1.1.3 .Các phƣơng thức CTTC
3.1.1.3 .Các DN Việt Nam khó tiếp cận tín dụng đầu tƣ đổi mới trang thiết bị
3.2. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỚI CÁC CÔNG TY CTTC
3.2.2.1. Đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động
Việc chủ động đƣợc nguồn vốn kinh doanh với giá rẻ sẽ tạo ƣu thế quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh với các TCTD khác cũng nhƣ lợi nhuận cho chính các cơng ty CTTC.
+ Tăng vốn điều lệ
Nguồn vốn kinh doanh của các công ty CTTC bao gồm vốn tự có và vốn huy động. Xét về vốn tự có, tính cả vốn điều lệ và vốn tự bổ sung qua các năm thì hiện tại quy mơ của các công ty CTTC chỉ tƣơng đƣơng một ngân hàng cổ phần loại nhỏ, thậm chí cịn thấp hơn, do đó khả năng tài trợ cho một khách hàng bị hạn chế rất nhiều. Thực tế từ năm 2000 đến 2012, tất cả các công ty CTTC đang hoạt động và có đóng góp cho hệ thống tài chính nhƣng các cơng ty lại rất ít chú trọng tăng vốn điều lệ trong khi cũng cùng điều kiện nhƣ vậy, hệ thống các NHTM lại liên tục bổ sung vốn điều lệ. Cụ thể các NHTM quốc doanh với mức tăng 15- 18%/năm, còn các NHTM cổ phần có một số trƣờng hợp nổi bật nhƣ ACB tăng vốn từ 70 tỷ (1994) lên 2.630 tỷ đồng (2005), Sacombank tăng từ 30 tỷ (1991) lên 4.449 tỷ đồng (2007)... Mặc dù hiện nay, tất cả các công ty CTTC đều đạt mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 141/2006/NĐ-CPngày 22 tháng 11 năm 2006. Tuy nhiên mức vốn điều lệ nhƣ thế là quá thấp để có thể tài trợ cho các dự án lớn. Do đó, các cơng ty CTTC nên mạnh dạn tăng thêm vốn tự có bằng cách phát hành các giấy tờ có giá.
+ Đa dạng hố các sản phẩm huy động vốn dài hạn
Bên cạnh nguồn vốn tự có và vốn đi vay thì đây là một nguồn vốn quan trọng với chi phí thấp hơn đi vay, thời gian lại linh hoạt hơn và đây cũng là nguồn đầu vào ổn định. Hiện nay hầu hết các công ty CTTC đều thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi này song lƣợng vốn huy động đƣợc trên thực tế còn rất hạn chế. Nguyên
nhân chính là do phần lớn khách hàng cho đến nay vẫn quen giao dịch với các ngân hàng. Do đó, để thu hút đƣợc nguồn vốn này đòi hỏi các cơng ty CTTC phải đa dạng hố các phƣơng thức huy động và kỳ hạn huy động.
+ Phát hành trái phiếu
Việc phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trƣờng đã đƣợc nhiều DN lựa chọn trong thời gian qua và đã chứng tỏ đƣợc những ƣu điểm của nó. Với việc phát hành trái phiếu để huy động vốn, DN vừa có đƣợc nguồn vốn để hoạt động, vừa đảm bảo đƣợc việc sử dụng vốn theo đúng kế hoạch đã xây dựng của mình. Tuy nhiên, thành cơng của việc phát hành trái phiếu phụ thuộc nhiều vào uy tín của DN, vào tính hấp dẫn của trái phiếu (về lãi suất, về tính thanh khoản...), chỉ những cơng ty CTTC hoạt động có hiệu quả, có lợi nhuận tốt và thơng tin mình bạch mới làm đƣợc việc này.
Trong tình hình kinh tế suy thối, lạm phát tăng cao nhƣ hiện nay thì TTCK Việt Nam cũng khơng nằm ngồi khăn chung. Việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu trên thị trƣờng hiện nay vì thế cũng gặp khơng ít khó khăn. Việc này địi hỏi các cơng ty CTTC phải có kế hoạch phát hành trái phiếu cụ thể với những bƣớc thực hiện rõ ràng trong ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn thì biện pháp này mới đem lại hiệu quả cao.
+ Tận dụng nguồn vốn từ các định chế tài chính ở nƣớc ngồi
Các nguồn vốn có tính chất hỗ trợ với lãi suất rất thấp từ các định chế tài chính ở nƣớc ngồi nhằm hỗ trợ các DN Việt Nam thơng qua các TCTD đang rất đa dạng. Chính vì vậy, tận dụng đƣợc nguồn vốn này cũng là một cách thức để đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cho các TCTD nói chung và các cơng ty CTTC nói riêng. Hiện nay, các TCTD đã sử dụng rất hiệu quả các nguồn vốn theo các dự án nhƣ Quỹ phát triển nông thôn quốc tế,vv…Chẳng hạn ngân hàng Á Châu đã phối hợp với các tổ chức quốc tế nhằm có đƣợc nguồn vốn trung và dài hạn tài trợ cho các DNVVN nhƣ chƣơng trình DNNVV DF (Small & Medium Enterprise Development Fund) là chƣơng trình phối hợp giữa Ngân hàng Á Châu với cộng đồng Châu Âu, chƣơng trình DNNVV FP (Small & Medium Enterprise Finance
Program) là chƣơng trình phối hợp giữa Ngân hàng Á Châu với Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản... Do đó, các cơng ty CTTC cần có những phƣơng thức để tiếp cận và khai thác các nguồn vốn này.
+ Liên doanh, liên kết với các DN, TCTD
Liên doanh, liên kết với các TCTD nƣớc ngoài là một phƣơng thức mà các Ngân hàng của Việt Nam đã và đang thực hiện rất tốt. Thông qua liên doanh, liên kết, năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của TCTD đƣợc nâng lên rất nhiều. Ngoài ra, các Ngân hàng còn học hỏi đƣợc nhiều kỹ năng, nghiệp vụ cũng nhƣ chiến lƣợc kinh doanh của các tổ chức nƣớc ngoài. Tận dụng thời cơ trên, các công ty CTTC của Việt Nam cũng có thể tiếp thu những kinh nghiệm này để lựa chọn cho mình một đối tác thích hợp. Để thực hiện điều này, các công ty CTTC cần xây dựng một chiến lƣợc cụ thể để có thể thành cơng trong việc thƣơng lƣợng những điều khoản có lợi cho cả đơi bên cũng nhƣ có đƣợc sự trợ giúp về kỹ năng, nghiệp vụ trong việc hợp tác liên doanh, liên kết với đối tác nƣớc ngồi. Có nhƣ vậy, việc đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động từ liên doanh, liên kết mới đem lại hiệu quả tốt.
+ Tận dụng nguồn vốn trả chậm trong thanh toán với nhà cung ứng
Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh giữa các DN ngày càng trở nên gay gắt thì hình thức thanh tốn trả chậm trong giao dịch kinh doanh ngày càng phổ biến. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, sự xuất hiện của các nhà cung ứng nƣớc ngoài cũng sẽ tăng lên. Và các nhà cung ứng này cũng tuân theo quy luật kinh doanh, với lợi thế về chi phí vốn sản xuất thấp nên họ sẵn sàng cung ứng máy móc thiết bị theo hình thức thanh tốn trả chậm trên thị trƣờng Việt Nam. Các nhà cung ứng này sẽ ƣu tiên hơn cho các cơng ty CTTC vì có sự đảm bảo hơn về tài chính so với việc mua bán trực tiếp cho khách hàng sử dụng. Vì vậy, các cơng ty CTTC nên tận dụng lợi thế này, ký kết điều khoản thỏa thuận thời hạn thanh toán chậm trả cho nhà cung ứng. Tuy nhiên, thời hạn này dài hay ngắn là phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của cơng ty CTTC với nhà cung cấp cũng nhƣ khả năng tài chính của nhà cung cấp. Và trong khoảng thời gian đó, nguồn vốn phải thanh toán cho nhà cung cấp có thể đƣợc cơng ty CTTC sử dụng một cách hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận cho công ty
CTTC. Nhƣ vậy, nếu tận dụng đƣợc lợi thế này thì đây là cơ hội tăng nguồn vốn kinh doanh cho cơng ty CTTC và giảm chi phí thuê cho bên đi thuê do chi phí sử dụng vốn của bên cho thuê giảm. Để biện pháp này đạt hiệu quả, các công ty CTTC cần xây dựng chiến lƣợc tìm kiếm nhà cung cấp đồng thời xác định các loại máy móc thiết bị có nhu cầu cung ứng cao trên thị trƣờng và có khả năng đem lại lợi ích cho các bên.
+ Sử dụng nguồn vốn từ tài sản đảm bảo là tiền ký cƣợc thuê tài chính.
Mức ký cƣợc trong nghiệp vụ CTTC giúp các cơng ty có đƣợc một khoản vốn hoạt động với lãi suất bằng 0, vì vậy, hầu hết các công ty CTTC đều khai thác nguồn vốn này. Tuy nhiên, phải nhận định rõ rằng đây không phải là một nguồn huy động dễ dàng vì khi đi kèm với tỷ lệ ký cƣợc, nghiệp vụ CTTC đã mất đi một ƣu thế cạnh tranh so với tín dụng các NHTM. Vì vậy, các cơng ty CTTC phải đƣa ra đƣợc một mức ký cƣợc hợp lý có tính tốn đến lãi suất đang áp dụng của Hợp đồng CTTC. Có nhƣ vậy mới đảm bảo thỏa mãn đƣợc cả khía cạnh lợi ích và cạnh tranh.
+ Cổ phần hóa
Hiện nay, đa số các công ty CTTC đều là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Chính sự kém đa dạng trong loại hình cơng ty CTTC là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động CTTC kém phát triển. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì cần phải tái cơ cấu lại các cơng ty CTTC theo hƣớng cổ phần hóa. Hơn nữa, việc cổ phần hóa các cơng ty CTTC cũng là xu thế tất yếu của thị trƣờng tài chính trong xu thế hội nhập nhằm huy động tối đa các nguồn vốn đầu tƣ vào công ty nhằm năng cao năng lực cạnh tranh cho chính bản thân các cơng ty CTTC, góp phần thúc đẩy thị trƣờng CTTC phát triển. Việc cổ phần hóa tuy mới mẻ đối với lĩnh vực CTTC nhƣng lại phù hợp với xu thế mở cửa thị trƣờng tài chính và thơng qua đó cơng ty CTTC có tính độc lập hơn trong kinh doanh và không bị chi phối bởi ngân hàng mẹ. Chính phủ và các ban ngành cần đƣa ra các qui định và phƣơng pháp phù hợp để thực hiện việc cổ phần hóa các cơng ty trong lĩnh vực CTTC này.