẩm thuỷ sản (ngọc trai, trang sức từ vỏ điệp quạt) và sản phẩm bổ dưỡng từ thuỷ sản (vi cá mập, hải sâm, cá ngựa và rượu cá ngựa,…) thông qua du lịch mua sắm. Khu vực sản xuất, nuôi dưỡng các loại cá cảnh nước mặn và nước ngọt quý hiếm phục vụ tham quan và xuất khẩu cá cảnh. Thuỷ cung động vật thuỷ sản phục vụ du lịch. Hình thành các làng cá sinh thái truyền thống, thu hút khách tham quan khám phá văn hố, tìm hiểu lối sống cộng

đồng, ăn, nghỉ, tham gia đánh cá, chế biến cá, chế biến món ăn ưa thích từ cá tại nhà ngư dân.

Phát triển du lịch, tăng trưởng dân số, mức độ đô thị tạo áp lực sử dụng tài nguyên lớn và gia tăng lượng xả thải ra môi trường gây nguy cơ ô nhiễm.

Nhu cầu sử dụng thuỷ đặc sản cao trong du lịch dễ dẫn đến việc khai thác quá mức nguồn lợi hải sản, đặc biệt là nguồn lợi hải sản rạn san hô làm cạn kiệt nguồn lợi và mất cân bằng hệ sinh thái. Các hoạt động tham quan du lịch biển quá mức có thể gây tổn hại cho thảm cỏ biển, rạn san hơ là nơi có cảnh quan đẹp, nguồn lợi phong phú nhưng cũng rất nhạy cảm.

Các hệ sinh thái thảm cỏ biển, rạn san hô khu vực Phú Quốc sau một thời gian khơng được quan tâm quản lý đến nay đã có những nỗ lực bảo vệ, phục hồi. Trong tương lai sẽ hình thành các khu bảo tồn hệ sinh thái biển để bảo tồn và cải thiện môi trường sống của các loài thuỷ sản.

Thiên tai trong những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, rất khó dự đốn và phịng chống kịp thời cũng ảnh hưởng đến sản xuất, nhất là sản xuất trên biển.

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang trong hội nhập quốc tế (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w