V Trung tâm Xúc tiến Thương mại DL Phú Quốc 8
2.2.2.2. Thực trạng hội nhập du lịch biểnđảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005-
Giang thời kỳ 2005- 2011
Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 lấy phát triển kinh tế xã hội Phú Quốc theo hướng kinh tế du lịch, thương mại- dịch vụ làm chủ đạo. Theo lộ trình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tại "đảo ngọc" đến năm 2020, Phú Quốc sẽ có sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế, điện lưới quốc gia, hồn chỉnh các trục đường chính trên đảo và các hạng mục hạ tầng du lịch khác để đón được 2 triệu khách du lịch/năm. Ngoài ra Phú Quốc sẽ trở thành trung tâm giao thương quốc tế trong vùng vịnh Thái Lan.
Ðảo Phú Quốc phát triển sẽ là lợi thế cực kỳ to lớn để đưa những đảo còn lại thuộc quần đảo An Thới, Thổ Châu, Bà Lụa, Nam Du, Hải Tặc phát
triển theo. Chuỗi đảo vệ tinh trên vùng biển Kiên Giang tạo thêm sự phong phú về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, sắc thái văn hoá càng làm cho tiềm năng du lịch biển đảo thêm sức hấp dẫn.
Du lịch biển đảo là loại hình mang lại nguồn doanh thu rất lớn đã phát triển từ lâu trên thế giới và ngày càng được ưa chuộng. Kiên Giang đang cố gắng hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư, khai thác tài nguyên biển đảo xứng tầm với tiềm năng sẵn có.
Hàng loạt chương trình xúc tiến, quảng bá kêu gọi các dự án đầu tư thuê đảo phát triển du lịch ra thị trường nước ngoài đang được gấp rút triển khai. Bước đầu đã có nhiều nhà đầu tư nước ngồi cũng như các tập đồn kinh tế lớn đến khảo sát tìm hiểu vùng biển đảo của Kiên Giang để tìm kiếm cơ hội đầu tư, đặc biệt là đảo Phú Quốc.
Khai thác theo hướng phát triển bền vững khơng có nguồn tài ngun nào là vô tận. Bởi vậy điều đặc biệt quan tâm ở đây là chiến lược khai thác phát triển bền vững. Các đảo và quần đảo cần phải được chọn lựa đưa vào khai thác du lịch triệt để với nhiều loại hình hỗ trợ nhau. Ðể đưa vào khai thác du lịch thì cần phải được quy hoạch xây dựng những khu du lịch đáp ứng nhu cầu, thị hiếu du khách nhưng vẫn bảo đảm môi trường sinh thái bền vững.
Ðời sống kinh tế ngày càng cao kéo theo nhu cầu hưởng thụ văn hố, tham quan du lịch ngày càng tăng, đó chính là cơ hội để Kiên Giang khai thác ưu thế đặc biệt về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch biển.
Du lịch Kiên Giang đang tập trung đầu tư phát triển mạnh theo hướng mở rộng thị trường, đa dạng hố sản phẩm, khơng ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tính cạnh tranh của các loại hình kinh doanh du lịch. Muốn vậy phải xây dựng ngành du lịch biển trở thành ngành công nghiệp du lịch hiện đại, mang tính dân tộc độc đáo và có tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời hỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Ngày 9/12/2012, chuyến tàu khảo sát du lịch chở 167 vị khách quốc tế đầu tiên nối kết Kiên Giang (Việt Nam) - Sihanouk Ville (Campuchia) - Chanthaburi (Thái Lan) đã khởi hành tại cảng Rạch Giá, mở đầu cho chiến lược hợp tác phát triển kinh tế du lịch biển cho quốc gia. Trong năm 2008, tuyến du lịch "Con đường vịnh Thái Lan" trên biển và đường bộ ven biển sẽ được khởi động phục vụ du khách trong nước và nước ngoài. Tuyến du lịch liên quốc gia này mở ra một cánh cửa mới để Kiên Giang vững bước trên đường hội nhập kinh tế.
Một trong những vấn đề then chốt đang đặt ra cho định hướng phát triển du lịch biển đảo và ven biển Kiên Giang là phải quy hoạch đồng bộ vùng khai thác du lịch trên bờ và dưới mặt biển với các loại hình du lịch phù hợp để đưa vào khai thác, phục vụ du khách trong nước và quốc tế.
Thảm cỏ biển và các rạn san hô cần được quy hoạch chi tiết, nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch biển. Các lồi sinh vật biển q hiếm cần được đưa vào khu bảo tồn dưới lòng đại dương và quy hoạch một phần để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra các tài nguyên khác trong vùng biển Kiên Giang cần phải được nghiên cứu, bảo tồn và quy hoạch để đưa vào khai thác du lịch bền vững, có hiệu quả.