CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
3.1 Về thực tiễn áp dụng các quy định về mơ hình pháp lý của Tập đoàn
3.1.1 Việc áp dụng các quy định về thành lập doanh nghiệp trong Tập đoàn Điện lực
3.1 Về thực tiễn áp dụng các quy định về mơ hình pháp lý của Tập đồn
3.1.1 Việc áp dụng các quy định về thành lập doanh nghiệp trong Tập đoàn Điện lựcQuốc gia Việt Nam Quốc gia Việt Nam
Tiền thân của Cơng ty mẹ - Tập đồn Điện lực Việt Nam (sau đây gọi tắt là “công ty mẹ EVN”) là Tổng công ty Điện lực Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng. Năm 2006, ngành điện là một trong những ngành đầu tiên được Nhà nước thí điểm để hoạt động dưới mơ hình TĐKT. Theo đó, ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 147/2006/QĐ-TTg, Quyết định số 148/2006/QĐ-TTG để phê duyệt Đề án thí điểm và thành lập công ty mẹ EVN trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Điện lực Việt Nam trước đây và các đơn vị thành viên. Trong đó, tên “Tập đồn Điện lực Việt Nam” là tên của cơng ty mẹ và khơng dùng để chỉ mơ hình Tập đồn. Thời điểm này, cơng ty mẹ EVN là công ty nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Do đây là mơ hình thí điểm nên nhiều quy định và việc phân định loại hình doanh nghiệp cũng chưa rõ ràng.
Cũng tại thời điểm này, khái niệm “Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” cũng ra đời và được ghi nhận tại Điều lệ EVN năm 2007; cụ thể: “Tập đồn Điện lực Quốc
gia Việt Nam” là nhóm cơng ty khơng có tư cách pháp nhân, bao gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp, các cơng ty con, cơng ty liên kết được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Điện lực Việt Nam theo Quyết định số 147/2006/QĐ-TTg ngày 22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đồn Điện lực Việt Nam và các công ty con, công ty liên kết khác tham gia Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam sau ngày Điều lệ này có hiệu lực thi hành”37. Đây là một khái niệm riêng, độc lập với tên cơng ty mẹ EVN ("Tập đồn Điện lực Việt Nam”) và dùng để chỉ mơ hình Tập đồn.
Khi Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 có quy định về chuyển đổi cơng ty nhà nước thành cơng ty TNHH MTV thì đến ngày 25/6/2010, cơng ty mẹ EVN được chuyển đổi thành công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tại, cơng ty mẹ EVN đã và đang hoạt động theo chế định về công ty TNHH MTV của Luật Doanh nghiệp qua các thời kỳ. Đồng thời, mơ hình Tập đồn Điện lực Quốc gia Việt Nam cũng được kế thừa và ghi nhận qua các phiên bản khác nhau của Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN.
Về các đơn vị thành viên, sau khi cơng ty mẹ EVN và mơ hình Tập đồn được thành lập, các đơn vị thành viên được tiếp tục nghiên cứu về mơ hình, xây dựng các đề án để đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại và hình thành nên các đơn vị đang hoạt động như hiện nay, cụ thể:
- Các Tổng công ty Điện lực được thành lập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Cơng văn số 60/TTg-ĐMDN ngày 12/01/2010 về thành lập các Tổng công ty quản lý và phân phối điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 04 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 và 03 Ban QLDA các cơng trình điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
- Các Tổng cơng ty Phát điện được hình thành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Cơng văn số 138/TTg-ĐMDN ngày 03/02/2012 về việc thành lập các Tổng công ty phát điện trực thuộc Tập đồn Điện lực Việt Nam.
Theo đó, từ giai đoạn năm 2008 - 2012, trên cơ sở các chỉ đạo, chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơng ty mẹ EVN đã có các Đề án trình Bộ Cơng Thương (với Tổng cơng ty Điện lực, Tổng cơng ty Phát điện), Văn phịng Chính phủ (với Tổng cơng ty Truyền tải điện Quốc gia) để phê duyệt và/hoặc quyết định thành lập. Tại các Đề án này đều có nội dung về số lượng, sở hữu hoặc loại hình tổ chức của các đơn vị thuộc các Tổng công ty (Đơn vị cấp III). Sau khi thẩm định các Đề án, các cấp có thẩm quyền đã có quyết định thành lập đối với các Tổng cơng ty nói trên; đồng thời, đây cũng là cơ sở hình thành của các đơn vị (Đơn vị cấp III) thuộc các Tổng công ty này. Bên cạnh việc thành lập các đơn vị quan trọng như trên thì trong quá trình hoạt động của Tập đoàn cũng phát sinh những sự thay đổi nhỏ về đơn vị thành viên, chủ yếu là việc thành lập chi nhánh.
Như vậy, việc hình thành mơ hình Tập đồn, cơng ty mẹ EVN đã được hồn thành xong trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2020 được ban hành, theo các cơ chế thí điểm về thành lập TĐKTNN. Tuy nhiên, các quy định của về thành lập doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp năm 2020 vẫn sẽ được áp dụng trong việc thành lập các đơn vị thành viên (Đơn vị cấp II, cấp III) và thành lập chi nhánh của các công ty mẹ, doanh nghiệp thành viên. Cụ thể:
- Sau khi hồn thành q trình cổ phần hóa đối với các đơn vị thành viên. Đơn vị đó sẽ tiến hành các thủ tục để thành lập và hoạt động dưới dạng cơng ty cổ phần. Ví dụ: Năm 2021, Tổng cơng ty Phát điện 2 thực hiện quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp theo quy định tại Quyết định số 2229/QĐ-TTg ngày 26/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa. Sau khi hồn thành q trình cổ phần hóa, Tổng cơng ty Phát điện 2 thực hiện thủ tục để chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ đăng ký thay đổi loại hình doanh nghiệp, cấp Giấy chứng nhận cấp ngày 01/7/2021.
- Ngồi ra, trong q trình triển khai thực hiện các Đề án tổng thể sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp thì các đơn vị thành viên của Tập đoàn cũng thành lập và tổ chức sắp xếp lại chi nhánh, các đơn vị kinh doanh như thành lập mới các đơn vị gồm Ban QLDA điện 1, 2, 3; Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN; 02 đơn vị phát điện quản lý NMNĐ Thái Bình, Vĩnh Tân 4; sát nhập để thành lập đơn vị Công ty Điện lực thành phố Thủ Đức là chi nhánh của Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập Công ty Điện lực Thủ Đức (quản lý địa bàn quận Thủ Đức cũ) và Công ty Điện lực Thủ Thiêm (quản lý địa bàn Quận 2, Quận 9 trước đó).