L ỜI CẢ MƠ N
2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài
2.3.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô 1. Môi trường kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam có dấu hiệu chững lại, tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt trên dưới 5%. Thị trường khách hàng truyền thống hiện nay của Công ty Cổ phần Sông Đà 5 nói riêng và Tổng công ty Sông Đà nói chung chủ yếu là EVN, TKV, PVN với công việc chính là thi công xây dựng các công trình thuỷ điện. Sản xuất năng lượng đang được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Theo ước tính của Hội đập lớn Việt Nam, tổng công suất tiềm năng có thể khai thác từ thuỷ điện ở nước ta khoảng 18.000 đến 20.000MW. Hiện nay, thuỷ điện nước ta mới khai thác khoảng trên 20% tiềm năng. Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030.
- Lãi suất: Với lĩnh vực xây lắp các công trình thuỷ điện việc sử dụng vốn nợ của Công ty thường chiếm tỷ lệ cao trong nguồn vốn kinh doanh. Đây là đặc thù cơ bản của ngành xây lắp nói chung trong quá trình hoạt động. Chính vì thế, sự biến động lãi suất cho vay trên thị trường luôn có những tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Tại thời điểm lãi suất tăng, chi phí đi vay tăng có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty trong kỳ hoạt động. Do đó, việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán sẽ giúp Công ty tiếp cận thêm một kênh huy động vốn mới, tăng tính thanh khoản của cổ phiếu công ty. Từ đó, cơ cấu nguồn vốn của Công ty được cải thiện, nâng cao khả năng tài chính, mở rộng phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại.
- Tỷ lệ lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình của cả năm 2011 tăng 54,2% so với CPI trung bình của năm 2010, lạm phát cả năm 2011 là
18,58%. Khi chi phí đầu vào tăng lên do lạm phát thì giá bán đầu ra cũng sẽ tăng lên tương ứng. Do Công ty ký kết các hợp đồng đều có điều chỉnh giá vật liệu đầu vào nên tác động của lạm phát đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở mức độ nhất định, có khả năng kiểm soát được.
- Tỷ giá hối đoái: Các biến động của tỷ giá hối đoái luôn làm ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Bởi vì sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến giá các mặt hàng đầu vào chủ chốt như: sắt thép, xi măng, nhiên liệu…vv là những loại vật liệu chính của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Chính vậy sẽ tác động làm tăng chi phí sản xuất.
Công ty hiện nay không còn có các món vay tín dụng bằng ngoại tệ, do đó việc ảnh hưởng trực tiếp từ việc thay đổi tỷ giá không còn là trọng yếu trong chi phí kinh doanh của Công ty.
2. Môi trường khoa học công nghệ
Trong những năm qua, nền khoa học công nghệ trên thế giới và trong nước luôn phát triển mạnh mẽ. Các thế hệ máy móc mới được ra đời với những tính năng vượt trội so với các thế hệ trước. Đối với lĩnh vực xây lắp hiện nay có rất nhiều thiết bị thi công mới hiện đại như: cần trục MD900B, MD2200, xe đổ bê tông băng tải tự hành, xe chuyển trộn bê tông công nghệ mới, que hàn, cốp pha phi tiêu chuẩn. Rõ ràng môi trường khoa học công nghệ đang rất thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
3. Môi trường chính trị pháp luật
Việt Nam đang có thế mạnh nổi bật so với các nước cùng phát triển khác là có môi trường chính trị, an ninh quốc phòng ổn định, thu hút được đầu tư, phát
triển kinh tế. Việt Nam đang tạo dựng một môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng bằng cách hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, nhất là về tài chính, đất đai, lao động, đơn giản hoá thủ tục hành chính và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên hệ thống Luật đầu tư xây dựng của Việt Nam còn nhiều thay đổi đã và sẽ ảnh hưởng không nhỏđến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
An ninh năng lượng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước, Thủ tướng Chính phủđã phê duyệt Chiến lược phát Chiến lược phát triển điện Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010 và định hướng đến 2015 do Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định số 176/2004/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2004, với mục tiêu chung là ưu tiên phát triển mạnh ngành điện đểđáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế quốc dân.
4. Môi trường văn hóa xã hội
Việt Nam là một đất nước có diện tích 331.698 km2 trong đó 3/4 diện tích là các vùng đồi núi, với 54 dân tộc trong đó có 53 dân tộc là người thiểu số. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người.
Với lịch sử tồn tại và phát triển hàng ngàn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác kết hợp với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, đến những ảnh hưởng từ nước Pháp từ cuối thế kỷ 19, phương Tây từ thế kỷ 20 và thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa ở thế kỷ 21, Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh văn hóa bị mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa hiện đại khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Trụ sở chính của Công ty hiện nay được đặt tại Hà Nội, là trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. Do đó, Công ty có những thuận lợi nhất định trong việc tiếp cận các đối tác chiến lược lâu dài. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành xây
dựng công trình thủy điện là đơn vị chủ lực trong công tác sản xuất bê tông và thi công xây lắp cho các công trình thủy điện nên Công ty có các Chi nhánh, Xí nghiệp đóng tại công trường, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhưng mối quan hệ giữa cán bộ nhân viên Công ty với đồng bào bản địa và xung quanh khu vực phụ cận sinh sống luôn thân thiện và đoàn kết.
5. Môi trường toàn cầu
Sự bùng nổ và phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin, toàn cầu hóa dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới, đặc biệt là sự xuất hiện của Internet đã làm cho mối quan hệ của con người ngày càng gần gũi hơn. Cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi thông tin, sự hiểu biết lẫn nhau cùng mối quan hệ hợp tác phát triển giữa các nước, dẫn tới một nền văn minh toàn cầu. Việc toàn cầu hóa dẫn đến gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao, gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ thông tin và gia tăng trao đổi văn hóa quốc tế, các khoảng cách về công nghệ ngày càng được thu hẹp giữu các nước phát triển và các nước đang phát triển.
2.3.1.2. Phân tích ngành và cạnh tranh 1. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại
Ngành xây dựng hiện nay được đánh giá là một trong những ngành có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Trong vài năm gần đây, đã có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư máy móc công nghệ mới để thi công xây lắp các công trình thuỷ điện, nhiều Tổng công ty lớn không chuyên về xây dựng thuỷ điện như LICOGI, VINACONEX đã định hướng các công ty con tham gia vào ngành nghề này. Công ty cổ phần Sông Đà 5 trực thuộc Tổng công ty Sông Đà, một Tổng công ty được đánh giá là số 1 trong công tác thi công các công trình thuỷ điện với hơn 50 năm kinh nghiệm. Trong khi đó Công ty Cổ phần Sông Đà 5 hiện nay
được Tổng công ty Sông Đà đánh giá là một trong những đơn vị chủ lực của Tổng công ty trong công tác thi công bê tông. Với năng lực, thiết bị công nghệ hiện có của mình Công ty Cổ phần Sông Đà 5 đánh giá một số đối thủ chính có khả năng cạch tranh cao về xây lắp thuỷđiện với đơn vịđó là:
a. Công ty Cổ phần Xây dựng 47
Tiền thân của Công ty Cổ phần Xây dựng 47 là Công ty Xây dựng thủy lợi 7 được thành lập ngày 08/09/1975 theo Quyết định số 888 QĐ/TCCB của Bộ Thuỷ lợi, trên cơ sở Đội thi công cơ giới khu V, với nhiệm vụ xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp, dân sinh kinh tế cho các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên; Với nhiều thành tích đạt được năm 2000, Công ty được nhà nước phong tặng danh hiệu: Anh hùng lao động thời kỳđổi mới.
Công ty Cổ phần Xây dựng 47 hiện được coi là một nhà thầu mạnh trong công tác thi công tại Việt Nam.
Những ưu thế của Công ty Cổ phần Xây dựng 47:
- Là doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước chiếm chi phối, do vậy Công ty Cổ phần Xây dựng 47 có nhiều ưu thế trong các dự án trực thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.
- Lực lượng lao động: Đội ngũ quản lý có nghiệp vụ và kinh nghiệm tốt có thểđảm nhiệm được các dự án lớn.
- Tài chính: Năng lực tài chính tốt, doanh thu cao.
- Giá thành sản phẩm là một trong những ưu thế của Công ty trong công tác đấu thầu tìm kiếm việc làm, hiện nay đơn vịđã trúng một số dự án thuỷ điện Miền Trung như Thuỷ điện A Vương, An Khê-Knac...vv.
Điểm yếu của Xây dựng 47:
- Thiết bị máy móc thi công của Công ty còn lạc hậu, đa số là các thiết bị cũ sử dụng từ năm 1994.
xây dựng Việt Nam.
Với ưu thế về hạ giá thành sản phẩm, Công ty Cổ phần Xây dựng 47 là một trong những đối thủ lớn của Công ty Cổ phần Sông Đà 5 trên thị trường xây dựng hiện nay.
b. Công ty Cổ phần Licogi 13
Công ty Cổ phần Licogi 13 được hình thành và phát triển từ cái nôi của Liên hiệp các Xí nghiệp thi công cơ giới trước đây. Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (LICOGI) ngày nay, chuyên thi công các công trình nền móng, hạ tầng, các công trình dân dụng và công nghiệp. Gần 50 năm qua, trải qua rất nhiều thăng trầm, thử thách, Công ty cổ phần Licogi 13 đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua từng thời kỳ, hiện nay Công ty Cổ phần Licogi 13có khoảng 700 Cán bộ công nhân viên.
Công ty Cổ phần Licogi 13 đã thi công những công trình trọng điểm như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Nhà máy Nhiệt điện Phả lại I và II, Nhà máy thuỷ điện Bản Chát, Thuỷ điện Sông Chanh II, Thủy điện Lai Châu…vv.
Những ưu thế của Công ty Cổ phần Licogi 13
- Với chiều dài lịch sử và bề dày truyền thống trên 50 năm, cộng với năng lực và kinh nghiệm cơ bản nêu trên, Công ty Cổ phần Licogi 13 được đánh giá là nhà thầu có nhiều kinh nghiệm trong thi công thuỷ điện hiện nay.
- Đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có khả năng kế thừa và phát triển để đảm nhận quản lý và thực hiện những dự án có quy mô lớn, có tính chất đặc biệt quan trọng của Quốc gia.
- Thiết bị máy móc thi công của Công ty Cổ phần Licogi 13 hiện nay cũng rất lạc hậu và cũ kỹ dẫn đến chất lượng các bề mặt bê tông chưa được đánh giá cao.
- Công ty hiện đang chuyển hướng xây dựng thuỷ điện sang đầu tư Bất động sản. Hiện nay Bất động sản đang chiếm tỷ trọng lớn của Công ty trong doanh thu và lợi nhuận.
c. Công ty Cổ phần Sông Đà 4
Công ty Cổ phần Sông Đà 4 là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Sông Đà, được thành lập theo Quyết định số 447/Q Đ- BXD ngày 18/5/1989 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Công ty Cổ phần Sông Đà 4 được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần theo Quyết định số 1329/QĐ- BXD ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Với ngành nghề truyền thống là xây dựng các công trình thủy điện. Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Sông Đà 4 đã và đang tham gia xây dựng nhiều công trình lớn, trọng điểm của đất nước như: Thuỷ điện Yaly (720MW), Nhà máy nước Long Xuyên, Công trình thuỷ điện Bản Vẽ, Công trình thuỷđiện Xêkaman1- tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào …vv.
Những ưu thế của Công ty Cổ phần Sông Đà 4
- Có nhiều kinh nghiệm trong công tác thi công và xây dựng.
- Cũng như Công ty Cổ phần Sông Đà 5, Công ty Cổ phần Sông Đà 4 có ưu thế về thương hiệu và công việc được giao của Tổng công ty Sông Đà.
Điểm yếu của Công ty Cổ phần Sông Đà 4
- Lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn cao còn chiếm tỷ trọng nhỏ, cơ chế quản lý còn nặng về quản lý Nhà nước.
- Phụ thuộc rất nhiều vào sự giao việc của Tổng công ty Sông Đà, còn hạn chế trong việc đấu thầu và tiếp thị việc làm.
d. Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai
Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VINACONEX), được thành lập ngày 29 tháng 11 năm 1983 theo Quyết định số 1434-BXD/TCCB của Bộ Xây Dựng. Từ năm 2004, Công ty hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần với trên 2000 cán bộ công nhân viên.
Đến nay, Công ty là một đơn vị lớn của ngành Xây dựng hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Trụ sở chính tại Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Công ty có nhiều các đơn vị thành viên. Ngành nghề chính của Công ty là thi công xây lắp, sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn...vv.
Những ưu thế của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai
- Lực lượng lao động: Đội ngũ quản lý có nghiệp vụ và kinh nghiệm tốt. Đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ và tay nghề cao.
- Tài chính: Năng lực tài chính tốt, doanh thu cao.
Điểm yếu của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai
- Dịch vụ sau bán hàng, tiếp thị: Công ty xây dựng được mối quan hệ với khách hàng không cao.
- Các thiết bị thi công còn lạc hậu, Công ty dàn trải nhiều ngành nghề kinh doanh do đó việc quản lý còn chưa được hiệu quả một số mặt.
Bảng 2. 3: Bảng so sánh các đối thủ cạnh tranh Stt Các yếu tố đóng góp vào thành công trong cạnh tranh Mức độ quan trọng SÔNG ĐÀ 5 Đối thủ cạnh tranh Xây dựng
47 LICOGI 13 SÔNG ĐÀ 4 Xuân Mai
Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm