QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh nghệ an (Trang 58)

THIỂU SỐ Ở TỈNH NGHỆ AN

3.1.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào

dân tộc thiểu số phải được tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ và phải được thực hiện theo chương trình, kế hoạch cụ thể, có trọng tâm thiết thực, và thường xuyên. Nội dung và hình thức giáo dục pháp luật phải phù hợp với trình độ dân trí, phải có quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ, lợi ích gắn trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt, làm ăn của họ. Bởi vậy, cần nắm bắt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung, cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng để từ đó xác định nội dung pháp luật cần phổ biến, chú ý sử dụng những chủ thể giáo dục pháp luật biết tiếng dân tộc thiểu số, phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương trên cơ sở bám sát sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên.

3.1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng

bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số cần hướng vào việc vận động nhân dân chấp hành pháp luật. Đây có thể nói vừa là yêu cầu vừa là biện pháp thực hiện công tác giáo dục pháp luật. Vấn đề đặt ra ở đây là làm cho mỗi người dân trên cơ sở có những hiểu biết nhất định về các qui định của pháp luật gắn liền với cuộc sống của họ. Làm cho họ nhận thức được rằng, pháp luật được ban hành là để bảo vệ các quyền và tự do chân chính của cơng dân, đảm bảo an ninh xã hội, an tồn cho mỗi người để từ đó khơi dậy tính tự giác nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của mỗi người

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh nghệ an (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w