Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang trong hội nhập quốc tế (Trang 94 - 100)

- Thứ hai, tiến hành đồng thời nhiều hình thức đầu tư (ngân sách, đầu

3.3.7. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch

sự phát triển bền vững của du lịch

Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề tài ngun - mơi trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành du lịch Phú Quốc, nơi mà tài ngun - mơi trường được xem là yếu tố sống cịn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. Thực trạng môi trường du lịch ở Phú Quốc hiện nay khá lý tưởng, chưa có những vấn đề nghiêm trọng, song từng lúc, từng nơi đã có sự suy thối tài ngun và ô nhiễm môi trường gây những tác động tiêu cực đến các hoạt động phát triển du lịch. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thối tài ngun và ơ nhiễm mơi trường; đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch Phú Quốc cần thiết phải xem xét một số giải pháp cơ bản sau:

Về quy hoạch: Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế trên địa bàn huyện, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thối mơi trường, cần thiết phải xây dựng quy hoạch tổng thể với đầy đủ ý nghĩa của nó trên quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất những tiềm năng về tài nguyên, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đều phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực. Đây sẽ là một giải pháp tương đối tồn diện và có hiệu quả nếu như việc xây dựng quy hoạch được tiến hành nghiêm túc, bài bản cũng như việc tổ chức thực hiện quy hoạch được đảm bảo.

Về luật pháp và chính sách: Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ mơi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường của Nhà nước. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các điều khoản của Luật và căn cứ vào các đặc thù của địa phương, cần thiết phải xây dựng hệ thống các quy định và chính sách cụ thể, đặc biệt là các quy định về chế tài. Mọi hành vi vi phạm các điều khoản đã được quy định đều phải được xử lý hành chính và có các hình phạt tương ứng từ phạt kinh tế đến truy tố trước pháp luật đối với những hành động phá hoại tài nguyên - môi trường nghiêm trọng.

Cần nghiêm túc thực hiện quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Tuy nhiên giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu như thiết lập được hệ thống quản lý và kiểm soát sự biến động môi trường dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Cần phải xây dựng đề án bảo vệ môi trường cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó có du lịch.

Về tuyên truyền: Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng như đài báo, truyền hình,…làm chuyển biến

từ trong nhận thức đến hành động của người dân, của khách du lịch đối với sự phát triển bền vững của môi trường.

KẾT LUẬN

Hoạt động du lịch ngày nay đang được phát triển một cách mạnh mẽ, đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng với hiệu quả kinh tế cao, được gọi là “ngành xuất khẩu vơ hình”, ngành “cơng nghiệp khơng khói”, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần đáng kể vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Song ngành du lịch cịn là ngành kinh tế tổng hợp, khơng thể tự thân phát triển đơn điệu trong nền kinh tế, nên cần có sự phối kết hợp đồng bộ của các ngành kinh tế khác.

Trong công cuộc đổi mới của Đảng ta, đặc biệt là đường lối đối ngoại mở cửa đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi to lớn cho ngành du lịch phát triển khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, việc bình thường hố quan hệ với Mỹ, ký kết hiệp định khung với Liên minh Châu Âu, là thành viên tổ chức APEC, tổ chức thương mại thế giới WTO. Đồng thời cũng đặt ra những thách thức khi du lịch Việt Nam hội nhập bình đẳng với các nước trong khu vực và thế giới, đó là đổi mới cơng tác tổ chức, quản lý; đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch, bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển bền vững, đi đơi với việc giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một thế giới hồ bình - hợp tác và cùng phát triển.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Là một tỉnh trong vùng trọng điểm, phát triển kinh tế đảm bảo an sinh xã hội.

Phú Quốc là huyện thuộc tỉnh Kiên Giang - nơi có vị trí đắc địa, gần các đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và quốc tế. Lợi thế hàng đầu

của Phú Quốc là cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ và sự đa dạng về khí hậu và sinh học của dãy núi Hàm Ninh, Phú Quốc, là nơi tập trung nguồn tài nguyên du lịch đa dạng như rừng, biển, sơng, suối, núi, trong đó đặc biệt nhất là biển và rừng, cùng với những dấu tích lịch sử vẻ vang của dân tộc, nét văn hoá truyền thống đặc sắc của con người trên mảnh đất này đã tạo nên thế mạnh phát triển du lịch toàn diện cho Phú Quốc.

Trong những năm qua, kinh tế biển nói chung và du lịch biển nói riêng đã trở thành một trong những hướng chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Huyện và của đất nước. Du lịch Phú Quốc đã có bước phát triển với tốc độ nhanh thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản về khách du lịch, sơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, doanh thu từ du lịch.

Tuy nhiên bên cạnh những chuyển biến tích cực du lịch Phú Quốc cũng xuất hiện nhiều hạn chế trong quá trình phát triển, thể hiện ở những khía cạnh sau: Việc đầu tư, quản lý và liên kết phát triển du lịch biển đảo cịn gặp nhiều khó khăn, quản lý và khai thác chồng chéo.

Khai thác tài nguyên manh mún, mạnh ai người đó làm, khơng dựa trên chiến lược khai thác tổng thể trên phạm vi vùng miền, sự phối hợp giữa các ban ngành trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cho du lịch còn nhiều bất cập, vấn đề hiện nay là quy trình khai thác đã gây ra nhiều hậu quả môi trường và nguy cơ phát triển thiếu bền vững. Vấn đề lớn hiện nay là việc phân định rõ ràng trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý, khai thác và tôn tạo tài ngun du lịch thơng qua một mơ hình tổ chức quản lý thống nhất.

Mơi trường du lịch tự nhiên của Phú Quốc có dấu hiệu bị ơ nhiễm do chất thải sinh hoạt của dân cư và khách du lịch.

Hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ nên cũng gây ra nhiều hạn chế đối với việc khai thác không gian và tuyến, điểm du lịch.

Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn chưa phong phú và đa dạng, chưa thật sự phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của du khách. Nguyên nhân là chưa có những nghiên cứu khoa học để tìm ra q trình và phương pháp để sáng tạo ra sản phẩm du lịch một cách bài bản. Mặt khác việc đầu tư khai thác tài nguyên dàn trải và khơng có trọng điểm, khơng tạo ra được sản phẩm du lịch có chất lượng cao có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Hệ thống cơ sở lưu trú đã tương đối nhưng tính chất thiết kế chưa độc đáo, nhiều khu du lịch, resort cịn sao chép hình ảnh của nhau tạo nên sự nhàm chán cho không gian du lịch.

Các dịch vụ bổ sung như: Các khu vui chơi, giải trí, thể thao, cửa hàng bán hàng lưu niệm, khu mua sắm… chưa hấp dẫn du khách, còn nghèo nàn về sản phẩm chưa mang lại doanh thu cao cho ngành du lịch.

Phương tiện vận chuyển khách du lịch còn hạn chế, nhất là phương tiện vận chuyển bằng đường không và bằng đường thuỷ, hạn chế cả về chất lượng lẫn số lượng.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch cịn gặp nhiều khó khăn, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về du lịch. Tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch chưa tương xứng với chức năng nhiệm vụ. Nhiều nội dung quản lý Nhà nước về du lịch cịn bng lỏng và kém hiệu quả trong công tác như: tổ chức, tham gia thẩm định các dự án đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, công tác quy hoạch, kiến trúc, công tác giám sát quy hoạch; công tác bảo vệ, quản lý tài nguyên du lịch; bảo vệ môi trường, an tồn vệ sinh thực phẩm; cơng tác bảo đảm an ninh quốc gia.

Phú Quốc có vị trí thuận lợi, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, nếu biết khai thác và sử dụng tốt mọi nguồn lực, có cơ chế quản lý, cách thức quản lý khoa học, chắc chắn du lịch Phú Quốc sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời sớm trở thành trọng

điểm du lịch của tỉnh và khu vực, đáp ứng kỳ vọng của Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh khi thành lập đặc khu Phú Quốc.

Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch là vấn đề khá phức tạp, bởi chính du lịch khơng phải chỉ là hoạt động kinh tế đơn thuần. Song tác giả cố gắng trình bày khái quát và hệ thống lại những cơ sở lý luận cơ bản về du lịch biển đảo, sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch biển đảo, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch, những kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương có nét tương đồng. Trên cơ sở hệ thống lý luận, kết quả khảo sát và phân tích thực trạng khai thác tiềm năng và kết quả hoạt động của du lịch Phú Quốc, tác giả đã nêu lên những thành cơng, những điểm cịn hạn chế yếu kém và chỉ ra xu hướng vận động, phát triển của du lịch Phú Quốc.

Với mong muốn được nghiên cứu có hệ thống và sâu hơn về du lịch để có cơ hội đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là phát triển ngành du lịch, một ngành có thế mạnh mà ít địa phương trong khu vực có được, tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn từ góc độ kinh tế chính trị để tìm ra những vấn đề có tính quy luật của quá trình vận động và phát triển của một ngành kinh tế. Thông qua phát triển du lịch biển đảo ngồi mục đích kinh tế cịn có ý nghĩa rất lớn trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo và vùng đặc quyền kinh tế trên vùng biển, hải đảo của nước ta, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo là vấn đề nóng bỏng trong khu vực và thế giới. Do trình độ có hạn, hệ thống thơng tin cơ sở còn thiếu nên chắc chắn luận văn sẽ cịn nhiều hạn chế và thiếu sót, kính mong được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các nhà khoa học trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang trong hội nhập quốc tế (Trang 94 - 100)