Mặc dù đất rộng, có tiềm năng để phát triển kinh tế, nhưng có nhiều nguyên nhân do lịch sử để lại, các huyện miền núi cao Nghệ An vẫn ở trong tình trạng kém phát triển, đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tình trạng kém phát triển đã kéo dài từ bao đời nay, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Chênh lệch giữa các huyện vùng cao với các địa phương cịn lại của Nghệ An là rất lớn, khơng thể một sớm một chiều mà có thể thu hẹp khoảng cách được.
Trong nhiều năm qua được Đảng, Nhà nước quan tâm, bộ mặt miền núi trong đó có vùng cao Nghệ An cũng đã có nhiều đổi mới, khởi sắc. Kinh tế cả vùng phát triển khá toàn diện, bảo đảm kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều ở mức khá cao, chẳng hạn giai đoạn 2005 - 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm các huyện là: Kỳ Sơn 12%; Tương Dương 11,7%; Con Cuông 12,3%; Quỳ Châu 12,6%; Quế Phong 10,5%. Cơ cấu kinh tế các huyện vùng núi cao chuyển biến theo hướng tích cực, tiến bộ.
Cùng với sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế thì sự biến đổi cơ cấu nội bộ ngành cũng đã diễn ra hợp lý hơn. Chẳng hạn trong ngành nông nghiệp thì tỷ trọng chăn ni ngày càng cao, các hoạt động chế biến ngày càng được mở rộng, sản xuất ra các sản phẩm đa dạng, phong phú hơn.
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ngày càng tăng và ổn định hơn. Điều đáng phấn khởi là các khoản thu từ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế và các hộ kinh doanh ở từng huyện vào ngân sách Nhà nước ngày càng lớn.
Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người từ 2005-2010
Đơn vị tính: Triệu đồng Huyện 2005 2007 2010 Kỳ Sơn 1,5 3,0 3,5 Tương Dương 2,5 4,0 5,1 Con Cuông 2,5 4,9 6,4 Quế Phong 2,1 4,1 5,4 Quỳ Châu 2,5 4,6 5,1
Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005, 2007, 2010 các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong.
Có được kết quả đó là do Trung ương và Tỉnh xác định một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các huyện này trong thời gian qua là thực hiện xố đói giảm nghèo. Nhiệm vụ này được coi là hàng đầu, có tính bức xúc khơng những trong lĩnh vực kinh tế - đời sống của nhân dân, mà còn được coi là cực kỳ quan trọng để góp nhần tích cực vào việc bảo đảm quốc phòng - an ninh ở địa bàn miền núi, biên giới … Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đồn thể các cấp, trong nhiều năm qua cơng tác xố đói giảm nghèo đạt được nhiều thành tích quan trọng, kể từ năm 2005 đến nay các huyện trong vùng đều đã hạ được tỷ lệ hộ đói nghèo xuống từ 20 - 30%. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh
nhưng do điểm xuất phát quá thấp nên phần tích luỹ cho đầu tư của dân cư ở các huyện này còn rất thấp.
Cùng với việc thực hiện cơng cuộc xố đói giảm nghèo là việc phát động và tổ chức thực hiện phong trào “xoá nhà ở tạm bợ, dột nát”.
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, những năm qua cũng đã có nhiều thay đổi quan trọng, nhờ vậy đã có ảnh hưởng tích cực tới việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn. Hệ thống giao thông đường bộ (tại các thị trấn huyện lỵ và giao thông nông thôn) ngày càng được cải thiện. Đến hết năm 2007 trong tồn khu vực đã có 343 Km đường nhựa, 114 Km đường bê tơng, 782 Km đường cấp phối và mở mới hơn 946 km đường đất đá, đảm bảo vận chuyển bằng ô tô tới trung tâm các xã trong mùa khô. Hệ thống hồ, đập, kênh mương phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi ngày càng được quan tâm. Chính điều này khơng những đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất canh tác mà cịn thơng qua đó góp phần quan trọng cho việc bảo vệ rừng, giữ gìn mơi trường sinh thái.
Hệ thống thơng tin liên lạc trong những năm gần đây đã có những cải thiện đáng kể. Cho đến nay đã có điện thoại cố định tại trung tâm tất cả các xã (82/82 đơn vị). Các mạng di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel đã phủ sóng cho các thị trấn huyện lỵ và khu vực lân cận.
Tuy vậy, nhìn chung vẫn cịn rất nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém cho cả vùng, đặc biệt là các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế vẫn cịn ở mức rất thấp, chưa xứng
với tiềm năng tự nhiên. Sản xuất đang còn nhỏ lẻ, manh mún thậm chí nhiều nơi cịn ở tình trạng tự cung, tự cấp. Trình độ canh tác nhìn chung cịn lạc hậu, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật cịn nhiều hạn chế. Sản xuất hàng
hố, nhất là hàng hố tập trung, hay hàng hóa có sức cạnh tranh đang còn là những khái niệm xa lạ đối với đồng bào.
Thứ hai, thu ngân sách địa phương hàng năm quá nhỏ bé so với nhu cầu
chi trên địa bàn, ngân sách các cấp chủ yếu là do trợ cấp từ cấp trên. Lấy ví dụ: năm 2010 là năm các địa phương trong vùng có số thu vào ngân sách nhà nước khá nhất từ trước tới nay, nhưng so với các khoản chi thường xuyên trên dịa bàn thì chênh lệch là quá lớn.
Bảng 2.2: Thu và chi NSNN các huyện
Đơn vị tính: Triệu đồng
Huyện Thu NSNN trên địa bàn
Chi thường xuyên trên địa bàn
Số phải cân đối từ NSNN cấp trên Kỳ Sơn 1.990 123.587 121.597 (98,4%) Tương Dương 5.808 129.508 123.700 (95,5%) Con Cuông 6.008 114.087 108.079 (94,7%) Quỳ Châu 3.142 82.943 79.801 (96,2%) Quế Phong 7.370 91.260 83.890 (92%)
Nguồn: Báo cáo kết quả thu chi ngân sách Nhà nước năm 2010 các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong.
Thứ ba, số lượng các đơn vị kinh tế hoạt động trên địa bàn rất ít, qui
mô quá nhỏ bé, khả năng sản xuất kinh doanh hầu hết là yếu kém. Vì vậy việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh, để phát triển kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ tư, địa hình địa thế không thuận lợi, xa trung tâm, cơ sở hạ tầng
kém, (vẫn cịn rất nhiều xã chưa có lưới điện quốc gia phủ kín, về mùa mưa chỉ có đi bộ…), chi phí tổ chức sản xuất kinh doanh cao… đang là những trở ngại rất lớn để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội cho cả vùng.
Thứ năm, công tác xây dựng qui hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển
Vì vậy khơng khai thác, khơng phát huy được thật tốt các tiềm năng sẵn có và các cơ hội xuất hiện.
Thứ sáu, về văn hóa - xã hội.
Sinh sống trên địa bàn các huyện miền núi cao Nghệ An đa phần là đồng bào các dân tộc thiểu số. Nếu tính cơ cấu các dân tộc (có 1000 người trở lên) thì bao gồm:
- Đồng bào Thái: 203.114 người, chiếm 63,5 %. - Đồng bào Kinh: 46.078 người, chiếm 14,4%. - Đồng bào Khơ mú: 28.676 người, chiếm 9%. - Đồng bào Mông: 27.600 người, chiếm 8,6%. - Đồng bào Thổ: 3.462 người, chiếm 1,1%.
Từ lâu nay đã tồn tại một truyền thống tốt đẹp là sinh sống, lao động sản xuất, sinh hoạt giữa đồng bào các dân tộc khác nhau trên địa bàn luôn đảm bảo đồn kết, gắn bó, thắm đượm tình cảm anh em, đặc biệt là trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong đấu tranh với thiên tai khốc liệt. Kể từ khi có Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam thì đồng bào một lịng một dạ đi theo Đảng, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối, vào sự lãnh đạo của Đảng. Sống ở vùng phên dậu của Tổ quốc, khó khăn, thiếu thốn chồng chất, chịu nhiều thiệt thòi, hy sinh nhưng đồng bào vẫn ln chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, và bằng những việc làm cụ thể, đồng bào đã góp phần hết sức quan trọng để bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàm rộng lớn.
Một điểm rất dễ nhận thấy là mỗi dân tộc có những nét văn hoá rất độc đáo, đặc sắc, khơng thể hồ lẫn với các dân tộc khác, tuy nhiên lại có những điểm rất chung - đó chính là tinh thần chịu thương chịu khó, chịu đựng gian khổ, nhường nhịn nhau, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Cuộc sống càng khó khăn, thiếu thốn con người lại càng xích lại gần nhau hơn, càng dễ cảm thông và chia sẻ với nhau hơn. Trong đời sống cộng đồng
của đồng bào các dân tộc vùng cao này, chuyện tranh chấp, mâu thuẫn nhau gay gắt…diễn ra không nhiều. Và rất nhiều trong số đó được giải quyết bằng con đường hồ giải, thơng qua vai trị và hoạt động của dòng họ, già làng, trưởng bản, của các tổ chức chính trị - xã hội ở thơn bản. Có thể khẳng định rằng an ninh, trật tự, an tồn xã hội ở nơng thơn vùng cao Nghệ An được giữ vững, ổn định, có vai trị quan trọng từ đặc điểm văn hố - lịch sử này của đồng bào.
Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển chung của đời sống kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc và giữa các vùng khác diễn ra mạnh mẽ. Những giá trị văn hoá mới, tiến bộ được tiếp thu khá nhanh chóng, vì vậy đã có những biến đổi khá sâu sắc trong cuộc sống của bà con. Điều này cũng đã có tác dụng tích cực để góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho cả vùng. Tuy vậy, nếu xét tổng thể thì vẫn cịn nhiều mặt hạn chế như:
Một, nhìn chung trình độ dân trí vẫn cịn thấp, thấp thua nhiều so với
các vùng khác trong tỉnh. Số người mù chữ hoặc tái mù chữ còn nhiều. Số học sinh THPT, THCS bỏ học còn lớn, chất lượng còn yếu kém. Hằng năm số học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng rất ít. Vì vậy, u cầu đầu tư của nhà nước cho giáo dục pháp luật ở những huyện này là rất lớn và gặp khơng ít khó khăn.
Hai, nhiều phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào vẫn còn tồn tại,
đang là những cản trở đối với sản xuất và đời sống.
Ba, ở một bộ phận đồng bào tâm lý tự ti vẫn còn khá nặng nề. Điều này
đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến quyết tâm khắc phục yếu kém, rèn luyện ý chí vươn lên. Tình trạng bảo thủ, trì trệ, trơng chờ, ỷ lại ở một bộ phận cán bộ, nhân dân còn chưa được khắc phục. Tâm lý sớm thoả mãn, bằng lòng với hiện tại cũng khá phổ biến. Vì vậy cần phải hết sức lưu ý về đặc điểm tâm lý này để hoạt động giáo dục pháp luật cho đồng bào có hiệu quả.
Bốn, trình độ canh tác và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh,
khả năng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhận thức về nền kinh tế thị trường …còn nhiều bất cập. Bởi vậy, phải có hình thức giáo dục pháp luật thích hợp, khơng được chủ quan nóng vội, khơng được bất chấp thực trạng này.
2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘCTHIỂU SỐ Ở NGHỆ AN - KẾT QUẢ, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN