Nghệ An có 20 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, trong đó có 11 đơn vị thuộc địa bàn miền núi. Trong số này có 5 huyện thuộc diện miền núi cao: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu và Quế Phong. Các huyện miền núi cao này nằm ở phía Tây tỉnh Nghệ An trong đó 4/5 huyện có chung đường biên giới với nước bạn Lào, với chiều dài 168,5 km. Tổng diện tích tự nhiên của 5 huyện là: 961495 ha, chiếm 58,3 % diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Tồn vùng có 82 xã, thị trấn mà hầu hết thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tổng số dân cư trên địa bàn hơn 320.000 người, bình quân 3 ha/1 người dân.
Đặc điểm nổi bật của 5 huyện miền núi cao Nghệ An là: địa hình phức tạp, hiểm trở, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi các triền núi cao và sông suối, chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam và các dãy núi Trường Sơn chạy theo tuyến biên giới Việt Lào. Độ cao trung bình của vùng là từ 200 đến hơn 1000 mét và dãy núi có độ cao lớn nhất là Phuxailaileng với 2.711 mét (cao nhất hệ Trường Sơn).
Về khí hậu, 5 huyện này chịu ảnh hưởng chung của vùng Bắc Trung bộ, trong năm phân biệt 4 mùa rõ rệt, đặc biệt là về mùa hè, chịu tác động rất lớn của gió Lào nắng nóng. Vào mùa hè nhiệt độ trung bình của vùng này thường cao hơn các nơi khác của tỉnh 2-30C, cịn mùa đơng nhiệt độ lại thường thấp hơn 1-20C. Mưa nhiều, nắng nóng, độ ẩm cao (trên 85%), tình trạng hạn hán,
bão lũ thường xuyên diễn biến phức tạp… là những hiện tượng tự nhiên gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất và đe dọa sự ổn định đời sống của nhân dân cả vùng. Mỗi năm bão lũ và dịch bệnh đã làm thiệt hại về kinh tế hàng chục tỷ đồng, đó là chưa kể đến những tác hại về mơi trường, sức khoẻ và tính mạng người dân.
Cơ cấu diện tích đất tự nhiên như sau: đất lâm nghiệp 529.550 ha, chiếm 55%; đất nông nghiệp 19.125 ha, chiếm 2%; đất ở và chuyên dùng 8.223 ha, chiếm 0,9%; diện tích sơng suối và chưa sử dụng 404.594 ha, chiếm 42,1%.
Đối với các huyện miền núi cao Nghệ An diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng hiện có là tài sản vơ giá khơng những của vùng này mà còn là của cả khu vực. Nó đem lại thế mạnh cho kinh tế lâm nghiệp và bảo đảm môi trường sinh thái. Tỷ lệ che phủ rừng hiện tại là: huyện có tỷ lệ thấp nhất là 45%, huyện có tỷ lệ cao nhất là 75%. Rừng phía Tây Nghệ An rất phong phú, đa dạng về mặt sinh học. Đặc biệt ở đây có 2 khu vực nổi tiếng là Vườn Quốc gia Pù mát và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù huống. Vườn Quốc gia Pù mát có diện tích hơn 91 nghìn ha. Đây là khu rừng ngun sinh còn tồn tại khá nguyên vẹn các đặc điểm nguyên thuỷ của nó, là khu rừng hiếm có vào bậc nhất Đơng Nam Á.
Ngồi thế mạnh về lâm nghiệp, miền núi cao Nghệ An còn là nơi có nhiều tài ngun khống sản. Đó là các loại đá cơng nghiệp, xây dựng (đá xanh, đá trắng, đá đen), thiếc, vàng sa khống, quặng sắt… Với số lượng sơng suối khá nhiều, ở vùng này còn mở ra tiềm năng phát triển Thuỷ điện. Ở các huyện này cịn có những khu vực nếu chủ động được việc tưới tiêu thì vẫn có thể phát triển nơng nghiệp (trồng lúa nước và chăn nuôi) khá tốt. Năng suất lúa ở huyện Con Cuông cao vào loại nhất nhì tỉnh. Khả năng phát triển chăn ni nhất là chăn ni đại gia súc (trâu, bị, dê) là rất lớn.
Về vị trí địa lý, các huyện miền núi cao Nghệ An chiếm giữ toàn bộ khu vực hành lang phía Tây bắc, Tây nam Nghệ An, tiếp giáp với nước Cộng
hồ dân chủ nhân dân Lào, có vị trí cực kỳ quan trọng về quốc phịng - an ninh không chỉ đối với Nghệ An mà cịn đối với cả nước. Có hai con đưịng huyết mạch đi qua nối Thành phố Vinh- trung tâm của tỉnh với nước Lào, đó là quốc lộ 48 và quốc lộ 7A. Hai con đường này có ý nghĩa quốc tế quan trọng ở chỗ nó khơng chỉ đảm bảo giao thơng lên phía Tây Nghệ An mà cịn là điều kiện đảm bảo để chúng ta giúp nước bạn Lào đi ra biển Đơng. Bên cạnh đó đường Hồ Chí Minh (đi qua một số huyện miền núi Nghệ An, gần với các huyện miền núi cao nói trên) chạy theo hướng Bắc Nam đã góp phần rất quan trọng đưa miền núi cao Nghệ An “gần” miền xuôi và cả nước hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thơng, liên lạc, góp phần khắc phục tình trạng biệt lập của vùng miền núi cao này.