3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dự án hỗ trợ phát
3.2.2 Triển khai sâu rộng phân cấp uỷ quyền trong quản lý thực hiện dự án
Mặc dù quy định hiện nay đã có chủ trương phân cấp uỷ quyền cho UBND cấp tỉnh địa phương trong việc thực hiện dự án ODA tuy nhiên vấn đề này cho đến bây giờ vẫn chưa được triển khai thực hiện đồng bộ trên cả nước do chưa có quy định cụ thể. Với bài học thành cơng từ Trung Quốc trong việc phân cấp uỷ quyền giao trách nhiệm cho địa phương sử dung vốn ODA, việc phân cấp uỷ quyền trong thực hiện dự án ODA cần phải được chú trọng và triển khai sâu rộng trong thực tế. Cụ thể, cần phải bổ sung quy định hướng dẫn về việc phân cấp, uỷ quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, phê duyệt điều chỉnh chủ trương/điều chỉnh dự án của Chính phủ cho các dự án nhóm B cho địa phương để giảm quy trình, thủ
tục và thời gian chuẩn bị, xử lý khi cần phải điều chỉnh chủ trương, điều chỉnh dự án do kéo dài thời gian thực hiện hay điều chỉnh phạm vi thực hiện và thay đổi cơ cấu tổng mức đầu tư. Cụ thể, đề xuất điều chỉnh quy định về thẩm quyền phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư của Chính phủ tại khoản 2, Điều 12, Nghị định 114/2021/NĐ-CP, giao UBND cấp tỉnh, thành phố phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án Nhóm B trong trường hợp chỉ gia hạn thời gian thực hiện mà không thay đổi phạm vi thực hiện, cơ cấu tổng mức đầu tư so với chủ trương đầu tư ban đầu được Thủ tướng phê duyệt. Thứ hai, cần phải cập nhật, điều chỉnh quy định về cơ chế cho vay lại của trung ương với địa phương, có thể thơng qua việc điều chỉnh tăng tỉ lệ cho vay lại để tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn ODA và phân quyền, giao trách nhiệm bớt cho các địa phương. Nội dung này cũng sẽ thúc đẩy vai trò trách nhiệm của các địa phương và CQTH trong việc quản lý thực hiện dự án hiệu quả, sâu sát hơn.
Giao Bộ KHĐT phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, nghiên cứu việc sửa đổi bổ sung Nghị định của Chính phủ về cho vay lại theo hướng nâng cao trách nhiệm quản lý, sử dụng và trả nợ vốn cho địa phương để âng cao ý thức, trách nhiệm sử dụng vốn, phù hợp với tính chất chuyển dịch của nguồn vốn ODA hiện nay.
Để thực hiện hoá giải pháp này, kiến nghị Chính phủ giao Bộ KHĐT phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét và bổ sung quy định về phân cấp uỷ quyền giao trách nhiệm cho cơ quan chủ quản địa phương ngay trong đợt sửa đổi, bổ sung Nghị định về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài sắp tới khi phải điều chỉnh Nghị định cho đồng bộ với 09 Luật điều chỉnh. Đồng thời nghiên cứu, xem xét sửa đổi bổ sung cho hoàn thiện Nghị định về cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngồi của Chính phủ.
Việc triển khai đồng bộ phân cấp uỷ quyền phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh chủ trương và dự án nhóm B cho CQCQ là UBND cấp tỉnh/thành phố sẽ giải quyết phần lớn sự chẫm trễ trì hỗn về tiến độ dự án do quy trình thủ tục điều chỉnh chủ trương, điều chỉnh dự án cồng kềnh phức tạp ở dự án ODA do phải kéo dài thời gian thực hiện hay điều chỉnh loại bỏ những hạng mục đầu tư trùng lắp cho thời gian thực hiện bị kéo dài. Giảm thiểu thời gian và thủ tục xử lý khi thực hiện quy trình điều chỉnh
gia hạn. Bên cạnh đó, việc nâng cao trách nhiệm của địa phương thơng qua cơ chế cho vay lại sẽ tăng cường hiệu quả sử dụng vốn cũng như phân chia trách nhiệm rủi ro, tăng tính chủ động trong giải quyết xử lý vấn đề.