Phát triển du lịch biểnđảo gắn với phát triển kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang trong hội nhập quốc tế (Trang 80 - 81)

V Trung tâm Xúc tiến Thương mại DL Phú Quốc 8

3.2.5. Phát triển du lịch biểnđảo gắn với phát triển kinh tế quốc tế

Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khố X đã thơng qua về Chiến lược biển Việt Nam - Một Chiến lược tổng thể về biển, bao gồm cả kinh tế, xã hội, ngoại giao, khoa học và cơng nghệ, mơi trường, an ninh quốc phịng biển và ven biển. Với mục tiêu, phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP cả nước. Chiến lược đã xác định du lịch biển và kinh tế đảo là một trong 5 đột phá về kinh tế biển, ven biển.

Một trong những nhân tố đóng góp vào sự phát triển du lịch biển trong những năm qua là công tác tuyên truyền quảng bá. Hàng năm, nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức lễ hội khai trương mùa du lịch biển. Đồng thời, các địa phương đã tích cực tham gia xúc tiến du lịch tại các hội chợ du lịch quốc tế thông qua các ấn phẩm, vật phẩm như đĩa VCD, CD Rom, mạng internet quảng bá các sản phẩm dịch vụ và tiếp thị điểm đến.

Từ phân tích thực trạng phát triển du lịch biển, du lịch biển Việt Nam vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, du

lịch biển Việt Nam chưa thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đi bằng đường biển. Nói một cách khác, Việt Nam chưa được xem là điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch tàu biển khu vực và quốc tế, chứng tỏ du lịch biển Việt Nam chưa hình thành những sản phẩm du lịch biển đặc sắc, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Cho đến nay, cả nước chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt trình độ quốc tế; tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch ảnh hướng đến mức độ hấp dẫn và thu nhập du lịch. Ngoài ra, việc đầu tư khai thác hệ thống các đảo, trước hết là đầu tư phát triển du lịch cho các đảo ven bờ còn nhiều hạn chế. Việc khai thác tài nguyên du lịch ở vùng ven biển còn thiếu bền vững do tình trạng chồng chéo trong quản lý. Biểu hiện cụ thể nhất là việc khai thác rừng ngập mặn, khai thác vật liệu xây dựng (cát biển, núi đá…), nước ngầm, thuỷ sản… làm suy giảm tài nguyên vùng ven biển, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững. Do đó trong thời gian tới để ngành du lịch của Việt Nam phát triển cần đầu tư khai thác các lợi thế, phát triển sản phẩm du lịch đa dạng đồng thời có chiến lược hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường, giúp du lịch biển đảo phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang trong hội nhập quốc tế (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w