V Trung tâm Xúc tiến Thương mại DL Phú Quốc 8
3.2.1. Phương hướng chung
Chiến lược phát triển du lịch Phú Quốc là phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững cả trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, nhưng phải dựa trên những định hướng phát triển chủ yếu sau:
Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trường bền vững: Phát triển du lịch phải gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái... để đảm bảo cho việc phát triển bền vững.
Phát triển du lịch văn hoá, lễ hội truyền thống: Phát triển du lịch phải dựa trên nguyên tắc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hố nhân loại, tránh du nhập những văn hoá độc hại...
Phú Quốc là địa phương có nhiều tiềm năng có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch, chính vì vậy trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020 tầm nhìn đến 2030 Phú Quốc được xác định là trọng điểm du lịch của tỉnh và khu vực, đồng thời ngành du lịch dịch vụ được chú trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu của thế kỷ 21, xứng đáng với tiềm năng to lớn của địa phương. Đặc biệt trong đó đã xác định vị trí và vai trị của du lịch Phú Quốc trong tổng thể
hệ thống các tuyến điểm du lịch, các sản phẩm du lịch của Kiên Giang, của Trung tâm du lịch TP. HCM và vùng phụ cận cũng như của cả vùng ĐBSCL. Do vậy, phát triển mạnh ngành du lịch Phú Quốc một mặt sẽ góp phần tích cực vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, đồng thời góp phần phát triển ngành du lịch của cả Kiên Giang, vùng TP. HCM và khu vực phụ cận. Đặc biệt phát triển du lịch sẽ tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận không nhỏ người dân sống ở khu vực nơng thơn, hiện cịn nhiều khó khăn, góp phần vào chính sách xố đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
Phát triển mạnh ngành du lịch huyện Phú Quốc nhằm: Góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn với vai trò là ngành kinh tế động lực quan trọng của huyện; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện; góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách của địa phương. Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt ở khu vực nơng thơn- nơi có tiềm năng phát triển du lịch nhưng phần lớn dân cư sống trong nông nghiệp và khai thác thuỷ sản như hiện nay; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí, góp phần xố đói giảm nghèo. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế. Đồng thời phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tơn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hố, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trường v.v...