Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải (Trang 69 - 72)

2.3 Đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về thực hiện dự án hỗ trợ phát

2.3.1 Những kết quả đạt được

Về mặt thể chế, chính sách, quy định pháp luật

Trong suốt thời gian qua, hệ thống pháp luật về ODA của Việt Nam đã có nhiều thay đổi, được điều chỉnh, bổ sung theo hướng tích cực, tinh giản quy trình thủ tục để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn, kế hoạch của quốc gia; và có sự thay đổi, chuyển hướng lĩnh vực ưu tiên phát triển, sử dụng vốn ODA để tăng tính hiệu quả và tính kinh tế của việc đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA. Trong đó, các nghị định về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Việt Nam qua các năm đã chú trọng tăng cường công tác giám sát, đánh giá chặt chẽ từ cấp trung ương đến địa phương như Ba Lan và Malaysia đã thực hiện. Góp phần kiểm sốt tiến độ, tăng cường phịng chống tham nhũng, lãng phí.

Bên cạnh đó, quy định về việc ưu tiên sử dụng vốn ODA khơng hồn lại, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cho những lĩnh vực nào với cơ chế gì cũng đã được nêu cụ

thể trong Nghị định đã thể hiện rõ định hướng của Chính phủ trong việc sử dụng vốn ODA nói chung trong giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt, quy định mới điều chỉnh về nguyên tắc sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ đã cho thấy sự rà soát, đánh giá và bám sát thực tiễn triển khai các dự án sử dụng vốn ODA của Chính phủ khi xây dựng và ban hành luật để vốn ODA được đầu tư sử dụng hiệu quả và thiết thực hơn; chú trọng tập trung và ưu tiên đầu tư có chọn lọc tránh dàn trải.

Bên cạnh đó, quy định về cơ chế tài chính của vốn ODA-giao lại trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn cho các địa phương khi áp dụng cơ chế cho vay lại cho các dự án ODA, tương tự như biện pháp của Trung Quốc về việc “ai hưởng lợi, người đó

trả nợ”.

Với bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội, nhờ q trình thu hút đầu tư nước ngồi và cải thiện môi trường và năng lực trong nước, các Nhà tài trợ cũng bắt đầu nới lỏng và có một số quy định “thoáng hơn’, bớt kiểm soát và ràng buộc về mặt thẩm định kết quả so với trước kia ví dụ như quy trình NCB. WB, ADB và Cục quản lý đấu thầu của Bộ KHĐT đã thống nhất xây dựng và ban hành mẫu HSMT xây lắp hài hòa để làm cơ sở triển khai đấu thầu các gói thầu xây lắp theo phương thức đầu thầu rộng raĩ trong nước qua mạng. Đây đều là những dấu hiệu tích cực và thúc đẩy hơn nữa việc cải thiện, nâng cao về thể chế pháp luật và hài hoà với nhau, tạo điều kiện thuận lợi trong quy trình đầu tư thực hiện dự án ODA.

Các quy định về vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã được bổ sung những quy định rất thực tiễn như: Quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh/ thành phố quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Đặc biệt, yêu cầu đảm bảo sinh kế cho người có đất thu hồi đã được quy định cụ thể và đầy đủ hơn thông qua quy định về các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Những nội dung này thể hiện sự nỗ lực thiết thực và cải cách tích cực của Nhà nước trong việc hỗ trợ đền bù cho những người bị ảnh hưởng khi thu hồi đất. Những cách thức hỗ trợ này cũng nhất quán về mục tiêu với nguyên tắc tái định của của ADB,WB.

Về mặt giám sát, đánh giá dự án ODA

Như đã phân tích ở trên, quy định của Việt Nam về ODA thời gian qua đã có sự cải thiện để chú trọng công tác giám sát, đánh giá và báo cáo của dự án ODA. Cơ chế giám sát, đánh giá và chế độ báo cáo của dự án đầu tư công được triển khai xuyên suốt từ trung ương đến địa phương và quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc giám sát, đánh giá dự án tại Luật đầu tư công 2019. Các BQLDA hằng quý, hằng năm sẽ phải nộp Báo cáo đánh giá giám sát đầu tư cho Sở KHĐT tổng hợp trình UBND Thành phố báo cáo Bộ KHĐT về tình hình thực hiện dự án, kết quả đạt được và các khó khăn vướng mắc cùng đề xuất kiến nghị để các cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp làm cơ sở để tiếp tục cải thiện xây dựng cơ chế đánh giá, giám sát và cũng là cơ sở để cân nhắc xây dựng điều chỉnh quy định quản lý nhà nước liên quan một cách thảo đáng, thiết thực và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, quy định về quy trình thẩm định dự án, thẩm định, thẩm tra các nội dung các hạng mục đầu tư của dự án cũng góp phần quan trọng vào việc giám sát, đánh giá dự án nói chung khi khơng chỉ được cơ quan chun ngành xem xét, thẩm định mà còn được các cơ quan hữu quan cho ý kiến về các nội dung của dự án. Bước này cũng là cơ hội để các CQTH dự án nhìn nhận lại các nội dung hạng mục đầu tư và kiểm soát được việc đầu tư trùng lặp các hạng mục, khớp nối các dự án hiệu quả hơn.

Một nội dung quan trọng không thể không nhắc đến trong việc giám sát đầu tư cơng đó là thanh tra, kiểm tốn dự án sau khi hồn thành. Quá trình này là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước trong công tác hậu kiểm, giúp quản lý và cảnh báo các cơ quan thực hiện và các ngành, các cấp về việc triển khai đầu tư thực hiện dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích.

Ngồi ra, các dự án sử dụng vốn ODA còn đồng thời phải tuân thủ cơ chế giám sát, đánh giá của phía Nhà tài trợ. Xét trên thực tiễn triển khai dự án, việc kiểm sốt chặt chẽ này của phía Nhà tài trợ thúc đẩy CQTH tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thực hiện dự án, thực hiện đầu tư minh bạch, công bằng, công khai.

Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực thực hiện dự án

Con người là yếu tố then chốt, là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của dự án và nhận thức được vấn đề này nên Việt Nam trong nhiều năm qua, một phần của nguồn vốn ODA đã được sử dụng để đào tạo và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện dự án của các lĩnh vực đầu tư. Thơng qua các lớp tập huấn, các khố đào tạo, các khố tham quan học tập tại nước ngồi để học hỏi cách quản lý, thực hiện và trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước đầu ngành, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đã có sự cải thiện. Khơng chỉ về mặt trình độ chun mơn mà khả năng xây dựng kế hoạch, đề án để triển khai quản lý hiệu quả và ngoại ngữ cũng được Việt Nam chú trọng đầu tư. Những nội dung này thể hiện định hướng và tầm nhìn đầu tư đúng đắn, bền vững của Đáng và Nhà nước khi chú trọng phát triển nguồn nhân lực và đầu tư vào giáo dục.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)