Ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012. Theo đó, có 4 Đề án thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt là: Đề án 1 “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp”; Đề án 2 “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 - 2011”; Đề án 3 “Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước từ 2008 - 2012); Đề án 4 “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”.
Để triển khai thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, ngày 16/7/2008, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 2989/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh từ năm 2008 đến năm 2012, trong đó đề ra mục tiêu, nội dung, giải pháp; phân công trách nhiệm cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các
huyện, thành phố, thị xã trong tổ chức thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn 2008 - 2012. Tại Nghệ An không thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình, chỉ thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ thư ký thực hiện từng Đề án.
Ngày 11/8/2009, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 3914/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số”, gồm 11 đồng chí, do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ tịch Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh làm Trưởng ban; Quyết định số 3984/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh từ năm 2008 đến năm 2012.
Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và 20/20 đơn vị cấp huyện xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2008 - 2012 tại ngành, đơn vị mình phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn của ngành, đơn vị và tổ chức thực hiện đạt được những kết quả nhất định.
Bên cạnh đó, các đơn vị được giao chủ trì thực hiện các Đề án cịn chú trọng phối hợp với các sở, ban, ngành, đồn thể, các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng các kế hoạch liên ngành để tổ chức thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và các đối tượng khác nói riêng. Ví dụ như: Sở Tư pháp và Trường Chính trị tỉnh ban hành Kế hoạch số 207/KHPH-STP-TCTr về việc phối hợp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp. Chương trình phối hợp số 872 giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Sở Tư pháp về thực hiện tốt cơng tác hịa giải cơ sở.
Những văn bản trên đây đã từng bước thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển
khai kịp thời, có hiệu quả các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng trong tỉnh.
Cơng tác kiểm tra, chỉ đạo cơ sở được tiến hành thường xuyên. Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện ban hành Kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm.