Giáo dục pháp luật cho đồng bàodân tộc thiểu số phải nghiên cứu kế thừa các yếu tố hợp lý của luật tục dân tộc thiểu số và vận

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh nghệ an (Trang 66 - 68)

nghiên cứu kế thừa các yếu tố hợp lý của luật tục dân tộc thiểu số và vận động dân tộc thiểu số cải tiến, xóa bỏ một số tập tục lạc hậu

Muốn đưa luật pháp vào các dân tộc thiểu số, cần giải quyết được một trong những vấn đề cơ bản, đó là việc nghiên cứu kế thừa tinh hoa trong các luật tục của đồng bào dân tộc, so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa luật pháp của Nhà nước và luật tục của đồng bào dân tộc, trên cơ sở đó vận dụng vào cơng tác tun truyền giáo dục pháp luật.

Cũng giống luật tục của một số dân tộc thiểu số khác, luật tục của dân tộc thiểu số ở Nghệ An đã được đúc kết, chắt lọc và trở thành một nét văn hóa

đặc sắc trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong hệ thống các qui định của luật tục dân tộc thiểu số có rất nhiều các qui định tiến bộ phù hợp với pháp luật của Nhà nước, chứa đựng các giá trị cao về đạo đức, chẳng hạn luật tục trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình - qui định về trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau, qui định về chế độ một vợ, một chồng, về trách nhiệm ni dưỡng dân tộc thiểu số chăm sóc giữa cha mẹ và con cái và nhiều điểm tiến bộ về bình đẳng nam nữ, lên án và có các chế tài với các hành vi ngoại tình và loạn luân...

Những ưu điểm, tinh hoa trong hệ thống luật tục của dân tộc thiểu số đã góp phần lớn trong việc qui tụ, bảo vệ gia đình truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp, tạo được sự gắn kết điều hòa các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng mà trong quá trình quản lý nhà nước cần kế thừa, phát huy những yếu tố hợp lý đó. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì hệ thống luật tục của dân tộc thiểu số ở Nghệ An cũng không tránh khỏi những hủ tục lạc hậu, nặng nề cần phải được cải tiến, loại bỏ cho phù hợp với đời sống mới hiện nay. Chẳng hạn, trong tín ngưỡng tơn giáo dân tộc thiểu số cịn tồn tại nhiều nghi lễ rườm rà kéo dài thời gian, tốn kém tiền bạc của người dân, tạo ra gánh nặng cho xã hội và ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường như lễ tang của dân tộc thiểu số, các lễ múa lớn... Bởi vậy, cần vận động người dân cải tiến dần một số tập tục để thực hiện đơn giản, tiết kiệm và khoa học hơn.

Những nghi lễ tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay ra sao cần phải được rà soát và đánh giá lại để nếu thấy những gì khơng cịn phù hợp nữa thì vận động đồng bào bỏ dần, bỏ hẳn. Kiên quyết không phục hồi lại những hình thức, nghi lễ nào đã trở thành hủ tục, là gánh nặng cho mỗi người và cho cộng đồng (nhu chữa bệnh bằng bùa phép, cầu đảo...)

Trong vấn đề này, vai trị của các vị chức sắc tơn giáo, nhất là của người đứng đầu chức sắc là rất quan trọng vì thế cần phải biết tranh thủ họ,

qua họ vận động các tín đồ nghe và làm theo để xóa bỏ được tập tục lạc hậu, bảo tồn, phát huy những tinh hoa truyền thống dân tộc.

Bên cạnh đó, việc ổn định tình hình an ninh chính trị, ngăn chặn có hiệu quả việc truyền bá các luồng văn hóa bên ngồi khơng phù hợp với lợi ích dân tộc, việc truyền đạo trái phép ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang đặt ra khá bức bách, việc này cần phải được giải quyết bằng các biện pháp đồng bộ, trong đó giáo dục pháp luật bằng các biện pháp, hình thức phù hợp, nêu cao được tinh thần đồn kết dân tộc, tơn giáo và giữa các dân tộc, tôn giáo với nhau, tạo điều kiện để bà con hiểu rõ và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ gìn an ninh chính trị, khắc phục những tập qn lạc hậu lâu đời cản trở bước phát triển của đồng bào trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh nghệ an (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w