Các căn cứ để xây dựng mục tiêu

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sông đà 5 giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 (Trang 63 - 65)

L ỜI CẢ MƠ N

3.1.1.Các căn cứ để xây dựng mục tiêu

3.1.1.1. Về nhu cầu sử dụng điện

Nhu cầu sử dụng điện trong những năm gần đây (2008-2011) ở tốc độ tăng so với năm trước là 13.6%.

Bảng 3.1: Điện năng tiêu thụ trong các năm 2008-2011

Năm

Điện thương phẩm (Triệu Kwh) Ghi chú Miền

bắc Miền trung Miền Nam Toàn quốc Tốc độ tăng 2008 19.517 5.131 26.646 51.295 0,142 2009 22.144 5.806 30.487 58.438 0,139 2010 25.107 6.605 34.176 65.890 0,128 2011 28.779 7.846 38.123 74.749 0,134

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh - Tập đoàn Điện lực Việt Nam)

Theo phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 có xét triển vọng đến năm 2025 (gọi tắt Quy hoạch điện VI) của Thủ tướng Chính phủ số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/07/2007, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP ở phương án cơ sở khoảng 8,5%/năm (giai đoạn 2006 - 2015), dự báo nhu cầu điện cả nước tăng ở mức 17% năm giai đoạn 2010 -2015.

3.1.1.2. Về phát triển nguồn điện

Theo tổng Quy hoạch điện VI, chương trình phát triển nguồn điện nước ta giai đoạn 2011 -2015 đối với phương án cơ sở, trong giai đoạn từ

nay đến năm 2015, tổng công suất các nhà máy điện xây mới khoảng 30.500MW, trong đó thuỷ điện 11.100MW, từ các nhà máy năng lượng như Nhiệt điện, Điện hạt nhân sẽ chiếm công suất lớn.

Bảng 3. 2: Tổng công suất điện giai đoạn 2013-2015

Năm Tổng công suất (Mw) Ghi chú

Miền bắc Miền trung Miền Nam Toàn quốc

2013 18.510 5.477 16.884 40.871

2014 19.746 5.912 21.054 46.712

2015 20.286 7.208 23.248 50.742

(Nguồn: Tổng sơđồđiện 6)

3.1.1.3. Về phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015

Phát triển hạ tầng giao thông luôn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn tới. Đến năm 2015, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội, với mức tăng trưởng nhanh, đảm bảo chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường. Về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải và các hành lang vận tải chủ yếu đối với các mặt hàng chính có khối lượng lớn.

Đường bộ: Hệ thống quốc lộ và đường tỉnh phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc. Các tuyến đường bộđối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực. Thành lập Quỹ bảo trì đường bộ để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Đường sắt: Hoàn thành cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đạt cấp tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt quốc gia và khu vực đạt tốc độ 120km/h; xây dựng mới các tuyến đường sắt cao tốc và đường sắt tốc độ cao; ưu tiên xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h. Nhanh chóng phát triển giao thông vận tải bánh sắt tại các đô thị, đường sắt nội - ngoại ô, làm nòng cốt trong vận tải hành khách công cộng, trước mắt ưu tiên triển khai tại Thủđô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Việc nghiên cứu mở rộng thị trường tiềm năng cũng là vấn đề mà Lãnh đạo Công ty Cổ phần Sông Đà 5 đang quan tâm và nghiên cứu.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sông đà 5 giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 (Trang 63 - 65)