L ỜI CẢ MƠ N
3.3. Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh giai đoạn từn ăm 2013 đến
2013 đến năm 2015
3.3.1. Nhóm giải pháp về quản trị sản xuất
3.3.1.1. Quản trị nguồn cung ứng nguyên vật liệu
Thời gian qua do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, giá nguyên vật liệu lên xuống thất thường kèm theo tỷ giá ngoại tệ tăng cao không những đã ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh mà còn làm giảm hiệu quả hoạt động của Công ty. Bởi vì, vật liệu chiếm đến 80% giá thành sản phẩm của đơn vị. Công tác nghiệm thu, thu vốn còn chậm dẫn đến việc quay vòng vốn chậm ảnh hưởng đến việc trả tiền vật liệu. Giải pháp đưa ra là: Với số lượng các nhà cung cấp vật liệu sắt thép, Xi măng tương đối nhiều, để hạ giá thành sản phẩm có thể thương thảo với nhà cung cấp mua nguyên vật liệu với giá rẻ nhất. Mặt khác, Công ty Cổ phần Sông Đà 5 cần xây dựng kế hoạch ngân quỹ sát với thực tế để có kế hoạch mua nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất. Xây dựng kế hoạch ngân quỹ phải bắt đầu từ xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu phù hợp.
3.3.1.2. Quản trị sản xuất
Cạnh tranh bằng chi phí thấp (dẫn đầu về chi phí) tức là tối ưu hóa chi phí sản xuất. Do định mức nguyên vật liệu không thể giảm nhiều mà chỉ tiết kiệm tổn thất do tối ưu hao hụt định mức và giảm thiểu sản phẩm sai hỏng
nhờ vào quản trị hệ thống. Tối ưu hóa chủ yếu do quản trị năng suất nhằm giảm chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm. Điều này quyết định rất lớn về tính cạnh tranh và khả năng thắng thầu.
Bảng 3. 5: Tổng hợp chi phí sản xuất thi công 1m3 bê tông
Stt Chỉ tiêu Giá thành/1ĐVSP
(VNĐ) Tỷ lệ (%)
1
Chi phí Vật liệu (Đá, cát, phụ
gia) 1.214.000 80,88
2 Chi phí nhân công 230.000 2,79
3 Chi phí Máy (điện+khấu hao) 42.000 15,32
4 Chi phí khác (1%) 14.860 0,99
Cộng 1.500.860 100
(Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch Công ty Cổ phần Sông Đà 5)
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất thi công 1m3 bê tông theo thực tế tại Công ty Cổ phần Sông Đà 5 cho thấy cơ cấu chi phí vật liệu (vật liệu chính và vật liệu phụ) chiếm tỷ trọng đến 80,88% trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Chính vì vậy các giải pháp tối ưu hóa chi phí sẽ tập trung vào tối ưu hóa chi phí nguyên vật liệu
3.3.1.3. Chiết giảm hao hụt định mức nguyên vật liệu từ 2% xuống 1%
Chi phí nguyên vật liệu bao gồm: Chi phí vật liệu chính (sắt, thép…) và chi phí vật liệu phụ (que hàn…). Theo quy định của Nhà nước đối với vật liệu dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm kết cấu thép thì tỷ lệ hao hụt định mức là 2% cho các nguyên vật liệu. Tại Công ty, thực hiện giảm tỷ lệ hao hụt xuống 0.8% -:- 1,0% nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bằng các biện pháp quản lý giám sát nghiêm ngặt đối với công tác sản xuất vữa bê tông theo quy trình từ khi nạp cốt liệu cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng thì được phép hao
hụt 5%. Do đó Công ty cần phải bảo dưỡng thiết bị trạm trộn, xe vận chuyển, chuẩn bị mặt bằng tốt để hạn chế hao hụt trong khâu sản xuất vữa bê tông xuống 3% có nghĩa là tiết kiệm được 2% tỷ lệ hao hụt.
3.3.1.4. Chiết giảm chi phí nhân công từ 7% xuống 5%
Tổ chức sản xuất hợp lý thông qua việc bố trí mặt bằng sản xuất, địa điểm đặt máy móc thiết bị, tổ hợp dây chuyền. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị vật liệu, mặt bằng để nhân công không bị lãng phí, giảm thiểu công việc phát sinh không hợp lý trong sản xuất (VD: Lắp đặt ván khuôn bê tông cần 4 người theo định mức nhà nước nhưng có thể giám xuống được 3 người mà vẫn đảm bảo quy trình kỹ thuật). Từ tiết giảm chi phí nhân công sẽ tăng năng suất lao động, số lượng sản phẩm tăng lên trong 1 quãng thời gian nhất định làm giảm chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm.
3.3.1.5. Giải pháp sử dụng công nghệ mới
Công ty cần tìm tòi nghiên cứu những giải pháp công nghệ thi công mới, dựa trên những gì mình có để tăng năng suất lao động. Trong những năm vừa qua, tập thể Lãnh đạo Công ty đã rất quan tâm đến giải pháp này trong việc giảm chi phí, tăng năng suất lao động. Những ai đã có mặt tại Công trường thuỷ điện Tuyên Quang và thuỷ điện Sơn La thì đều biết Công ty Cổ phần Sông Đà 5 đã có những giải pháp công nghệ thi công rất mới tận dụng những thiết bị, con người sẵn có của mình như: giải pháp thi công bê tông bản mặt, giải pháp sản xuất máy uốn tấm đồng, máy trộn bitum, thiết bị đổ bê tông bằng băng tải thò thụt…vv. Những giải pháp này đã tiết kiệm chi phí hàng chục tỷđồng cho Công ty giai đoạn vừa qua.
3.3.2. Nhóm giải pháp quản trị Marketing
3.3.2.1. Chính sách khuếch trương quảng bá thương hiệu 1. Thâm nhập thị trường
Công ty Cổ phần Sông Đà 5 thực hiện chính sách Marketing hỗn hợp (với những chiến dịch quảng cáo mới, khuyếch trương Công ty; nhân rộng và tăng cường mạng lưới tiêu thụ;…vv) nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng, mở rộng thị phần, thu hút các khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
2. Phát triển sản phẩm
Các sản phẩm hiện tại của Công ty Cổ phần Sông Đà 5 luôn được hoàn thiện với chất lượng tốt nhất bằng tay nghề nâng cao của công nhân viên và áp dụng công nghệ hiện đại. Công ty thực hiện nghiên cứu các kỹ thuật mới nâng cao chất lượng và tiến độ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu cho khách hàng.
3. Đa dạng hoá sản phẩm
Hiện nay sản phẩm chính của Công ty là sản xuất và thi công bê tông các công trình thuỷ điện, Công ty, trên cơ sở nguồn lực sẵn có của mình đa dang hoá các sản phẩm mới như: thi công giao thông, hạ tầng, thi công các công trình dân dụng, đầu tư bất động sản và các dự án thuỷ điện.
3.3.2.2.Quá trình triển khai thực hiện chính sách Marketing 1. Chăm sóc khách hàng
Kể từ khi thành lập cho đến nay sản xuất và thi công bê tông là một trong những lĩnh vực kinh doanh truyền thống của Công ty Cổ phần Sông Đà 5. Đây được coi là thế mạnh sẵn có của Công ty trong suốt thời gian hoạt động. Với tư cách là nhà thầu chính cùng với các chủ đầu tư là những khách hàng truyền thống (như Tổng công ty Sông Đà, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban quản lý dự án Sơn La và một số cơ quan có liên quan khác…vv), Công ty Cổ phần Sông Đà 5 luôn được các Chủ đầu tư đánh giá là đơn vị thi công bê tông thuỷ công đạt chất lượng tiến độ công trình.
Đặc biệt với dây chuyền sản xuất bê tông đầm lăn, Công ty đã sản xuất và thi công bê tông đầm lăn trong 8 tháng đạt 1.000.000m3, đây là một kỳ tích và Công ty được Tư vấn giám sát nước ngoài, Chủ đầu tư hết lòng khen ngợi.
2. Phát triển sản phẩm
Với các thế mạnh vốn có trong lĩnh vực sản xuất và thi công bê tông, Công ty Cổ phần Sông Đà 5 đã và đang tiếp tục phát huy mở rộng thị trường trong các lĩnh vực này. Bên cạnh việc tập trung hoàn thiện chất lượng sản phẩm hiện có, tạo dựng uy tín trên thị trường, Công ty cũng cần có những chính sách tiếp thịđấu thầu cụ thể, các dự án sau trong thời gian tới:
+ Các dự án thuỷ điện tại nước bạn Lào và Campuchia liên quan đến sản xuất và thi công bê tông đầm lăn (đây là sản phẩm mà lại nguồn doanh thu lớn nhất, trong khi đó tại Việt Nam các dự án thuỷ điện tầm cỡ dùng công nghệ trên còn rất ít).
+ Các dự án về Nhiệt điện như: Nhiệt điện Quỳnh Lập 1,2; Nhiệt điện Thái Bình…vv, do Tập đoàn Dầu Khí và Tập đoàn điện lực Việt Nam làm chủđầu tư.
+ Đầu tư các dự án bất động sản tại Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận để vừa tạo công ăn việc làm trong thời gian tới, vừa mở rộng ngành nghề kinh doanh mới. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn mà Công ty cần quan tâm xem xét với nguồn lực hiện nay của mình.
Việc tiếp thị, đấu thầu quan tâm đến các dự án lớn trên phải triển khai ngay từ giai đoạn này, cần phải đưa vào nghị Quyết của Hội đồng quản trị trong chiến lược phát triển doanh nghiệp và thành lập Phòng marketting để tiếp cận các dự án trên.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi đáp ứng ngày càng cao của nhân viên…,những vấn đề này đã và đang là sức ép lớn đối với doanh nghiệp.
1. Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
Để đảm bảo có một nguồn nhân lực ổn định cho chiến lược phát triển Công ty đến năm 2015 thì Công ty Cổ phần Sông Đà 5 phải luôn trú trọng đến công tác tuyển dụng. Lựa chọn những ứng viên có kỹ năng và trình độ chuyên môn phù hợp, đào tạo để đáp ứng nhu cầu hiện tại, phát triển để chuẩn bị cho những chiến lược trong tương lai. Ngoài ra Công ty cần có nguồn nhân lực dự trữ để bù đắp cho những biến động nguồn nhân lực phát triển và đáp ứng cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo và đào tạo lại.
2. Chính sách động viên người lao động
Nếu như tuyển dụng nhằm lựa chọn những ứng viên trình độ chuyên môn phù hợp, đào tạo phát triển để trang bị cho họ những kỹ năng cần thiết phục vụ cho hiện tại và tương lai thì chính sách động viên người lao động là giải pháp để duy trì nguồn nhân lực ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Động viên người lao động được thể hiện qua các yếu tố tài chính và phi tài chính như phân phối thu nhập, chế độ khen thưởng kỷ luật và sự hài lòng với môi trường làm việc.
Thu nhập bình quân đầu người của Công ty Cổ phần Sông Đà 5 năm 2009 là 4,6 triệu đồng/người/tháng. Đây là thu nhập không thấp so với các các công ty cùng quy mô, cùng ngành nghề nhưng vẫn xảy ra tình trạng chảy máu chất xám do điều kiện làm việc ở xa. Mặt khác chế độ phân phối thu nhập chưa thực sự công bằng, chế độ khen thưởng kỷ luật chưa tương xứng hoặc không đúng đối tượngnên đã không động viên, khuyến khích người lao động
phát huy hết năng lực. Vì vậy Công ty Cổ phần Sông Đà 5 cần phải cải tiến chếđộđãi ngộ cho người lao động theo hướng sau.
1. Cải tiến tiến phân phối thu nhập cho người lao động
Vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động là giá trị của hàng hóa sức lao động mà họ đem ra trao đổi với nhà quản lý được đánh như thế nào. Vì vậy để động viên thúc đẩy người lao động làm việc thì Công ty Cổ phần Sông Đà 5 cần phải có chế độ phân phối thu nhập hợp lý, bao gồm hai khía cạnh:
- Thu nhập của người lao động phải tăng dần theo từng năm, đảm bảo bù đắp được mức độ trượt giá của hàng hóa tiêu dùng và tốc độ lạm phát trên thị trường. Mặt khác thu nhập của Công ty Cổ phần Sông Đà 5 phải cao hơn mức thu nhập trung bình của các công ty cùng quy mô, cùng ngành nghề để tránh hiện tượng chảy máu chất xám đồng thời thu hút nhân tài từ các đối thủ cạnh tranh.
- Quy chế phân phối thu nhập phải được xây dựng dựa trên tiêu chí kết quả hoàn thành công việc của người lao động, hệ số chức danh, hệ số trách nhiệm…vv. Đảm bảo công bằng để người lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự giác và phát huy hết năng lực.
2. Xây dựng chếđộ khen thưởng và kỷ luật hợp lý
Bao gồm việc khen thưởng xứng đáng cho những cá nhân, tập thể đạt thành tích cao, có những sáng kiến mang lại lợi ích cho Công ty…vv, đồng thời cũng cần phải có những kỷ luật đủ để răn đe ngăn ngừa những hành động làm phương hại đến Công ty.
3. Xây dựng môi trường làm việc tốt
Môi trường làm việc ngày càng trở lên quan trọng đối và quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của người lao động:
- Xây dựng bầu không khí làm việc thân thiện giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa các phòng ban và giữa người lao động tạo điều kiện cho mọi người vui vẻ làm việc.
- Bố trí cơ sở vật chất và phương tiện làm việc như: phòng ốc, máy móc thiết bị, bàn ghế, bảo hộ lao động…vv, phải tạo điều kiện thuận lợi cho các công tác nghiệp vụ.
- Bố trí không gian làm việc thoáng đãng, sạch sẽ, an toàn, khoa học…vv để người lao động thao tác thuận tiện nâng cao hiệu quả làm việc.
3.3.4. Nhóm giải pháp quản trị tài chính
Mặc dù có nguồn lực tài chính khó khăn nhưng Công ty Cổ phần Sông Đà 5 đã xây dựng cho mình một cơ cấu tài chính an toàn, ít chịu rủi ro tài chính nhưng vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Đây là yếu tố cốt lõi để Công ty vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế, giữ vững đà tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, Công ty cần thực hiện một số giải pháp để nâng cao năng lực tài chính như sau:
3.3.4.1. Giảm thiểu giá trị hàng tồn kho
Cần phải dự báo được nhu cầu sản xuất và những biến động của giá nguyên vật liệu trên thị trường đặc biệt là các nguyên vật liệu nhập ngoại để có kế hoạch tồn kho hợp lý, vừa đáp ứng được công tác bán hàng, vừa không để tồn kho quá lớn làm ứ đọng vốn. Đối với các hàng hoá tồn kho mất phẩm chất, không có nhu cầu sử dụng cần có kế hoạch bán hoặc thanh lý để giảm tồn kho.
3.3.4.2. Cải thiện khâu thu hồi công nợ
Để sớm thu hồi vốn thì cần phải thực hiện nhanh chóng trong khâu làm thủ tục bàn giao, nghiệm thu, làm hồ sơ thanh toán và thu hồi công nợ. Việc này cần phải làm ngay bằng cách thành lập thêm một bộ phận có thể là một
phòng với chức năng hoàn thiện hồ sơ và thu hồi vốn. Hàng tháng có kế hoạch thu vốn cụ thể, trên cơ sở đó cuối tháng căn cứ vào kế hoạch đó để chi trả lương cho bộ máy quản lý điều hành Công ty.
3.3.4.3. Cơ cấu lại nguồn vốn của Công ty
Hiện nay, vốn vay của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn. Nguồn vốn vay ngắn hạn trên tổng cơ nguồn vốn đang có xu hướng tăng nhanh. Vì vậy Công ty cần xác định mức vay vốn lưu động hợp lý. Nếu Công ty sử dụng có hiệu quả vốn vay, thời gian thu hồi vốn nhanh và có thể xác định được phương án trả vốn vay, thì việc vay vốn sẽ là đòn bẩy tài chính hiệu quả gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
3.3.4.4. Tăng vốn điều lệ của Công ty
Hiện tại, Công ty đã niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Vì vậy việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ là rất thuận lợi. Với quy mô sản xuất như hiện nay (Sản lượng hàng năm > 1.000 tỷ đồng) vốn điều lệ của Công ty phải có khoảng 150 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ sẽ giảm tỷ lệ vốn vay do đó sẽ giảm lãi suất ngân hàng, tăng lợi nhuận và giảm rủi ro trong kinh doanh. Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp Công ty có nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến dây chuyền công nghệ phù hợp với