Báo cáo tình hình thực hiện chi phí hoạt động tại các chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược TW medipharco tenamyd (Trang 60 - 74)

ĐỘNG TẠI CÁC CHI NHÁNH

Quý IV/2012 ĐVT: VNĐ

STT Đơn vị Thực hiện Kế hoạch So sánh TH-

KH

1 Chi nhánh Hồ Chí Minh 1,867,473,122 1,793,000,000 74,473,122

2 Chi nhánh Hà Nội 1,451,113,175 1,350,000,000 101,113,175 3 Chi nhánh Dược phẩm Huế 601,269,788 595,000,000 6,269,788 4 Chi nhánh Dược phẩm Bắc TT-Huế 205,367,673 200,000,000 5,367,673 5 Chi nhánh Dược phẩm Nam TT-Huế 198,573,290 190,000,000 8,573,290

Tổng cộng 4,323,797,048 4,128,000,000 195,797,048

2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn trách nhiệm tại cơng ty cổ phần Dƣợc TW Medipharco – Tenamyd

2.3.1 Những ƣu điểm của hệ thống kế toán trách nhiệm

Ban giám đốc đã nhận thấy được tầm quan trọng của kế toán trách nhiệm và đã bắt đầu áp dụng hệ thống kế tốn trách nhiệm vào cơng ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd. Trong quá trình thực hiện đã đạt được những kết quả:

 Công ty đã bước đầu thực hiện sự phân cấp quản lý tương đối tốt trên nền tảng sự phân công công việc của các bộ phận, phòng ban. Người đứng đầu các bộ phận là những chuyên gia trong lĩnh vực của họ, điều này giúp cho các nhà quản lý cấp cao đỡ phải giải quyết rất nhiều vần đề xảy ra hàng ngày, do đó có thời gian tập trung lập các kế hoạch chiến lược. Đồng thời, sự phân cấp quản lý cung cấp một căn cứ tốt hơn để đánh giá hiệu quả năng lực làm việc của các trưởng bộ phận.

 Một ưu điểm của hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty là đã bước đầu

xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm và kết quả hoạt động kinh doanh của từng bộ phận cũng như các nhà quản lý trong doanh nghiệp thông qua các báo cáo của các bộ phận.

 Công ty đã xây dựng được hệ thống báo cáo của các bộ phận để đánh giá thành quả của tồn Cơng ty và của các bộ phận khác nhau.

2.3.2 Những hạn chế của hệ thống kế toán trách nhiệm

Bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd cịn mang tính kiêm nhiệm như Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Do đó, mối quan hệ về trách nhiệm và quyền hạn giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc chưa phân định rõ ràng, gây khó khăn trong việc xây dựng cơ chế đánh giá trách nhiệm quản trị và thành quả hoạt động của từng chức danh và từng bộ phận. Đây chính là hạn chế cản trở việc xây dựng thành công hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm.

Các báo cáo của công ty chỉ mới dừng lại ở mức độ là các báo cáo đánh giá thành quả hoạt động chứ chưa phải là các báo cáo đánh giá thành quả quản lý.

Cơng ty chưa phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí, chưa tách chi phí thành định phí và biến phí. Điều này chưa đủ cơ sở để đánh giá hoạt động của các bộ phận theo quan điểm của kế toán quản trị.

Chưa xây dựng được hệ thống phân bổ chi phí của các bộ phận hỗ trợ đến các bộ phận sử dụng. Việc tập hợp và phân bổ chi phí bộ phận phục vụ đến bộ phận hoạt động sẽ giúp nhà quản trị đạt được mục đích kiểm sốt chi phí và hiệu quả hoạt động thông qua việc tạo động lực để các bộ phận phục vụ hoạt động có hiệu quả và khuyến khích các bộ phận hoạt động sử dụng thận trọng dịch vụ của bộ phận phục vụ.

Chưa phân tích những chênh lệch về lượng, giá biến động trong kỳ hoạt động và chưa nêu ra ngun nhân cụ thể vì sao có sự chênh lệch đó.

Doanh thu chưa được phân loại theo từng mặt hàng cụ thể mà chỉ được phân theo hình thức bán hàng.

Việc phân tích số liệu của doanh nghiệp còn quá đơn giản, chưa thấy rõ nguyên nhân của sự biến động về doanh thu, chi phí. Ví dụ: doanh thu thực tế so với kế hoạch tăng là kết luận tốt. Nhưng doanh thu tăng có thể là do ảnh hưởng bởi các nhân tố về

giá, số lượng sản phẩm, kết cấu sản phẩm, do đó cần phải phân tích thêm các nhân tố tạo nên sự biến động của các chỉ tiêu.

Chưa sử dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, chính việc khơng sử dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá hiệu quả hoạt động nên Công ty chưa khai thác hết công suất của tài sản hiện có và cũng chưa đưa ra được các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Chưa sử dụng chỉ số RI để đánh giá hiệu quả đầu tư. Bản chất của chỉ tiêu RI là để đánh giá có nên đầu tư hay khơng về phương án đề ra và RI còn cho biết lãi ròng thực tế sau khi trừ đi tất cả các chi phí trong đó có tính đến chi phí sử dụng vốn. Lãi rịng này giúp cho việc đánh giá hiệu quả thực chất của quá trình đầu tư tại một thời điểm.

Mặc dù đã xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các bộ phận nhưng vẫn còn sơ sài: doanh thu, chi phí, giá thành,…Các chỉ tiêu này chưa thể hiện được hết vai trị của kế tốn trách nhiệm, chưa đánh giá hết được khả năng quản lý của từng bộ phận. Bên cạnh đó, việc thiết kế các bảng biểu báo cáo thành quả của bộ phận chưa rõ ràng. Doanh nghiệp chỉ lập báo cáo so sánh tình hình thực hiện so với kế hoạch đề ra, nhưng vẫn chưa lập được báo cáo dự tốn doanh thu, chi phí ở từng bộ phận.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về hoạt động của Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd. Trong chương 2 cũng đã trình bày về cơng tác kế tốn trách nhiệm tại cơng ty:

 Thực trạng bộ máy kế tốn và phân cấp quả lý tại Công ty

 Kế toán trách nhiệm, những chỉ tiêu và báo cáo đánh giá trách nhiệm tại công ty

để đo lường thành quả hoạt động của các bộ phận.

 Những ưu điểm, hạn chế của cơng tác kế tốn trách nhiệm tại cơng ty ty

Từ đó việc nghiên cứu thực trạng kế tốn trách nhiệm ở chương 2 này sẽ là cơ sở để đề xuất những giải pháp hoàn thiện trong chương 3.

CHƢƠNG 3: HỒN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC TW

MEDIPHARCO – TENAMYD

3.1 Các quan điểm hoàn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty cổ phần Dƣợc TW Medipharco - Tenamyd

Việc xây dựng bộ máy kế toán quản trị cần xem xét các điều kiện bên trong cũng như bên ngoài của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán của doanh nghiệp để có những điều chỉnh phù hợp. Trước tiên, kế toán trách nhiệm nhất thiết phải tuân thủ một số quan điểm cơ bản thì mới có thể mang lại lợi ích kinh tế và tính khả thi cao cho doanh nghiệp.

3.1.1 Phù hợp với mơ hình tổ chức quản lý của cơng ty

Xây dựng kế tốn trách nhiệm phải đảm bảo phù hợp với mơ hình quản lý, và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụ thể tại doanh nghiệp để có thể kiểm soát và đánh giá kết quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp tại các đơn vị cụ thể.

Khơng thể có một hệ thống báo cáo với biểu mẫu và nội dung thống nhất chung cho mọi công ty, mỗi cơng ty có đặc điểm riêng. Vì vậy yêu cầu báo cáo cũng khác nhau, phải tùy theo nhu cầu mà thiết kế mẫu báo cáo phù hợp.

Để xây dựng được hệ thống báo cáo phù hợp cho cơng ty thì trước hết phải xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp và biểu mẫu phải được thiết kế thống nhất về cả số lượng và nội dung biểu mẫu nhưng phải đảm bảo thơng tin thích hợp cho người sử dụng

Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd là công ty hoạt động sản xuất dược phẩm để phục vụ sức khỏe người dân với quy trình cơng ty nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, trình độ quản lý tốt nên phải hồn thiện hệ thống báo cáo kế toán đánh

lý trong việc đánh giá trách nhiệm bộ phận. Trên cơ sở đó, nhà quản lý tìm ra được hướng đi thích hợp giúp cơng ty phát triển bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường gặp nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay.

3.1.2 Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của công ty

Xây dựng và vận hành hệ thống kế toán trách nhiệm phải đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý tại doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có cách thức quản lý khác nhau, trình độ tổ chức và cán bộ quản lý khác nhau, kế toán trách nhiệm phải đảm bảo các yêu cầu quản lý và trình độ quản lý đó phù hợp với mỗi giai đoạn kinh doanh.

Nguồn nhân lực ln đóng vai trị quan trọng trong bất kỳ sự thành công nào của doanh nghiệp. Vì nếu có sự khơng phù hợp giữa trình độ quản lý và yêu cầu của hệ thống thì kết quả tất yếu là sự thất bại. Do đó, để hệ thống kế toán trách nhiệm thật sự là cơng cụ kiểm sốt theo phạm vi trách nhiệm của các nhà quản trị thì hệ thống cần phải được xây dựng dựa trên sự phân tích đầy đủ, chính xác các nguồn lực của doanh nghiệp: con người, trình độ ứng dụng tin học,…; đồng thời, cần thực hiện chính sách nguồn nhân lực lâu dài bằng các chương trình huấn luyện đào tạo và phân công công việc hợp lý, nhằm tạo môi trường tốt nhất để nguồn nhân lực phát triển đồng hành phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơng ty.

3.1.3 Đảm bảo tính thống nhất với hệ thống báo cáo chung của công ty

Hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm bộ phận phải đảm bảo tính thống nhất với báo cáo chung của công ty.

Hệ thống báo cáo trách nhiệm là một bộ phận quan trọng của hệ thống báo cáo kế toán quản trị và hệ thống báo cáo chung của doanh nghiệp. Cho nên, báo cáo kế toán quản trị và báo cáo kế tốn tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau, mà báo cáo kế tốn tài chính được trình bày phải tn thủ các chuẩn mực kế tốn, mặc dù báo cáo kế tốn quản trị được lập khơng cần tn thủ theo các chuẩn mực này, nhưng các bộ phận quan trọng lại cần dựa vào các chuẩn mực chung để tạo ra hệ thống báo cáo kế toán

thống nhất hướng đến mục tiêu chung là cung cấp thơng tin phù hợp, có ích cho nhà quản lý.

3.1.4 Tính phù hợp và hài hịa giữa lợi ích và chi phí

Khi thực hiện hệ thống kế tốn trách nhiệm, nguyên tắc đặt ra là cần cân nhắc giữa chi phí bỏ ra cho hệ thống này và lợi ích mà nó mang lại. Đây là ngun tắc mà tất cả các nhà quản lý phải tuân theo.

Xây dựng và vận hành hệ thống kế toán trách nhiệm phải đảm bảo sự phù hợp, hài hòa giữa lợi ích và chi phí, đồng thời hiệu quả ln là mục tiêu cao nhất mà các nhà quản trị hướng đến. Vì vậy, khi xem xét về xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm các nhà quản lý không chỉ quan tâm đến sự phù hợp với quy mơ, u cầu, cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý mà cịn phải cân nhắc và so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại. Điều này đồng nghĩa với hệ thống kế toán trách nhiệm cần được xây dựng vừa phải đảm bảo chức năng kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đặt được mục tiêu chung của tổ chức vừa đảm bảo chi phí bỏ ra khơng lớn hơn lợi ích mang lại để đạt được mục tiêu.

Nếu kế toán trách nhiệm quá đơn giản trong khi đơn vị tổ chức phức tạp thì nhà quản lý khơng thể đánh giá được bộ phận. Ngược lại, nếu kế toán trách nhiệm quá chi tiết trong khi đơn vị tổ chức đơn giản thì kế tốn trách nhiệm trở nên khơng hiệu quả và tốn kém.

3.1.5 Đáp ứng các yêu cầu đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị tin hữu ích cho các nhà quản trị

Hệ thống báo cáo trách nhiệm là một bộ phận quan trọng của hệ thống báo cáo quản trị, do đó, các báo cáo này phải hướng đến mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý trong điều hành quản trị doanh nghiệp.

Các báo cáo trách nhiệm phải được xây dựng với biểu mẫu, nội dung đơn giản, dễ hiểu nhằm tạo điều kiện thuận lợi khi đưa vào triển khai thực hiện. Tuy nhiên, báo cáo phải chứa đựng những thông tin cần thiết, nhằm giúp nhà quản lý có đủ cơ

sở để đánh giá trách nhiệm đối với từng trung tâm trách nhiệm, từng bộ phậncụ thể trong cơng ty.

3.2 Hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty cổ phần Dƣợc TW Medipharco – Tenamyd

Theo các quan điểm về hoàn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm đã trình bày, việc hồn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm phải phù hợp với mơ hình tổ chức, trình độ quản lý, chi phí hợp lý, ngồi ra hệ thống báo cáo trách nhiệm phải thống nhất với hệ thống báo cáo chung của doanh nghiệp, đảm bảo yêu cầu đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và cung cấp thơng tin hữu ích cho các nhà quản trị. Để hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd thì cơng ty cần giải quyết một số vấn đề:

 Đề xuất ban giám đốc Tổ chức lại sự phân cấp quản lý từ đó làm cơ sở để Tổ

chức các trung tâm trách nhiệm

 Bổ sung các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm  Thiết lập các báo cáo trách nhiệm cho từng bộ phận

3.2.1 Tổ chức lại sự phân cấp quản lý tại công ty cổ phần Dƣợc TW Medipharco – Tenamyd

Để cho hệ thống kế tốn trách nhiệm được thực hiện tốt thì điều kiện để xây dựng được hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty là phải có được sự phân cấp quản lý rõ ràng giữa các phịng ban, bộ phận của cơng ty. Cơng ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd chưa thực hiện phân cấp quản lý rõ ràng, phù hợp với việc thiết lập hệ thống kế tốn trách nhiệm. Do đó, tác giả xin đề xuất lên ban giám đốc tổ chức lại phân cấp quản lý tại Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd, đây là điều cần thiết để có thể tổ chức các trung tâm trách nhiệm trong cơng ty. Cũng từ chính sự cần thiết đó, tác giả xin đề xuất tổ chức lại bộ máy quản lý của công ty như sau:

Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý Công ty cổ phần Dƣợc TW Medipharco-Tenamyd

Tổ chức quản lý được phân theo cơ cấu này thì sẽ dễ dàng phân định được các trung tâm trách nhiệm. Dựa trên sự phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức này, công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd có thể xây dựng các trung tâm trách nhiệm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.

Việc thiết lập thêm bộ phận kế toán quản trị giúp cho việc đánh giá trách nhiệm của công ty thuận lợi hơn. Chức năng chính của bộ phận kế tốn quản trị là: lập dự toán chung cho tồn cơng ty dựa trên thơng tin của kế tốn tài chính và dự tốn của các bộ phận phịng ban; phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm dựa trên kết quả thực hiện và dự tốn đã lập; từ kết quả phân tích làm cơ sở cho các tiêu thức phân bổ chi phí.

Giữa bộ phận kế tốn tài chính và kế tốn quản trị và các phịng ban có mối liên hệ về thơng tin. Để lập dự tốn cần phải có thơng tin của các phịng ban và của xưởng sản

Các CN Xưởng SX Phòng QC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược TW medipharco tenamyd (Trang 60 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)