Quy trình thực hiện dự án ODA

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải (Trang 51 - 55)

2.1 Thực thi quyđịnhpháp luật Việt Nam về thực hiện dự án hỗ trợ phát triển

2.1.1 Quy trình thực hiện dự án ODA

Các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực giao thông vận tải sử dụng vốn ODA trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện tại đang áp dụng hình thức tổ chức là UBND Thành phố Hà Nội đóng vai trị Cơ quan chủ quản (EA) của các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Sau khi dự án được phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư, EA sẽ giao cho các Ban quản lý dự án chuyên ngành (BQLDA) để chịu trách nhiệm thực hiện dự án với vai trò là Chủ đầu tư - Cơ quan thực hiện (IA) của dự án theo quy định. Ví dụ: đối với các dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng về cầu, đường bộ trên địa bàn Thành phố thì Ban QLDA ĐTXD cơng trình giao thơng TP Hà Nội sẽ làm Chủ đầu tư hoặc đối với các dự án xây dựng đường sắt đơ thị (Metro) thì sẽ Ban quản lý đường sắt đô thị (MRB) thực hiện…

Để triển khai thực hiện dự án, mỗi BQLDA sẽ ban hành quy trình QLDA riêng để thống nhất quy trình, thủ tục xử lý từng bước trong mỗi giai đoạn thực hiện dự án. Đây là cơ sở để các phịng chun mơn, nghiệp vụ của Ban tham chiếu và áp dụng. Tuy nhiên, dự án sử dụng vốn vay ODA tuân thủ đồng thời các quy định của Nhà tài trợ nên quy trình xử lý sẽ nhiều và phức tạp hơn, đặc biệt là ở bước đấu thầu và GPMB.

Mặc dù tùy theo quy trình thực hiện dự án của từng đơn vị và tùy theo tính chất, tiến độ dự án sẽ có những chỉ đạo đôn đốc để đẩy nhanh thủ tục, linh động xử lý hoặc chuẩn bị các hành động trước, thực hiện song song các quy trình để tận dụng thời gian trống, thời gian chờ và đồng thời đẩy nhanh hết mức tiến độ thực hiện dự án, quy trình thực hiện các dự án ODA trong thực tế được triển khai như sau:

Giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án: Xác định dự án; Thẩm định, phê duyệt dự án và ký kết thoả thuận vay

Việc xác định dự án sử dụng vốn vay được bắt đầu bằng việc xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH bên phía Chính phủ và CSP bên phía ADB. Trên cơ sở ưu tiên của Chính phủ trong việc sử dụng ODA thể hiện trong Kế hoạch phát triển KTXH, xuất phát từ nhu cầu tài trợ của các địa phương, các CQCQ sẽ đưa ra ý tưởng dự án và chuẩn bị Danh mục Yêu cầu tài trợ ODA trình TTCP thơng qua Bộ KHĐT, kèm theo Đề cương chi tiết dự án (ĐCCTDA).

Hiện nay, các nhà tài trợ thường cung cấp viện trợ khơng hồn lại để chuẩn bị và lập ĐCCTDA hay cịn gọi là PPTA. Ví dụ như dự án Tăng cường GTĐT bền vững cho Tuyến đường sắt đô thị số 3 HN tài trợ bởi ADB và CTF, được ADB cung cấp HTKT để lập BCNCKT- thiết kế cơ sở của dự án, tư vấn lập do ADB tuyển chọn theo phương thức SSS.

Theo quan sát chung và tìm hiểu của học viên, hiện nay, thực tế các dự án giao thông vận tải sử dụng vốn vay ODA trên địa bàn Hà Nội thường sẽ được lựa chọn để đầu tư theo quy trình như sau:

- ADB/WB sẽ đề xuất làm việc với Chủ tịch UBND Thành phố theo định hướng hỗ trợ hợp tác của phía Nhà tài trợ dành cho Hà Nội. Trên cơ sở đó, UBND Thành phố giao Sở KHĐT chủ trì làm việc cùng Đồn cơng tác của Nhà tài trợ để xem xét, báo cáo đề xuất đầu tư các dự án cần thiết. Ví dụ: Cuối năm 2021 vừa qua, ADB đã có buổi làm việc với Phó Chủ tịch UBND Thành phố để khởi động chương trình xúc tiến đầu tư, sau đó Đồn công tác đã được hướng dẫn phối hợp làm việc với Sở KHĐT để thảo luận về các dự án đề xuất sử dụng vốn vay ADB trong thời gian tới. Trong quá trình này, Sở KHĐT sẽ chủ trì xin ý kiến các sở, ngành liên quan để xem xét tính khả thi của các dự án đang đề xuất. Cuối cùng sẽ tổng hợp và báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định danh mục đầu tư.

- Đối với danh mục dự án được Thành phố lựa chọn đề xuất xin tài trợ, hai bên sẽ triển khai q trình chuẩn bị ĐCCTDA thơng qua một PPTA do Ngân hàng viện trợ khơng hồn lại để trình phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt văn kiện dự án.

CQTH dự án dự kiến sau này sẽ phối hợp tham gia góp ý ĐCCTDA do tư vấn lập và trình thẩm định phía Chính phủ. Sau khi có đầy đủ ý kiến của sở ngành và hồn thiện hồ sơ, CQTH sẽ trình phê duyệt chủ trương đầu tư lên Chính Phủ và trình CQCQ phê duyệt văn kiện dự án. Bước tiếp theo là tiến hành đàm phán ký kết khoản vay theo quy trình như sơ đồ lập dưới đây:

Hình 2.1: Quy trình ký kết hiệp định vay sau khi phê duyệt dự án

- Liên quan đến bước đàm phán ký kết hiệp định vay, nếu dự án được giao theo cơ chế vay lại, trung ương cấp phát một phần và cho vay lại theo tỉ lệ nhất định, UBND Thành phố sẽ ký hiệp định vay phụ với Bộ Tài chính; Phó Chủ tịch UBND Thành phố phụ trách lĩnh vự của dự án đầu tư thường sẽ được ủy quyền ký Hiệp định vay phụ và sửa đổi (nếu có). Song song với q trình này, nhóm dự án của BQL và Nhà tài trợ sẽ xây dựng PAM bao gồm chi tiết các nội dung quản lý dự án, hướng dẫn quy trình quản lý đấu thầu, tái định cư (nếu có đói với dự án có thu hồi đất) tài chính, giải ngân, báo cáo, kiểm tốn…

Giai đoạn thực hiện dự án

Trên cơ sở quyết định phê duyệt dự án, trong đó giao Chủ đầu tư thực hiện dự án của UBND Thành phố, Ban QLDA chuyên ngành được giao nhiệm vụ sẽ bố trí nhân sự, thành lập tổ dự án bao gồm các cán bộ đã tham gia vào quá trình chuẩn bị dự án để đảm bảo tính liên tục cao nhất. Tuy nhiên những cán bộ này không phải là các cán bộ chỉ chuyên thực hiện một dự án mà sẽ kiêm nhiệm thực hiện đồng thời 2- 3 dự án khác nhau tùy theo phân công và sắp xếp cơng việc của các phịng. Do các dự án vốn vay ODA thường bị dàn trải kéo dài thời gian thực hiện nên các nhân viên thực hiện dự án ban đầu thông thường sẽ bị điều động phối hợp thực hiện dự án khác hoặc có những nhân viên đã chuyển vị trí cơng tác.

Theo quy định và chức năng nhiệm vụ của Ban QLDA, đơn vị này sẽ đại diện cho CQCQ để quản lý các công việc hàng ngày của thực hiện dự án, bao gồm (i) chuẩn bị kế hoạch thực hiện chi tiết, (ii) theo dõi và giám sát thực hiện dự án, (iii) đấu thầu và quản lý hợp đồng, (iv) quản lý tài chính và kế toán, (v) báo cáo thực hiện dự án, (vi) nghiệm thu và thanh toán khối lượng hồn thành và thanh tốn cuối cùng, và (vii) các nội dung khác do CQCQ giao.

Trong quá trình chuẩn bị dự án (lập BCNCKT), Kế hoạch đấu thầu sơ bộ sẽ được chuẩn bị và bao gồm trong tài liệu nghiên cứu khả thi của dự án. Khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án, Ban QLDA sẽ cập nhật và trình Sở KHĐT thẩm định; UBND Thành phố phê duyệt KHLCNT điều chỉnh, bổ sung giai đoạn thực hiện dựa án. Trước khi trình thẩm định phê duyệt KHLCNT, BQLDA cần phải có ý kiến khơng phản đối của Nhà tài trợ về dự thảo KHLCNT này.

Cũng trong q trình chuẩn bị dự án (FS của Chính phủ và PPTA của Nhà tài trợ), Kế hoạch giải phóng mặt bằng hoặc Khung kế hoạch giải phóng mặt bằng (nếu dự án có các hợp phần chưa được lựa chọn và thiết kế trước khi thẩm định dự án) đã được cả Chính phủ và Ngân hàng phê duyệt. Để thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng trong giai đoạn thực hiện dự án, BQLDA sẽ thực hiện quy trình theo quy định của Chính phủ và theo các nội dung đã được Nhà tài trợ thống nhất, phê duyệt. Trong

quy trình này, BQLDA phải phối hợp với UBND các quận huyện để thành lập Tổ công tác và Hội đồng BT, HT & TĐC để tiến hành các công việc GPMB.

Trên cơ sở KHLCNT được Nhà tài trợ không phản đối và được UBND Thành phố phê duyệt, BQLDA sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu theo thời gian đã dự kiến và phương thức đã được duyệt. Sau khi đã tuyển chọn xong các nhà thầu và hồn thành cơng tác thi cơng xây dựng mua sắm hàng hố (nếu có) của dự án, dự án sẽ đi đến bước cuối cùng là bàn giao đi vào sử dụng; kết thúc dự án

Giai đoạn hoàn thành, kết thúc dự án và bàn giao sử dụng

Khi hồn thành các cơng trình kỹ thuật của dự án, cán bộ Ban QLDA và TVGS của dự án cùng nhà thầu thi công sẽ tiến hành kiểm tra, chạy thử và nghiệm thu các sản phẩm cuối cùng theo hợp đồng đã ký. Sau khi đã vận hành, chạy thử, BQLDA sẽ kiểm đếm và bàn giao cơng trình cho bên sử dụng. Đối với cơng trình giao thơng đường bộ, cơng trình sẽ được bản giao cho các quận để quản lý vận hành và duy tu bảo trì theo quy định. Cịn đối với các dự án Metro, sau khi hoàn thành sẽ được bàn giao cho Công ty TNHH MTV Metro Hà Nội để quản lý và vận hành.

Chủ đầu tư dự án tiếp đó thực hiện quyết tốn hồn thành cơng trình với Sở Tài chính và thanh lý hợp đồng với các nhà thầu dự án. Trong vòng từ 06 tháng đến một năm sau ngày dự án hoàn thành, CQTH phải hoàn thành Báo cáo hoàn thành dự án (PCR). Ngân hàng sẽ sử dụng Báo cáo này để chuẩn bị Báo cáo hồn thành dự án của phía Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)