Sự khác nhau giữa văn hóa tặng quà Trung Quốc với Nhật bản

Một phần của tài liệu nghien cuu van hoa tang qua cua nguoi trung quoc ung dung vao giao tiep thuong mai (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG I : Văn hóa tặng quà của người Trung Quốc

3.1 So sánh giữa văn hóa tặng quà trong giao tiếp thương mại của Trung Quốc

3.2.2 Sự khác nhau giữa văn hóa tặng quà Trung Quốc với Nhật bản

- Lựa chọn quà tặng

Người Nhật Bản coi trọng việc tặng quà hơn là giá trị của quà tặng. Các món q khơng cần phải đắt tiền, đơi khi chỉ là hộp bánh, tuy nhiên món q đắt tiền khơng bị coi là hối lộ. Bên cạnh giá trị sử dụng của các món quà, quà tặng của người Nhật cịn mang tính biểu trưng rất cao, như q tặng là xôi đậu đỏ biểu trưng cho sự may mắn, tốt lành; hay người Nhật cũng rất thích tặng nhau đũa, vì trong nhận thức của họ, đũa lúc nào cũng có đơi có cặp, và với cơng dụng với đũa là “gắp lấy”, người Nhật hình tượng hóa lên với ý nghĩa rằng với đôi đũa họ sẽ “gắp lấy” được những điều tốt đẹp trong cuộc sống như sẽ được lấy một cơ hội tốt, lấy một nghề nghiệp tốt, lấy một người yêu tốt…

Người Nhật đã quen nhận quà tặng và sau đó tặng món quà đó lại cho người khác. Điều này cũng có thể liên quan đến việc thiếu tài nguyên vật chất của Nhật Bản do Nhật Bản là một quốc đảo và ý thức sử dụng tài nguyên được phát triển bởi người dân từ khi còn nhỏ.

Với người Nhật Bản để cảm ơn một người nào đó đã làm gì cho mình, ví dụ cảm ơn về một lời mời, hoặc khi đến thăm nhà ai đó, họ thường gửi tặng một món quà nhỏ như bánh, kẹo hay rượu sake. Món quà này được gọi là Temiyage.

Những món quà mà người Nhật thường không bao giờ tặng cho nhau những chiếc lược chải tóc vì từ chiếc lược trong tiếng Nhật là “kushi”, “ku” là sự chịu đựng, sự đau khổ, “shi” đồng âm với từ “chết”, “kushi” là cộng cả hai điều bất hạnh này. Người Nhật thích hàng hiệu, nhưng họ ghét được tặng những món quà có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tính tham lam, giảo hoạt. họ cũng khơng thích con số 4 và số 9. Khơng nên tặng trà vì trà có ý nghĩa là người nhận không trong sạch.Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng như bình hay hủ, vì điều đó thể hiện sự mau vỡ, không bền. Nếu người nhận quà không phải là

người thân hay người yêu của mình thì khơng nên tặng cà vạt và dây đeo cổ vì người nhận sẽ nghĩ rằng mình muốn trói buộc họ.

Khác với Trung Quốc, người Nhật Bản thường chọn một bó cúc để tặng khi khách ghé thăm nhà, nhưng loại hoa cúc này chỉ có thể là 15 cánh, chỉ có huy hiệu của hồng thất mới được dùng hoa cúc 16 cánh. Không nên tặng những món quà có logo của cơng ty hoặc q tặng bằng tiền, vì đó là điều cấm kỵ tại Nhật. Đây cũng là một điểm khác biệt so với văn hóa tặng quà của người Trung Quốc mà bạn nên chú ý.

Cách gói quà

Người Nhật đặc biệt chú ý đến việc món quà đó được gói và trang trí như thế nào, điều đó rất quan trọng với người Nhật. Trong văn hóa của người Nhật, việc chuẩn bị, trang trí một món q quan trọng hơn giá trị sử dụng của nó. Bởi qua cách gói, trang trí món q đó thể hiện sự khéo léo, để ý quan tâm hay coi trọng món quà mà người đó mang tặng hay khơng, nó thể hiện tình cảm, cử chỉ, tính cách của người tặng và đem lại cho họ một món quà thật sự ý nghĩa. Chính vì thế mà món q của người Nhật được trang trí rất cơng phu và có những giá trị biểu trưng rất cao, quà tặng được gói bằng giấy Nhật cột thắt bằng sợi dây hai màu đã được tẩy tịnh gọi là Mizuhiki, và đính kèm theo đó là Noshi. Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây giấy xinh đẹp. Người Nhật cho rằng nút thắt vặn theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ tấm lòng của người tặng quà. Những dịp chúc mừng họ sẽ thắt dây giấy màu đỏ trắng theo hình chiếc kéo để tương trưng cho may mắn đang đến, nhưng dịp buồn thì thường thắt dây giấy màu trắng đen để tượng trưng cho sự buồn đau và sự đen đủi sẽ không đến nữa.

Mizuhiki là vật trang sức cho những món quà của người Nhật. Nó khiến món quà trở nên sinh động và đẹp đẽ hơn, cũng nhấn mạnh thêm sự chu đáo quan tâm của người tặng đối với người nhận. Nó được làm từ một loại giấy làm từ bột gạo, từ mizuhiki được ghép bởi 2 từ mang nghĩa “nước” và “kéo” nhằm thể hiện quá người thợ kéo dãn nguyên liệu bột gạo sau các chu trình xử lý trong nước để tạo ra những sợi dây thừng bằng giấy đủ màu này. Các mẫu mizuhiki phổ biến là hình ảnh các nút dây tạo thành hình Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phượng) hay các loài hoa thanh nhã như hoa mai, hoa đào… gắn lên trên món quà, chúng góp phần làm cho quà tặng trở nên đẹp đẽ hơn và cũng thể hiện thành ý của người tặng quà, màu sắc của mizuhiki cũng biểu trưng cho món quà đó được tặng vào dịp nào, nếu là những dịp chúc mừng thì các dây

mizuhiki có màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng… tượng trưng cho sự may mắn đang đến, cịn vào các dịp chia buồn thì sử dụng hai màu đen và trắng tượng trưng cho sự buồn đau và đen đủi sẽ không đến nữa; ví dụ như q tặng đám cưới thì sợi mizuhiki là màu vàng và bạc với phần vàng ở phía bên phải một phần ba, cịn q phúng viếng thì buộc mizuhiki màu đen và trắng.

Noshi là tiếng gọi tắt của noshiawabi, tức là một miếng bào ngư mỏng phơi khơ được gói chung vào quà tặng. Trong văn hóa Nhật Bản bào ngư tượng trưng cho sự sống lâu bền, bên cạnh đó người Nhật ta tin rằng mùi tanh nồng của hải sản có vỏ sẽ đánh đuổi được linh hồn quỷ dữ, niềm tin này đã tạo ra phong tục đính kèm một sợi noshi màu đỏ và giấy trắng gấp vào món quà; noshi được sử dụng để buộc quà trong rất nhiều dịp, nhưng không bao giờ được gắn vào các món quà như cá, gia cầm, trứng, thức ăn (những món quà này cũng khơng dùng dây mizuhiki mà thay vào đó đặt lá tre hoặc lá nanten – cây nam thiên lên trên) và những món quà chia buồn. Tuy nhiên ngày nay, một sợi dây bằng giấy màu vàng đã được thay thế cho noshi, hoặc có thể người ta viết hai chữ no và shi bằng chữ Hiragana nối vào nhau trên tờ giấy gói thay vì một miếng bào ngư thật.

Khi vận chuyển món quà, người Nhật thường dùng một miếng vải chuyên dùng để bọc món quà từ bên ngồi có tên là Furoshiki; Furoshiki là một loại khăn vải khổ lớn hình vng nhiều màu sắc và họa tiết đẹp mắt, có thể mang đi dễ dàng, Furoshiki có thể làm bằng nhiều chất liệu như lụa, vải bơng hoặc sợi tổng hợp. Furoshiki có đủ loại kích thước để phù hợp với các đồ vật được gói, với đủ loại hoa văn màu sắc, các họa tiết tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, thịnh vượng, mạnh mẽ, chúc phúc…

Bạn không nên sử dụng những loại giấy gói có màu quá sáng. Đặc biệt là màu trắng vì nó tượng trưng cho màu chết chóc.

- Cách tặng quà

Người Nhật Bản khi tặng quà hay khi trao danh thiếp thì phải sử dụng cả 2 tay. Khi tặng quà cho một nhóm người nào đó, thì hãy chắc chắn đảm bảo có đủ quà cho tất cả những người có mặt ở đó. Vì nó được xem là cực kỳ thơ lỗ khi tặng q chỉ có một người mà những người khác thì khơng tặng. Hoặc là tặng q cho cả nhóm, hoặc là tặng mỗi thành viên một món quà. Bản thân món quà phải có vẻ khiêm tốn càng nhiều càng tốt so với giá trị thật của nó. Thời điểm tốt nhất để tặng quà là kết thúc cuộc gặp mặt.

3.3 So sánh giữa văn hóa tặng quà trong giao tiếp thương mại của Trung Quốc với Phương Tây – đặc biệt là Mỹ Quốc với Phương Tây – đặc biệt là Mỹ

Một phần của tài liệu nghien cuu van hoa tang qua cua nguoi trung quoc ung dung vao giao tiep thuong mai (Trang 37 - 40)