Ứng dụng nội soi trong phẫu thuật viêm tai có cholesteatoma

Một phần của tài liệu phẫu thuật nội soi xương chũm (Trang 44 - 45)

- Kích thước sào bào: sào bào phát triển với kích thước lớn thường gặp ở xương

ỨNG DỤNG NỘI SOI TRONG PHẪU THUẬT VIÊM TAI CÓ CHOLESTEATOMA

3.3.5 Ứng dụng nội soi trong phẫu thuật viêm tai có cholesteatoma

Kính hiển vi hay nội soi đều là những phương tiện phóng đại hình ảnh dùng trong những phẫu thuật địi hỏi sự tinh tế và độ chính xác cao. Kính hiển vi được sử dụng trong phẫu thuật tai từ những năm 1950 nên từ lâu đã quen thuộc với hầu hết phẫu thuật viên, có nhiều sách và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phẫu thuật. Ưu điểm nổi bật của phẫu thuật bằng kính hiển vi là có 2 tay để sử dụng dụng cụ vi phẫu.

Nội soi tuy mới được đưa vào phẫu thuật tai từ những năm 1990, với góc nhìn rộng, vị trí quan sát linh hoạt nên nhanh chóng khẳng định vai trị, đơi khi thể hiện tính ưu việt vượt trội so với kính hiển vi, hiện nhiều phẫu thuật viên trên thế giới dùng nội soi như phương tiện bổ xung cho kính hiển vi hoặc như một phương tiện phẫu thuật độc lập. Điểm khác biệt và cũng là khó khăn của phẫu thuật nội soi tai là chỉ có một tay để sử dụng dụng cụ vi phẫu vì một tay cầm nội soi, cùng với thời gian, các khó khăn này dần được khắc phục bởi các kỹ thuật phẫu thuật nội soi.

Nội soi đã làm cho đường phẫu thuật xuyên ống tai hiệu quả hơn. Khi ứng dụng vào phẫu thuật tiệt căn xương chũm, thay vì khoan bỏ tổ chức lành của vỏ xương chũm chỉ cần khoan trực tiếp vào tường thượng nhĩ và thành sau trên ống tai ngoài là đã bộc lộ được toàn bộ thượng nhĩ, sào đạo, sào bào. Thao tác khoan hạ tường dây VII, làm sạch bệnh tích, chỉnh hình tai giữa cũng được thực hiện dễ dàng với nội soi. Tuy nhiên không phải trường hợp tiệt căn xương chũm nào cũng có thể áp dụng nội soi đường xuyên ống tai mà phẫu thuật này được chỉ định khi xương chũm đặc, sào bào nhỏ.

Một vài hình ảnh minh họa trường nhìn của nội soi so với kính hiển vi:

Hình 3.6. Trường nhìn của kính hiển vi và nội soi đường ống tai

Trường nhìn của kính hiển vi trong phẫu thuật đường ống tai bị hạn chế bởi phần hẹp của ống tai ngoài; ống nội soi đi qua được chỗ hẹp này và có trường nhìn rộng hơn cho phép phẫu thuật viên quan sát các góc ngay cả với optic 0° [30].

Hình 3.7. Trường nhìn hạn chế của kính hiển vi ở đường vào qua ống tai

Trường nhìn hạn chế của kính hiển vi trong đường vào qua ống tai đòi hỏi mở xương chũm đường sau tai để quan sát thượng nhĩ thậm chí phải khoan bỏ tổ chức xương lành [30].

Một phần của tài liệu phẫu thuật nội soi xương chũm (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w