Về hoạt động giám sát trong các Tập đoàn kinh tế nhà nước

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

2.5 Về hoạt động giám sát trong các Tập đoàn kinh tế nhà nước

2.5.1 Giám sát thông qua việc thành lập Ban chuyên trách

Nhằm thực hiện hoạt động kiểm sốt nội bộ một các hiệu quả, các cơng ty mẹ Tập đoàn thường thành lập Ban kiểm soát nội bộ hoặc Ban kiểm toán giám sát nội bộ trực thuộc HĐTV để thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về vấn đề này. Ban kiểm soát nội bộ là bộ phận giúp việc trực tiếp cho HĐTV trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý, điều hành chung của Tập đồn. Thơng qua đó kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế, khắc phục các sai sót, rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; giúp cho hoạt động điều hành thơng suốt, an tồn và đúng pháp luật.

Về hoạt động, Ban kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập so với các Ban chuyên môn trong Tập đồn; khơng thực hiện chức năng tham mưu giúp việc cho hoạt động quản lý điều hành mà chỉ thực hiện nhiệm giám sát việc tuân thủ. Các cá nhân thuộc

Ban kiểm toán giám sát có thể hoạt động chuyên trách với tư cách là Kiểm sốt viên tại một cơng ty con cụ thể để trực tiếp và thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị và hiểu rõ hơn đặc thù của từng đơn vị thành viên, giúp cho hoạt động kiểm tra, giám sát thiết thực và hiệu quả hơn.

Để có thể thực hiện được chức năng giám sát, với các cán bộ đảm nhận chức danh Kiểm sốt viên thì cũng có các quyền, nghĩa vụ của Kiểm soát viên như đã phân tích ở trên như quyền đề nghị các chức danh quản lý điều hành, các bộ phận chuyên môn cung cấp đầy đủ thơng tin về tình hình hoạt động của đơn vị; tham gia các cuộc họp của các cấp điều hành như HĐTV, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc để xem xét và nắm thơng tin cuộc họp, có ý kiến góp ý (nếu có); yêu cầu các chức danh quản lý, các bộ phận chuyên môn báo cáo hoặc giải đáp thắc mắc về các vấn đề chuyên môn trong trường hợp cần thiết. Trên cơ sở kết quả kiểm soát nội bộ của các Kiểm soát viên chuyên trách tại các đơn vị, định kỳ hoặc đột xuất, Ban kiểm sốt nội bộ sẽ rà sốt để có báo cáo tới HĐTV của cơng ty mẹ về kết quả kiểm toán giám sát của các đơn vị trong Tập đoàn, việc tuân thủ hay chưa tuân thủ của các công ty con và đề xuất biện pháp xử lý đối với các vi phạm, tồn tại (nếu có).

Sau bài học kinh nghiệm của Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), cơng tác kiểm sốt nội bộ càng được nhần mạnh nhiều hơn, nhiều tập đoàn đã chuyển hướng từ đẩy mạnh kiểm soát từ bên ngồi đẩy mạnh kiểm sốt nội bộ35. Điều này giúp cho việc tuân thủ quy định tại Tập đồn nói chung và đơn vị thành viên nói riêng được nâng cao hơn, tránh việc thất thốt lãng phí hoặc hoạt động thiếu kỷ luật tại các công ty con.

2.5.2 Các hình thức giám sát khác

Bên cạnh việc thành lập một Ban kiểm sốt nội bộ độc lập trong TĐKTNN, cơng ty mẹ cũng có các hình thức khác để thực hiện việc kiểm sốt hoạt động của các cơng ty thành viên như: tổ chức các đợt kiểm tra giám sát đối với các hoạt động chuyên môn cụ thể tại các công ty con; yêu cầu đơn vị thành viên báo cáo định kỳ về thực trạng của các vấn đề mà công ty mẹ quan tâm; áp dụng các phần mềm kỹ thuật để quản lý thông tin dữ liệu, hoạt động cụ thể.

35Vũ Phương Đông (năm 2015), Những vấn đề pháp lý về Tập đoàn kinh tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội; trang 119.

Về góc độ quản lý nhà nước với cơng ty mẹ, để đảm bảo tính hiệu quả của nguồn vốn do Nhà nước đầu tư và minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp, Nhà nước đặt ra yêu cầu về công bố thông tin của các DNNN tại Nghị định số 47/2021/NĐ- CP ngày 01/4/2021 hướng dẫn Luật Doanh nghiệp; tất nhiên đối tượng phải thực hiện quy định này bao gồm cả TĐKTNN. Cụ thể, TĐKTNN phải công bố định kỳ các thông tin cơ bản về doanh nghiệp và nội dung của Điều lệ; Mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu của kế hoạch kinh doanh hằng năm đã được phê duyệt; Báo cáo đánh giá về kết quả sản xuất, kinh doanh hằng năm; Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ cơng ích; Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 06 tháng, hàng năm; Báo cáo tài chính giữa năm, hàng năm36.

Ngồi ra, TĐKTNN phải cơng bố các thơng tin bất thường tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như trường hợp tài khoản công ty bị phong tỏa hoặc được hoạt động trở lại; tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh (nếu có); sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thay đổi thành viên HĐTV và các chức danh quản lý điều hành khác; Có quyết định thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con, chi nhánh, văn phịng đại diện; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thối vốn đầu tư tại các công ty khác….

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w