tác giáo dục pháp luật. Huy động nguồn lực kinh phí từ nhiều cơ quan nhưng trước hết phải là nguồn lực từ cơ quan nhà nước
Công tác giáo dục pháp luật cũng như các công tác giáo dục khác là loại hình hoạt động vì lợi ích lâu dài, kết quả, hiệu quả cuối cùng của nó khơng thể đo đếm trực tiếp, cụ thể, tức thời sau khi tiến hành hoạt động giáo dục. Bởi vậy, để công tác giáo dục pháp luật đạt hiệu quả thì phải đảm bảo kinh phí cần thiết cho hoạt động này. Trong điều kiện đổi mới hiện nay, nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục pháp luật vẫn chủ yếu từ ngân sách nhà nước do Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Tuy nhiên, Nghệ An là một tỉnh vẫn còn nghèo, việc đầu tư kinh phí cho cơng tác giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được u cầu, mục đích đặt ra. Chính vì vậy, việc huy động một phần kinh phí cho hoạt động giáo dục pháp luật từ các ngành kinh tế ở địa phương là hết sức quan trọng. Phải đảm bảo các phương tiện làm việc tối thiểu cho các cơ quan và cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật, phải xây dựng, kiện tồn hệ thống tủ sách pháp luật, có đủ đầu sách pháp luật với giá trị sử dụng thực sự, đảm bảo chế độ thù lao, cung cấp sách báo, tài liệu, đề cương đầy đủ cho cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật.
KẾT LUẬN
Giáo dục pháp luật là một khâu quan trọng trong quy trình tổ chức thực hiện pháp luật, là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống. Mục tiêu của công tác này là làm cho mỗi cá nhân nói riêng, cộng đồng xã hội nói chung không chỉ nắm vững pháp luật mà phải hiểu và làm theo pháp luật.
Trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì việc tăng cường cơng tác giáo dục pháp luật là một yêu cầu cấp bách đặt ra đối với toàn xã hội. Xét trên phương diện lịch sử tộc người, đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo cũng như tỷ lệ dân số có thể xem cộng đồng dân tộc thiểu số ở Nghệ An là bộ phận tiêu biểu cho dân tộc thiểu số ở nước ta. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cả nước nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội có sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất cũng như ý thức pháp luật của đồng bào được nâng lên một bước. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc, hệ thống luật tục của dân tộc thiểu số trong đó có cả những hủ tục lạc hậu, nặng nề vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, có lúc, có nơi gần như thay thế pháp luật, thiết chế xã hội truyền thống trong một số lĩnh vực được vận hành chủ yếu nhờ luật tục, sự khôi phục trở lại những nghi lễ, hủ tục rườm rà, tốn kém cũng như mối quan hệ quốc tế giữa các cộng đồng dân tộc thiểu số ln tiềm ẩn những nhân tố có thể bị các thế lực thù địch lợi dụng gây mất ổn định tình hình chính trị địa phương nếu khơng được phát hiện kịp thời và giải quyết tốt. Bởi vậy, để khắc phục những hạn chế đó cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc
thiểu số ở Nghệ An là một tất yếu khách quan, có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, cùng với việc nâng cao đời sống vật chất cho đồng bàodân tộc thiểu số, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật với những hình thức phương pháp phù hợp để cán bộ, nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để họ ý thức được quyền và nghĩa vụ của công dân, phát huy dân chủ ở cơ sở... sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.