KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghien cuu van hoa tang qua cua nguoi trung quoc ung dung vao giao tiep thuong mai (Trang 45 - 48)

1. Kết luận về văn hóa tặng quà của người Trung Quốc và ứng dụng vào giao tiếp thương mại. thương mại.

Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu văn hóa tặng quà của người Trung Quốc và ứng dụng vào giao tiếp thương mại”, nhóm NCS rút ra được một số kết luận như sau:

Một là, tặng quà là một trong những phương thức ngoại giao mang lại hiệu quả tình cảm tốt nhất. Hầu như bất cứ món q nào cũng có ý nghĩa biểu thị riêng biệt của người tặng đối với người nhận. Đó có thể là lời cảm ơn, lời chúc phúc, thay lời tri ân hoặc thể hiện tấm lòng hiếu thảo, tình yêu… Tặng quà, không chỉ là một hành động mà nó cịn là một hành vi văn hóa, và hơn tất thảy, nó cịn được đánh giá là một nghệ thuật lắm cơng phu, bởi nó thể hiện sự chu đáo và tấm lòng của người tặng .

Hai là, Trung Quốc là một đất nước có nền văn hóa lâu đời. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, họ đã xây dựng nên những nét đặc điểm trong nền văn hóa tặng quà của dân tộc mình. Theo phong tục người Trung Quốc, vào các dịp lễ kịp niệm như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, mừng thọ… hay các sự kiện quan trọng như khai trương doanh nghiệp, tân gia… Người Hoa thường dành tặng nhau những món quà thay cho lời chúc mừng với hàm ý cầu mong những điều tốt đẹp may mắn sẽ đến với người được nhận. Khi lựa chọn giấy bọc quà, người Trung Quốc thường lựa chọn màu đỏ - tượng trưng cho sự may mắn, màu vàng và màu hồng- tượng trưng cho hạnh phúc, sung túc; và thường tránh màu trắng, đen và xanh lam vì nó tượng trưng cho tang tóc, chết chóc. Người Trung Quốc cũng kị những quà tặng như quả lê, giày, đồng hồ, ơ dù vì họ cho rằng những món q này khơng may mắn.

Ba là, nền kinh tế của Trung Quốc là nền kinh tế bậc nhất trên thế giới hiện nay, có sức ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế khác trên thế giới, trong đó đặc biệt là Việt Nam. Vì vậy việc đàm phán với các thương nhân người Trung Quốc trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế. Và để củng cố mối quan hệ làm ăn lâu dài thì tặng quà là yếu tố hết sức quan trọng. Trong việc giao tiếp thương mại, người Trung Quốc luôn coi trọng lễ nghĩa, vì vậy tặng quà kinh doanh là một nghệ thuật và kỹ năng. Khi giao tiếp thương mại với người Trung Quốc, bạn nên lựa chọn thời điểm “vàng”, chọn những món quà “giá trị” có thể đem lại thiện cảm tốt nhất

cho bạn làm ăn của mình. Hơn nữa, khéo léo, lịch thiệp trong lời ăn, tiếng nói, các cử chỉ hành động chân thành sẽ là chìa khóa giúp cho mối quan hệ làm ăn của bạn đạt được thành công đáng mong đợi.

Bơn là, trong thời kì kinh tế khơng ngừng phát triển hiện nay, các nhà kinh doanh, các công ty kinh doanh ở Trung Quốc mọc lên ngày càng nhiều. Song song với sự tăng trưởng kinh tế ấy, việc tặng quà ngày càng được khuếch đại. Tại Trung Quốc, tặng quà thể hiện một sức mạnh kinh tế, làm tăng thể diện cho người tặng, đồng thời món quà thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận. Cũng bởi vậy mà hiện nay những biến tướng trong văn hóa tặng quà của người Trung Quốc đang diễn ra khá phổ biến, buộc cho chính phủ của Trung Quốc phải đưa ra hàng loạt các biện pháp chống tham nhũng.

Năm là, văn hóa tặng quà là một cử chỉ văn minh, lịch sự ở một số nước nhưng cũng có thể bị coi như một hành động hối lộ ở một số nước khác. Vì vậy trước khi làm ăn kinh tế hay giao tiếp thương mại với các nước trên thế giới, bạn cần thiết phải tìm hiểu về văn hóa tặng q của nước ấy, hoặc ít nhất bạn cũng nên hiểu biết về những điều cấm kỵ, những điều khơng nên làm, những món q khơng nên tặng,… Việc hiểu biết về quan điểm tặng quà, cách thức tặng quà, sở thích về quà tặng,... phù hợp với các đối tác đến từ những nền văn hóa khác là yếu tố quyết định giúp bạn tạo ấn tượng tốt và có nhiều cơ hội thành cơng trong kinh doanh.

Khả năng ứng dụng của kết quả nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu về văn hóa tặng quà của người Trung Quốc và ứng dụng vào giao tiếp thương mại của nhóm NCS đã giúp cho người đọc hiểu biết cụ thể hơn về văn hóa tặng quà trong kinh doanh của người Trung Quốc, từ đó giúp cho việc giao thương, làm ăn buôn bán, hợp tác kinh doanh,… trở nên thuận lợi và giúp gây được ấn tượng cũng như sự tín nhiệm từ đối tác của Trung Quốc. Đồng thời từ việc hiểu biết vê văn hóa tặng quà trong kinh doanh của người Trung Quốc này mà những sinh viên chuyên ngành tiếng Trung thương mại nói riêng và những sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung sẽ có thêm những hành trang vững chắc khi học tập chuyên ngành ở trên ghế nhà trường bây giờ, cũng như giúp các sinh viên nắm vững kiến thức về văn hóa tặng quà Trung Quốc- một kĩ năng giao tiếp thương mại quan trọng giúp cho công việc thương mại và đàm phán kinh doanh với Trung Quốc trong tương lai. Sinh viên trong thời kì kinh tế hội nhập ngày nay, cần phải biết cách hòa nhập vơi thế giới. Không những sinh viên cần củng cố thêm cho bản thân về mặt ngôn ngữ ( tiếng Anh,

tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật,..) mà cần phải học hỏi nâng cao những kiến thức khác như về văn hóa, xã hội các nước trên thế giới, trong đó có văn hóa tặng quà. Từ kết quả nghiên cứu về văn hóa tặng quà trong kinh doanh, nhóm NCS đã đưa ra sự so sánh về văn hóa tặng quà của một số nước tiêu biểu trên thế giới. Nhờ vậy sẽ giúp cho các sinh viên nói riêng, người đọc nói chung nhận ra được những điểm khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau, từ đó vận dụng vào giao tiếp thương mại để tạo nên những mối quan hệ hợp tác kinh doanh thành công.

2. Một số kiến nghị

Dựa trên các kết quả nghiên cứu được nhóm NCS xin đưa ra một số kiến nghị sau :

Một là, văn hóa tặng quà là một nét đẹp trong văn hóa nhân loại, đặc biệt là nền văn hóa Trung Quốc. Vì vậy việc tìm hiểu sâu về lĩnh vực này là rất cần thiết đối với tất cả mọi người mà đặc biệt là sinh viên ngày nay. Một nền tảng kiến thức xã hội, văn hóa phong phú, đa dạng sẽ trở thành vũ khí lợi hại giúp bạn thành công trên con đường kinh doanh hay giao thương với bạn bè nước ngoài.

Hai là, văn hóa tặng quà trong kinh doanh của người Trung Quốc mang đậm bản sắc dân tộc của nước có hàng ngàn năm lịch sử. Vì vậy trước khi bạn muốn tặng quà cho đối tác kinh doanh, bạn nên tìm hiểu kĩ về nghi thức tặng quà, những thời điểm “vàng”, những món quà “giá trị”,… Như vậy vừa giúp bạn cảm thấy tự tin khi giao tiếp với đối tác, vừa giúp cho mối quan hệ kinh doanh của bạn trở nên khăng khít, bền đẹp, nhận được sự tơn trọng từ phía đối tác kinh doanh.

Ba là, mỗi đất nước mỗi vùng miền lại mang nét văn hóa tặng quà khác nhau, vì vậy khi làm ăn kinh doanh, bạn nên tìm hiểu trước về văn hóa của nước đối tác kinh doanh. Điều ấy sẽ giúp bạn tránh khỏi phiền tối, những câu chuyện khó xử lí và đồng thời cũng giúp cho công việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn.

Bốn là, đối với sinh viên chuyên ngành tiếng trung thương mại, việc hiểu biết và nắm vững các kiến thức về văn hóa tặng quà là điều rất cần thiết. Nhưng song song với việc tìm hiểu ấy, nhà trường nên thường xuyên tổ chức cho sinh viên các hoạt động, các cuộc thi có liên quan đến lĩnh vực này để sinh viên có thể tiếp cận sớm với văn hóa tặng quà trong kinh doanh của người Trung Quốc. Từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm cho bản thân trong tương lai. Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn cho sinh viên sau khi ra trường và đàm phán, giao tiếp thương mại với các đối tác kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 G.S Phan Ngọc : Bản sắc văn hóa Việt Nam

2 G.S Trần Ngọc Thêm: “Những vấn đề văn hóa học và lý luận” NXB Văn hóa – văn nghệ xuất bản năm 2013.

3 Nguyễn Thu Hồng: bài báo “ Tìm hiểu về văn hóa q tặng trong phong tục của người Việt”

4 Arjun Appadurai: Cuộc sống xã hội của đồ vật 5 Marcel Mauss: “Luận về biếu tặng” (The gift)

6 Yang Yang và Jeff Galak: Nghiên cứu phát hành tháng 11-2015 trên tạp chí Tính cách và tâm lý xã hội (Journal of Personality and Social Psychology)

7 Richard H: Cultural Anthropology: A Problem-Based Approach 8 Lowrey: A taxonomy from the Giver’s Perspective (2004)

9 Belk và Coon: A An Iternative to the Exchange Paragigm Based on Dating Experiences (1993)

10 Goodwin: Gift giving consumer motivation and the gift purchase process (1990) 11 Komter: Gift Giving and the Emotional significance of Family and Friend ( 1997) 12 Wang, Jianfcng, Francis Piton, Mai Van Xuan: Faring one thousand miles to give goose feathers:gift giving in the People’s Republic of China (2001)

13 Wolfinbarger: Motivations and symbolism in gift giving behavior (1990)

14 Braganti và Devine: The Traveler’s Guide to Asian Customs and Manners: How to Dine, Tip, Bargain, Dress, Make Friends, and Conduct Business while in Asia

15 Chan, Allan K.K., Denton, Luther, Tsang, Alex S.L: The art of gift giving in China (2003)

26 Braganti và Devine :“The Traveler’s Guide to Asian Customs and Manners: How to Dine, Tip, Bargain, Dress, Make Friends, and Conduct Business while in Asia” 27 金文学:《中日韩三国的送礼文化》(2003) 28 关向娜:《中日送礼文化比较研究》(2011) 29刘佳:《 中国人送礼观念与影响因素研究》(2010) 30 玛雅:《蒙汉送礼文化对比研究》(2015) 31 杨中芳:《香港社会价值变迁与送礼的行为》 (2006) 32 吕 蕊,邹媛春:《商务礼仪实用教程》

Một phần của tài liệu nghien cuu van hoa tang qua cua nguoi trung quoc ung dung vao giao tiep thuong mai (Trang 45 - 48)