Công tác tuyên truyền,phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh nghệ an (Trang 58 - 60)

bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số cần hướng vào việc vận động nhân dân chấp hành pháp luật. Đây có thể nói vừa là yêu cầu vừa là biện pháp thực hiện công tác giáo dục pháp luật. Vấn đề đặt ra ở đây là làm cho mỗi người dân trên cơ sở có những hiểu biết nhất định về các qui định của pháp luật gắn liền với cuộc sống của họ. Làm cho họ nhận thức được rằng, pháp luật được ban hành là để bảo vệ các quyền và tự do chân chính của cơng dân, đảm bảo an ninh xã hội, an tồn cho mỗi người để từ đó khơi dậy tính tự giác nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của mỗi người

dân, làm sao để người dân tiếp cận với pháp luật, tìm hiểu pháp luật và thực thi pháp luật với tư cách là chủ thể năng động, tích` cực trong các quan hệ pháp lý cụ thể. Điều này đòi hỏi các cơ quan, ban ngành, đoàn thể phải phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật và tiến hành ngay từ cơ sở, từ khu dân cư, từ mỗi gia đình đến từng cá nhân. Vai trị của hệ thống chính trị ở cơ sở cần phải được phát huy hơn nữa trong việc tham gia giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật.

3.1.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào

dân tộc thiểu số phải kết hợp với phát triển kinh tế, văn hóa, thực hiện chính sách xã hội, dân chủ và hịa giải ở cơ sở. Công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số cần gắn với những giải pháp kinh tế - xã hội cụ thể, phù hợp với điều kiện sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Cần lồng ghép có hiệu quả cơng tác giáo dục pháp luật với các cuộc vận động "xóa đói giảm nghèo", "đền ơn đáp nghĩa", thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở trong việc thực hiện quy ước làng xã, khơi phục vá phát huy văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Cách làm này sẽ giúp người dân thấy được sự thiết thực của pháp luật.

3.1.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào

dân tộc thiểu số phải kết hợp với giáo dục truyền thống, khắc phục những tâm lý, tập quán lạc hậu. Muốn đưa luật pháp vào đời sống thực tiễn của đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An đạt hiệu quả, một trong những vấn đề cơ bản đó là việc nghiên cứu, kế thừa tinh hoa trong luật tục của đồng bào dân tộc, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, tạo được sự đồng thuận xã hội trong cộng đồng dân tộc. Luật tục của dân tộc thiểu số ở Nghệ An đã được đúc kết, chắt lọc và trở thành một nét văn hóa đặc sắc, văn hóa riêng có của dân tộc thiểu số, có vai trị rất quan trọng đối với đời sống xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số. Vì vậy, so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa luật pháp và luật tục trên cơ sở

đó vận dụng vào công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, làm thế nào để người dân dễ hiểu, dễ nhớ.

3.1.5. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào

dân tộc thiểu số phải cụ thể, thiết thực. Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số phải xuất phát từ nhu cầu của người dân, từ đời sống thực tế của họ. Việc giải thích các qui định của pháp luật liên quan trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân là rất thiết thực và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh nghệ an (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w