L ỜI CẢ MƠ N
1.2.4. Lựa chọn chiến lược kinh doanh
Có nhiều chiến lược cạnh tranh khác nhau song một cách khái quát có ba cách tiếp cận cơ bản để tạo dựng lợi thế cạnh tranh, đó là: chiến lược cạnh tranh bằng chi phí thấp, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và chiến lược trọng tâm hoá. Công ty sẽ phải định vị mình, căn cứ vào mục tiêu của công ty, tình hình bên trong và bên ngoài để lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp.
1. Chiến lược cạnh tranh bằng chi phí thấp
Là tổng thể các hành động nhằm cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có các đặc tính được khách hàng chấp nhận với chi phí thấp nhất trong ngành. Điều đó có nghĩa là công ty đã biết tận dụng mọi khả năng của mình để cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với mức chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Từ đó, công ty dành được lợi thế đáng kể so với các đối thủ khác. Đây chính là công cụ hấp dẫn khách hàng để chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường. Chiến lược này khiến công ty có các lợi thế đó là với mức giá thấp so với đối thủ nhưng có cùng mức lợi nhuận, thậm chí cao hơn và công ty có vị trí vững hơn trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong ngành, kể cả đối thủ tiềm ẩn. Công ty không bị tác động nhiều bởi năng lực thương lượng của nhà cung cấp, năng lực của khách hàng cũng như sản phẩm thay thế. Để có được điều này có thể công ty có lợi thế do sở hữu công nghệ cao, các ưu đãi trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào, năng lực sản xuất tốt, các chính sách phù hợp...vv.
2. Chiến lược canh tranh bằng khác biệt hoá sản phẩm
Đó là việc công ty tìm kiếm cơ hội để trở thành người duy nhất trong ngành cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo theo con mắt người mua dưới khía cạnh nào đó. Chiến lược này lựa chọn một hoặc vài thuộc tính của sản
phẩm mà người mua đánh giá quan trọng, tiếp đó tự định vị mình là duy nhất để có thế đáp ứng nhu cầu đó.
3. Chiến lược trọng tâm hóa
Chiến lược trọng tâm hóa xây dựng trên cơ sở chọn lựa phạm vi cạnh tranh hẹp trong ngành. Bằng cách tối ưu hoá chiến luợc nhằm vào các phân khúc mục tiêu các đơn vị có chiến lược tập trung tìm kiếm và đạt được lợi thế cạnh tranh ngay trong phân khúc mục tiêu mặc dù nhìn chung họ không nắm giữ một lợi thế nào. Khi đã chọn một phân đoạn thị trường, công ty theo đuổi một chiến lược tập trung sử dụng cách tiếp cận khác biệt hoá, hoặc là tiếp cận chi phí thấp. Nhưng đồng thời công ty cũng phải đối mặt với rủi ro do có đối thủ tiềm ẩn hay sự thay đổi thị hiếu hoặc công nghệ sẽ làm mất đi những khe hở của thị trường đó.