- Kích thước sào bào: sào bào phát triển với kích thước lớn thường gặp ở xương
ỨNG DỤNG NỘI SOI TRONG PHẪU THUẬT VIÊM TAI CÓ CHOLESTEATOMA
3.3.1. Sự ra đời các kỹ thuật phẫu thuật nội soi lấy cholesteatoma
Gần đây với chất lượng chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, mơ hình bệnh tật có nhiều thay đổi. Xu hướng gặp nhiều các bệnh lý cholesteatoma khu trú, chưa có biến chứng, chưa có tổn thương nhiều đến sức nghe. Những trường hợp như vậy nếu phẫu thuật tiệt căn xương chũm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức nghe cho bệnh nhân và tạo ra hốc mổ chũm rộng gây nhiều phiền phức trong việc vệ sinh tai sau này [6], [7].
Trước đây, mục tiêu của phẫu thuật xương chũm là lấy sạch bệnh tích và dẫn lưu hốc mổ tốt. Các yêu cầu khác về bảo tồn sức nghe và ít xâm lấn các mơ lành tính xung quanh ít được chú trọng. Trên cơ sở rất nhiều phẫu thuật được cải tiến chú trọng hơn đến mức độ xâm lấn tối thiểu và mang lại cuộc sống ít khó chịu hơn cho bệnh nhân thì các kỹ thuật phẫu thuật xương chũm bảo tồn đã được hình thành [1], [8].
Phẫu thuật tiệt căn kinh điển hay phẫu thuật tiệt căn - bảo tồn đi đường trước hoặc sau tai đều lấy bỏ phần vỏ xương chũm lành, tạo hốc mổ rộng, cửa tai cũng được chỉnh hình rộng gấp 2 đến 3 lần bình thường để tương ứng với hốc mổ (đảm bảo tỷ lệ Va/S). Hốc mổ lớn gây phiền toái khi tự vệ sinh tai, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và gây khó khăn trong sử dụng máy trợ thính… nhưng lại là cần thiết để giải quyết bệnh tích nguy hiểm khi tổn thương đã lan rộng, kích thước sào bào lớn hoặc trong bệnh cảnh cấp cứu…, ngược lại, những trường hợp tổn thương khu trú, sào bào nhỏ, xương chũm đặc thì hốc mổ này lại là quá lớn. Cùng với sự phát triển và phổ biến của việc ứng dụng CTscan trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm tai xương chũm đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc lựa chọn các đường vào xương chũm sao cho phù hợp với
vị trí và hướng di chuyển bệnh tích cholesteatoma. Các kỹ thuật phẫu thuật xương chũm cũng dần dần được cải tiến, từ nguyên tắc phẫu thuật tiệt căn toàn bộ sang tiệt căn một phần, tùy thuộc vào bệnh tích trên phim Ctscan [3], [4], [5], [17].
Đối với những trường hợp khối cholesteatoma khu trú ở thượng nhĩ hoặc túi co kéo độ IV thì thực hiện phẫu thuật mở thượng nhĩ với đường vào xuyên ống tai rất thích hợp để lấy sạch bệnh tích và bảo tồn được xương chũm chưa tổn thương [22], [23].
Đối với các trường hợp cholesteatoma lan rộng hơn ra sau thì có thể áp dụng kỹ thuật khoan mở từ tường thượng nhĩ và thành sau trên ống tai ngồi ra phía sau rồi mở thơng tồn bộ thượng nhĩ, sào đạo, sào bào vào ống tai ngoài đã đi trực tiếp vào vùng tổn thương, dễ dàng bộc lộ, bóc tách triệt để bệnh tích khu trú và ln đảm bảo dẫn lưu. Với kích thước nhỏ do chỉ khoan mở thành sau trên ống tai ngoài mà vẫn giữ nguyên phần vỏ xương chũm lành nên đã giảm thiểu được các nhược điểm của hốc mổ tiệt căn xương chũm [42], [43].