Định hướng dài hạn

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải (Trang 82 - 84)

3.1 Định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dự án hỗ trợ phát

3.1.2 Định hướng dài hạn

Nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong dài hạn, học viên định hướng tập trung xây dựng và hồn chỉnh một Khung chính sách chung trong đó hài hoà quy định về thực hiện dự án ODA giữa hai phía - Việt Nam và Nhà tài trợ sau khi nhận thấy những nội dung đang còn khác biệt, bất đồng về mặt quy định, quy trình và nguyên tắc hiện nay. Khung chính sách này sẽ thống nhất quy định về quy trình thủ tục của Việt Nam và Nhà tài trợ bao gồm cả hai nội dung trọng yếu nhiều khác biệt giữa hai phía là đấu thầu/lựa chọn nhà thầu và đền bù tái định cư trong GPMB. Định hướng hài hoà này sẽ tạo cơ sở pháp lý để triển khai đồng bộ, nhất quán về thực hiện dự án ODA trên cả nước.

Trước khi bắt đầu triển khai nhiệm vụ này, chúng ta cần phải xác định rõ mục tiêu, phạm vi thực hiện, kết quả dự kiến để xây dựng lộ trình từ thời điểm hiện tại, đồng thời đặt ra các mốc thời hạn hoàn thành các nhiệm vụ và thời gian hoàn thành tổng thể. Định hướng này một khi được thống nhất về mặt chủ trương ở cả hai phía thì sẽ được nghiên cứu thực hiện như một chương trình/đề án. Có cơ quan chủ trì, bộ phận phối hợp, được cấp kinh phí thực hiện và địa điểm làm việc rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị và xây dựng chương trình/đề án.

Đây là quá trình bắt buộc có sự phối hợp làm việc của cả hai phía, khơng chỉ là đóng góp ý kiến cho một dự thảo đã được một bên xây dựng mà là cùng hợp tác làm việc, cùng trao đổi, cùng xây dựng và triển khai thực hiện để đạt được mục tiêu chung. Do vậy, cần thiết phải có sự chỉ đạo quán triệt từ trung ương đến địa phương để thống nhất chủ trương và cách thức chuẩn bị thực hiện để có cơ sở đề xuất, kiến nghị phía Nhà tài trợ xem xét, ủng hộ giải pháp sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hài hoà các quy định về thực hiện dự án ODA của các Nhà tài trợ nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, chúng ta mới có thể triển khai các bước tiếp theo, tiến tới hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Cũng trong dài hạn, chúng ta cần chú trọng hài hịa hóa các quy định, quy trình về đấu thầu/lựa chọn nhà thầu và nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ & tái định cư trong quá trình thực hiện dự án sử dụng vốn ODA để góp phần xây dựng Khung chính sách hài hoà về thực hiện dự án ODA đã nêu trên. BQLDA cần phải dự đoán được khả năng gia hạn hay điều chỉnh hợp đồng, nếu có, căn cứ trên quá trình triển khai dự án tại các

thời điểm theo kế hoạch đã xây dựng để có sự chuẩn bị và lưu ý trước với nhà thầu trong quá trình đàm phán thương thảo hợp đồng.

Đối với dự án sử dụng vốn ODA thì việc gia hạn, điều chỉnh nhiệm vụ hay thậm chí điều chỉnh giá trị hợp đồng thơng thường sẽ bị ảnh hưởng do việc điều chỉnh phạm vi và thời gian hoàn thành dự án. Sau khi lựa chọn được nhà thầu và ký kết hợp đồng, việc giám sát nhà thầu/tư vấn thực hiện các nội dung công việc theo quy định và ĐKTC tại hợp đồng cũng rất quan trọng. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng công việc và kết quả sản phẩm đầu ra mà còn giảm thiểu rủi ro phải gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng nhiều lần hay điều chỉnh phạm vi công việc của hợp đồng. Quản lý giám sát thực hiện hợp đồng chặt chẽ hiệu quả là cơ sở quan trọng để Nhà tài trợ đánh giá năng lực của BQLDA.

Nội dung thứ hai, liên quan đến những khác biệt về nguyên tắc trong chính sách bồi thường, hỗ trợ & tái định cư trong GPMB của Việt Nam và nhà tài trợ. Mặc dù nguyên nhân gây chậm tiến độ GPMB của các dự án từ khách quan đến chủ quan đều có, về phía chính quyền địa phương và người dân cũng có và cịn tồn tại những bất cập về quy định, quy trình thủ tục nhưng về cơ bản, chúng ta cần chú trọng xem xét giải quyết vấn đề cốt lõi là hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh những nội dung này. Trong đó cần phải xem xét một cách tồn diện, thấu đáo và phải xét đến vai trò, trách nhiệm của người dân, nên đứng ở góc nhìn của người dân để thấu hiểu tâm lý và tình trạng chung của những đối tượng bị ảnh hưởng để xây dựng quy trình, giải pháp cho phù hợp. Dù có thể chưa giải quyết được triệt để trong ngắn hạn thì cũng phải giải quyết được phần lớn những khiếu nại, kiện cáo, tranh chấp của người dân, của nhà thầu hiện nay về các vấn đề đang tồn tại trong công tác GPMB, đồng thời giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến tiến độ GPMB do quy định, quy trình thủ tục bất đồng, biện pháp xử lý cứng nhắc, thiếu linh hoạt.

Từ hai nội dung trên đây kết hợp với kết quả tổng thể triển khai thực hiện dự án, phía Nhà tài trợ sẽ có sự nhìn nhận, đánh giá về năng lực thực hiện dự án của các CQTH phía Việt Nam. Điều này sẽ giúp cơ sở đề xuất điều chỉnh “mềm hoá” các quy định của Chính phủ Việt Nam thêm vững chắc và các Nhà tài trợ cũng sẽ có căn cứ để xem xét, báo cáo cấp quản lý cân nhắc giảm thiểu các ràng buộc đối theo giải pháp được đề xuất

cụ thể dưới đây để các BQLDA chủ động hơn trong quá trình thực hiện dự án cũng như rút ngắn, giảm bớt quy trình, thủ tục, đặc biệt là trong cơng tác đấu thầu/lựa chọn nhà thầu.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)