- Kích thước sào bào: sào bào phát triển với kích thước lớn thường gặp ở xương
ỨNG DỤNG NỘI SOI TRONG PHẪU THUẬT VIÊM TAI CÓ CHOLESTEATOMA
3.1 Lịch sử phẫu thuật viêm tai có cholesteatoma 1 Lịch sử nghiên cứu trên thế giớ
3.1.1 Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
Năm 1736 bởi Jean Louis Petit (mở một lỗ ở mặt ngoài xương chũm) [8]. Năm 1873, Schwartze mở sào bào qua mặt ngoài xương chũm [12]. Năm 1873, Schwartze và Eysell là người mổ xương chũm đầu tiên [9].
Năm 1889, Phẫu thuật tiệt căn xương chũm được thực hiện lần đầu tiên và được mô tả lần đầu tiên bởi Zaufal và Stacke.
Năm 1890 Zaufal loại bỏ thành ngoài thượng nhĩ để bộc lộ hốc tai giữa, đồng thời loại bỏ thành sau trên ống tai ngoài trong phẫu thuật xương chũm. Stacke phẫu thuật loại bỏ thành sau thượng nhĩ và bộc lộ hang chũm bằng cách hạ phần trung tâm tường xương ống tai ngoài [8], [9].
Năm 1910, Bondy cải biên kỹ thuật mổ lấy cholesteatoma ở thượng nhĩ ngoài (giữ lại chuỗi xương con và màng căng), Vì tính an tồn cao, nguy cơ tái phát thấp mà những phẫu thuật này được ứng dụng rộng rãi cho viêm tai cholesteatoma nhưng đường vào sau tai với việc khoan bỏ mặt ngoài xương chũm đã tạo ra hốc mổ rộng với nhược điểm chảy tai tái phát kéo dài, cửa tai xấu…[38], [41].
Cuối những năm 1950 Brunar, Janội soien, Sheehy đề xuất phẫu thuật xương chũm giữ nguyên thành ống tai trong viêm tai cholesteatoma với ưu điểm nổi bật về phục hồi chức năng nghe nên phẫu thuật tiệt căn xương chũm ít được áp dụng [8].
Năm 1953 Zeiss giới thiệu về phẫu tích tai xương chũm dưới kính hiển vi. Ngay sau đó Wullstein mơ tả phẫu thuật tái tạo màng tai đầu tiên. 5 năm sau William House giới thiệu về phẫu thuật mở xương chũm có giữ nguyên thành ống tai [9], [14], [30], [39].
Những năm 1980, chụp CLVT được ứng dụng rộng rãi đã chỉ rõ giới hạn của tổn thương ở tai giữa, trên cơ sở đó, phẫu thuật mở thượng nhĩ đường xuyên ống tai trong cholesteatoma thượng nhĩ được khởi đầu bởi Tos (1982) tiếp đến là Morimitsu (1989). Năm 2008, J.J. Holt đã công bố “mở sào bào đường xuyên ống tai” với kính hiển vi cho viêm tai giữamạn tính bao gồm cả cholesteatoma với bệnh tích ở thượng
nhĩ - sào đạo - sào bào [8], [18].
Năm 2008, J.J. Holt đã công bố “mở sào bào đường xuyên ống tai” với kính hiển vi cho viêm tai giữamạn tính bao gồm cả cholesteatoma với bệnh tích ở thượng nhĩ - sào đạo - sào bào, như vậy đường phẫu thuật xuyên ống tai không chỉ là cách tiếp cận trực tiếp vào hòm nhĩ - thượng nhĩ, mà còn bộc lộ cả sào đạo - sào bào [8].
Năm 1990, nội soi lần đầu được ứng dụng trong phẫu thuật tai như một phương tiện quan sát hỗ trợ cho kính hiển vi vào bởi Takahashi và Thomassin J.M. sau đó nhanh chóng trở thành phương tiện quan sát chính trong phẫu thuật vá nhĩ đường trong tai được thực hiện bởi El Guindy (1992), Thomassin (1993), M. Tarabichi (1999). Với đầu soi bé và trường quan sát rộng, nội soi dần trở thành phương tiện hữu hiệu để phẫu thuật đường trong tai và xuyên ống tai, hơn nữa dụng cụ vi phẫu và kỹ thuật được cải tiến phù hợp với thao tác một tay nên phẫu thuật nội soi tai đã trở nên phổ biến trên thế giới [8], [23], [30].
Năm 2004 M. Tarabichi thực hiện phẫu thuật nội soi đường xuyên ống tai với cholesteatoma thượng nhĩ [31]..
Năm 2009 Nguyễn Tấn Phong và năm 2010 Tarabachi M. đã công bố những cơng trình độc lập về ứng dụng nội soi trong phẫu thuật mở thượng nhĩ, sào đạo, sào bào đường xuyên ống tai [2], [19], [22], [36].
Năm 2017, Sajjadi và cộng sự cũng đã hồn thiện quy trình phẫu thuật tiệt căn hạ tường dây VII bằng nội soi [41].
Gần đây có nhiều cơng trình cơng bố kết quả phẫu thuật nội soi điều trị hiệu quả và an toàn cho bệnh lý viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma [20], [22], [24], [32], [36], [38].
Năm 2019, Parab và cộng sự đã nghiên cứu áp dụng tay cầm camera nội soi giúp loại bỏ nhược điểm thao tác 1 tay trong phẫu thuật bằng nội soi [34].
Năm 2020, Wisotzky và cộng sự nghiên cứu áp dụng công nghệ 3D trong phẫu thuật xương chũm nội soi [44].
Năm 2021, Baazil và cộng sự nghiên cứu ứng dụng NBI để phân biệt cholesteatoma trong phẫu thuật nội soi xương chũm [44].