CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
2.1 Về thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước
2.1.1 Về điều kiện thành lập
Khái niệm TĐKT là khái niệm tồn tại trong pháp luật Việt Nam được một thời gian dài; từ thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và mới nhất là Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo đó, Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:
“Điều 194. Tập đồn kinh tế, tổng cơng ty
1. Tập đồn kinh tế, tổng cơng ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm cơng ty có mối quan hệ với nhau thơng qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đồn kinh tế, tổng cơng ty khơng phải là một loại hình doanh nghiệp, khơng có tư cách pháp nhân, khơng phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
2. Tập đồn kinh tế, tổng cơng ty có cơng ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đồn kinh tế, tổng cơng ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật”.
Với quy định Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Tập đồn hay Tổng cơng ty là một mơ hình hoạt động của nhóm các cơng ty liên kết lại với nhau. Có thể hình dung đó là mơ hình liên kết rộng hơn, quy mô hơn và tạo tra sức cạnh tranh lớn hơn cho các công ty khi tham gia thị trường. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp qua các thời khi cũng chưa có tiêu chí phân biệt khi nào thì mơ hình liên kết đó được coi là Tập đoàn và khi nào được coi là Tổng cơng ty. Do đó, đối với các thành phần kinh tế tư nhân, các chủ thể này được tự quyết định. Điều này vừa tạo sự chủ động cho chủ thể kinh doanh nhưng cũng có hạn chế nếu như các các chủ thể đó có ý định xấu, sử dụng mơ hình Tập đồn để cố ý gây nhầm lẫn cho chủ thể khác về năng lực, tiềm lực của mình.
Đối với khối kinh tế nhà nước, Điều 9 Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/07/2014 đưa các tiêu chí, điều kiện nhằm phân định hai loại hình này, cụ thể: các
tiêu chí về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; vốn điều lệ của công ty mẹ; tỷ lệ sở hữu phần vốn nhà nước nằm trong vốn điều lệ của công ty mẹ; khả năng sử dụng bí quyết cơng nghệ, thị trường, thương hiệu, để chi phối các công ty con hoặc liên kết với các cơng ty khác… Trong đó, tiêu chí đáng kể nhất để phân biệt Tập đồn kinh tế và Tổng
công ty nhà nước là tiêu chí vốn điều lệ và tỷ lệ sở hữu của phần vốn nhà nước tính trên vốn điều lệ của cơng ty mẹ.
Cụ thể, với TĐKTNN thì vốn điều lệ của công ty mẹ bằng hoặc lớn hơn 10.000 tỷ đồng. Nếu công ty mẹ hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp cơng ty cổ phần, cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì tiêu chí về tỷ lệ phần vốn nhà nước tại cơng ty mẹ là tối thiểu 75% vốn điều lệ. Đối với Tổng cơng ty nhà nước thì vốn điều lệ và tỷ lệ sở hữu phần vốn nhà nước trong vốn điều lệ sẽ lần lượt là 1.800 tỷ đồng và 65%22. Mặc dù việc đưa ra tiêu chí sẽ làm cho các tổ chức, cá nhân hình dung một các rõ ràng hơn giữa hai loại hình tổ chức, liên kết này. Tại Luận án Những vấn đề pháp lý về Tập đoàn kinh tế Việt Nam, tác giả Vũ Phương Đơng có đưa qua điểm “sự phân
biệt này cũng không giải quyết được những vấn đề trong hoạt động của các TĐKT mà còn tạo ra sự tùy tiện, Chính phủ có thể chuyển từ TCT thành TĐKT, khi hoạt động không hiệu quả lại chuyển đổi từ TĐKT thành TCT”23. Đồng thời, tác giả có đưa ra ví dụ về thực tiễn là trường hợp Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam được Chính phủ chuyển thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam khi tại đây xảy ra những vụ việc nghiêm trọng và cũng có hiệu quả hoạt động kém, kéo dài. Tuy nhiên, bản thân tác giả Luận văn này có các tiếp cận khác với quan điểm trên vì việc quy định tiêu chí phân biệt Tập đồn và Tổng cơng ty nhà nước vẫn cần thiết và tạo thuận lợi cho việc quản lý, thực hiện các thủ tục liên quan khi thành lập. Thực tiễn tại Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam là vấn đề xảy ra bởi quá trình thực hiện, tồn tại này khơng nằm ở tiêu chí thành lập và khơng phủ định đi sự cần thiết của các tiêu chí.
Ngày 05/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2022/NĐ-CP số về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bãi bỏ Nghị định số 69/2014/NĐ-CP
22Điều 9 Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước. 23 Vũ Phương Đông (năm 2015), Những vấn đề pháp lý về Tập đoàn kinh tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội; trang 81.
ngày 15/7/2014 về TĐKTNN và Tổng công ty nhà nước. Tuy nhiên, Nghị định số 23/2022/NĐ-CP khơng cịn đặt ra các tiêu chí về Tập đồn kinh tế hay Tổng công ty nhà nước nữa mà chỉ quy định tiêu chí với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng; có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước; phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia; hồ sơ hợp lệ)24. Với những quy định mới của Nghị định số 23/2022/NĐ-CP, không biết rằng trong giai đoạn tiếp theo thì điều kiện thành lập TĐKTNN sẽ được dựa trên các tiêu chí gì. Liệu rằng, chúng ta cịn kết thừa các tiêu chí, điều kiện tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 không hay sẽ có các tiêu chí, điều kiện và nhận diện mới đối với các TĐKTNN. Tuy nhiên, nếu với ngun tắc áp dụng pháp luật thì có thể hiểu khi khơng cịn văn bản dưới luật quy định về vấn đề này thì các quy định chung tại Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2020 sẽ được áp dụng.
2.1.2 Về thủ tục thành lập
Khoản 2 Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Tập đồn kinh tế khơng phải đăng ký thành lập theo quy định. Do đó, việc thành lập Tập đồn kinh tế tư nhân khá đơn giản và do các chủ thể này chủ động liên kết thơng qua các hình thức khác nhau để thành lập thành Tập đoàn.
Với các TĐKTNN, thủ tục thành lập được quy định chặt chẽ và phức tạp hơn. Ở giai đoạn thí điểm theo Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 hoặc theo các Quyết định trước đó của cơ quan có thẩm quyền25, cơ quan, tổ chức có liên quan phải xây dựng Đề án thành lập TĐKTNN, lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nội dung Đề án phải đầy đủ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 101/2009/NĐ-CP về sự cần thiết, mục đích thành lập; thực trạng tổ chức và hoạt động, cơ cấu các doanh nghiệp thành viên; xây dựng, duy trì và phát triển các hình thức liên kết; hình thức pháp lý, tên gọi, cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty mẹ và đơn vị; ngành nghề kinh doanh; về sử dụng, phát triển đối với
24Điều 4, 5 Nghị định 23/2022/NĐ-CP ngày 05/04/2022 về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
25Thực tế, có những Tập đồn lớn đã được Thủ tướng Chính phủ áp dụng cơ chế thí điểm chuyển sang hoạt động dưới hình thức TĐKT trước khi Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 có hiệu lực như EVN, PVN….
nguồn lực lãnh đạo và lao động trong Tập đoàn; phương án hoạt động kinh doanh sau khi thành lập; định hướng phát triển dài hạn; tổ chức, quản lý điều hành; đại diện chủ sở hữu nhà nước; kế hoạch chuyển đổi, hình thành mơ hình Tập đồn...
Với sự thành cơng của của cơ chế thí điểm thành lập TĐKTNN, thủ tục thành lập TĐKTNN được kế thừa và quy định chính thức tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/07/2014 gồm các bước xây dựng đề án, lấy ý kiến, thẩm định đề án, phê duyệt đề án và triển khai thực hiện. Như vậy, Nghị định số 69/2014/NĐ-CP quy định thêm thủ tục thẩm định của cơ quan có thẩm quyền đề án để đảm bảo tính khả thi của Đề án khi triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, khi Nghị định số 23/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/04/2022 thì sẽ khơng cịn các thủ tục về thành lập TĐKTNN nữa. Mặc dù Nghị định số 23/2022/NĐ-CP có quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (đề án, lấy ý kiến, thẩm định đề án, phê duyệt đề án và triển khai thực hiện) tương tự như thủ tục thành lập TĐKT trước đây tại Nghị định 69/2014/NĐ- CP. Nhưng TĐKTNN không phải là doanh nghiệp, khơng có tư cách pháp nhân. Nên nếu áp dụng quy trình, thủ tục tại Nghị định số 23/2022/NĐ-CP cho việc thành lập TĐKTNN sẽ khơng có cơ sở.
2.2 Về tên gọi của các thành viên trong Tập đồn
Vì TĐKTNN là một nhóm các cơng ty liên kết với nhau nên mỗi đơn vị trong TĐKT sẽ có tên riêng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì tên doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng được sắp xếp theo thứ tự (tức loại hình doanh nghiệp ln được sắp xếp trước tên riêng).
Tuy nhiên, một số TĐKTNN đã được thành lập từ khá lâu, trong đó có Tập đồn được thành lập theo cơ chế thí điểm của Nghị định số 101/2009/NĐ-CP. Do đó mà tên một số cơng ty mẹ cũng như đơn vị thành viên của Tập đồn khơng hồn tồn áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 mà vẫn tiếp tục sử dụng các tên gọi từ thời điểm thành lập Tập đồn đến nay; ví dụ như: trong Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có tên của cơng ty mẹ là Tập đồn Dầu khí Việt Nam; một số công ty con như Tổng cơng ty Thăm dị và khai thác Dầu khí, Tổng cơng ty Khí Việt Nam, Tổng cơng
ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Tổng cơng ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam…. Những doanh nghiệp này khơng có thành phần loại hình doanh nghiệp theo điểm a khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Trong thời gian vừa qua, thực hiện chủ trương của Nhà nước, một số đơn vị thành viên của các TĐKTNN đã được cổ phần hóa. Theo đó, để kết thúc q trình cổ phần hóa, doanh nghiệp được cổ phần hóa sẽ thực hiện thủ tục đăng ký chuyển đổi loại hình doanh doanh nghiệp sang cơng ty cổ phần. Tại thủ tục này, các doanh nghiệp này thực hiện đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo quy định mới. Một số công ty con của các TĐKTNN đã đổi tên theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 sau khi cổ phần gồm: Cơng ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Cơng ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau....
2.3 Về hình thức liên kết giữa các thành viên trong Tập đoàn
Theo khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì hình thức liên kết chủ yếu của các Tập đồn kinh tế chủ yếu là thông qua sở hữu cổ phần và phần vốn góp. Ngồi ra, mối liên hệ giữa các đơn vị trong Tập đồn cũng có có thể xuất phát từ các mối liên kết khác (như quyền sở hữu công nghiệp, quyền khai thác tài nguyên, thông qua nắm giữ thị trường). Điều này cũng không ngoại lệ với các TĐKTNN.
2.3.1. Bản chất và mức độ liên kết vốn
i) Bản chất liên kết vốn:
Theo Luật QLSDVNN năm 2014, Nhà nước sẽ thực hiện đầu tư vốn thành lập các TĐKTNN hoặc bổ sung vốn trong quá trình hoạt động của các TĐKTNN. Nguồn vốn này có thể đến từ các nguồn sau chi từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn đầu tư từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, trên cơ sở bàn giao tài sản từ dự án đầu tư xây dựng, cơng trình đã hồn thành, từ quyền sử dụng tài nguyên quốc gia hoặc giá trị quyền sử dụng đất được Nhà nước giao và được ghi tăng vốn nhà nước cho doanh nghiệp, từ các khoản phải nộp ngân sách được trích để lại.
Việc liên kết vốn trong Tập đoàn sẽ Nhà nước sẽ được đầu tư theo hình thức đơn cấp, theo chiều dọc (từ cấp cao xuống cấp thấp hơn). Cụ thể, sau khi được Nhà nước đầu tư, bổ sung vốn xuống công ty mẹ (Đơn vị cấp I); các công ty mẹ sẽ tiếp tục đầu tư vốn hoặc bổ sung vốn trong q trình hoạt động xuống cơng ty con (Đơn vị cấp II); quy trình này sẽ tiếp tục thực hiện xuống các doanh nghiệp cấp dưới (Đơn vị cấp III)
theo một chiều dọc. Tùy thuộc vào mong muốn, định hướng phát triển lĩnh vực của các doanh nghiệp cấp dưới mà quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp cấp trên tới doanh nghiệp cấp dưới là khác nhau. Theo một nguyên tắc chung vốn sẽ được đầu tư nhiều vào các cơng ty con mang tính trọng tâm, trọng điểm và sẽ hạn chế dần với các công ty con kém hiệu quả hoặc hoạt động trong các ngành nghề khơng cịn là định hướng, trọng tâm chính.
ii) Mức độ liên kết vốn:
- Doanh nghiệp cấp trên sở hữu 100% vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp dưới:
Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất, chiếm đa số trong mức độ liên kết vốn của các TĐKTNN. Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 69/2014/NĐ- CP thì những “công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công
ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết cơng nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của cơng ty mẹ”. Mục đích
chính của quy định này là đảm bảo việc định hướng chung của công ty mẹ không bị lệch khi đầu tư. Ngồi ra, quy định này cịn đảm bảo tiếp tục tối đa hóa những nguồn lực riêng, đặc trưng và duy trì thế mạnh của các TĐKTNN. Loại hình doanh nghiệp của cơng ty con dạng này khi được thành lập sẽ là cơng ty TNHH MTV do chỉ có một chủ sở hữu duy nhất.
- Doanh nghiệp cấp trên nắm giữ phần vốn góp, cổ phần chi phối tại doanh nghiệp cấp dưới:
Đây là cũng hình thức phổ biến khác trong các TĐKTNN, thường thấy sau khi các cơng ty con trong TĐKTNN hồn thành xong q trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Đây là những công ty kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước có xu hướng xã hội hóa tuy nhiên vẫn muốn kiểm soát ở mức độ nhất định đối với các công ty này. Bằng cách giữ quyền chi phối, công ty mẹ hoặc doanh nghiệp cấp trên sẽ chủ động và kiểm soát được quyền điều hành/lãnh đạo, định hướng chiến lược phát triển, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh, việc bổ nhiệm hoặc quyết định nhân sự, v.v.. tại công ty con thông qua việc thực hiện quyền của cổ đông, thành viên lớn trong công ty.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cấp trên trong trường hợp này hiện vẫn cịn thói quen chỉ đạo trực tiếp các cơng ty cịn mà mình chi phối. Đây cũng là một trong những tồn tại trong tư duy quản lý của TĐKTNN mà đơi khi cách vận hành khơng hồn tồn tuân thủ đúng theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp.