Quy định về phân cấp trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

3.1 Về thực tiễn áp dụng các quy định về mơ hình pháp lý của Tập đoàn

3.1.5.2 Quy định về phân cấp trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

Với từng loại hình cơng ty, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định mỗi cấp sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với các vấn đề phát sinh trong q trình tổ chức và

hoạt động của cơng ty. Về nguyên tắc chung của Luật Doanh nghiệp năm 2020, HĐTV (quy định tại Điều 76, Điều 92 - đối với doanh nghiệp nhà nước), Đại hội đồng cổ đông (quy định tại Điều 138) hoặc Hội đồng quản trị (quy định tại Điều 135) sẽ quyết định những vấn đề lớn của công ty; Tổng giám đốc sẽ là cấp thực thi các Nghị quyết của cấp trên và quyết định các vấn đề khác trong quản lý điều hành hàng ngày.

Tuy nhiên, đối với Tập đồn có quy mơ tổ chức, hoạt động và sở hữu số lượng vốn, tài sản lớn như TĐĐLQGVN thì những vấn đề cần quyết định sẽ khơng chỉ giới hạn ở các quyền nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 mà sẽ phát sinh nhiều hơn theo các khía cạnh khác nhau như quyết định kế hoạch và chỉ tiêu sản xuất kinh doanh hàng năm (sản lượng điện thương phẩm, doanh thu, huy động và phân bổ nguồn điện để đảm bảo duy trì khả năng cung cấp điện, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định giá điện); dự án đầu xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơng trình điện (các vấn đề về quyết định/phê duyệt/chấp thuận báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường, thiết kế xây dựng, dự toán xây dựng, lựa chọn nhà thầu, các vấn đề phát sinh khi triển khai thi cơng, nghiệm thu và thanh tốn, quyết toán vốn và đưa dự án vào sử dụng); ký kết Hợp đồng mua bán điện với các chủ đầu tư dự án nguồn điện (liên quan đến việc ký kết các Thỏa thuận đấu nối, Thỏa thuận đo đếm, Thỏa thuận SCADA, Hợp đồng mua bán điện); việc tổ chức và sắp xếp lại các đơn vị thành viên, chi nhánh của các đơn vị thành viên; việc quản lý, sử dụng, điều chuyển tài sản, nguồn vốn giữa các đơn vị; việc vay vốn với các tổ chức tín dụng quốc tế và trong nước…. Tất cả vấn đề nêu trên không chỉ chịu sự điều chỉnh duy nhất của Luật Doanh nghiệp năm 2020 mà còn áp dụng các quy định pháp luật chuyên ngành về đầu tư xây dựng, đấu thầu, điện lực, mơi trường, tài chính, đất đai ….; mỗi Luật chun ngành sẽ có quy định riêng về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, chủ sở hữu. Đặc biệt, do là TĐKTNN nên việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trên còn chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật QLSDVNN năm 2014.

Có thể thấy các vấn đề cần quyết định của công ty mẹ và đơn vị thành viên là rất nhiều. Đôi khi không chỉ nằm ở một văn bản luật cụ thể mà nằm ở nhiều văn bản khác nhau và có sự đan xen, thậm chí là chồng chéo. Bản thân trong TĐĐLQGVN phải xây dựng các QCQLNB riêng đề xác định quyền và nghĩa vụ có liên quan. Đồng thời, mỗi Quy chế lại có các chế định để phân cấp cụ thể quyền, nghĩa cụ của từng cấp doanh

nghiệp, các chủ thể của cấp doanh nghiệp đó. Cụ thể, “phân cấp trong TĐĐLQGVN là

sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp quản lý, điều hành trong TĐĐLQGVN trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp”43. Mục đích của quy chế phân cấp là nhằm mục tiêu

phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp trong giải quyết công việc, tăng cường chất lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý, điều hành trong Tập đoàn.

Tuy nhiên, để phân cấp hiệu quả và có tính khả thi thì phải có ngun tắc là kim chỉ nam khi quy định các vấn đề cần phân cấp. Do đo, phân cấp trong TĐĐLQGVN tuân thủ các quy tắc sau: (i) Phân cấp phải quy định rõ ràng, cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp quản lý, cấp điều hành; (ii) Đối với nội dung phân cấp về giá trị, phải quy định theo khung giá trị (mức tối đa và mức tối thiểu); (iii) Phân cấp phải cụ thể đến nội dung công việc thực hiện của từng cấp quản lý, cấp điều hành; (iv) Phân cấp phải phù hợp với loại hình, quy mơ và lĩnh vực hoạt động của đơn vị, trình độ và năng lực của người được phân cấp trong từng giai đoạn; (v) Nội dung phân cấp phải được lập thành văn bản dưới hình thức nghị quyết, quyết định và thơng báo tới người được phân cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan; (iv) Cấp quản lý, cấp điều hành phải đảm bảo cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với việc thực hiện phân cấp.

Một Quy chế thể hiện rõ nét nhất tinh thần về phân cấp trong TĐĐLQGVN là Quy chế đầu tư xây dựng. Theo Điều 13 Quy chế đầu tư xây dựng thì HĐTV EVN căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN, các quy định của Nhà nước về lĩnh vực đầu tư xây dựng và yêu cầu công việc để phân cấp cho Tổng giám đốc EVN và Người đứng đầu các Đơn vị tổ chức quản lý và thực hiện công tác đầu tư xây dựng đạt hiệu quả. Tổng giám đốc EVN, Người đứng đầu các Đơn vị được tiếp tục ủy quyền lại cho cấp phó, phân cấp hoặc ủy quyền lại cho Người đứng đầu các Đơn vị cấp dưới thực hiện một hoặc một số nội dung công việc đã được phân cấp cho Tổng giám đốc EVN, Người đứng đầu các Đơn vị theo quy định tại Quy chế đầu tư xây dựng. Như vậy, thẩm quyền quyết định, phê duyệt, chấp thuận các vấn đề trong đầu tư xây dựng sẽ không chỉ dựa vào các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng

43Khoản 1 Điều 26 Quy chế Quản trị trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 123/QĐ-HĐTV ngày 01/10/2021 của Hội đồng thành viên EVN.

một cách cứng nhắc mà sẽ được phân cấp dần xuống các đơn vị cấp dưới một các linh hoạt. Cụ thể, đối với việc quyết định đầu tư xây dựng:

- HĐTV EVN sẽ trình cấp có thẩm quyền quyết định các dự án hoặc quyết định đầu tư xây dựng các dự án quan trọng Quốc gia, dự án nhóm A được Thủ tướng Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ủy quyền/giao nhiệm vụ.

- Tổng giám đốc EVN có quyền quyết định đầu tư xây dựng các dự án có tổng mức đầu tư khơng vượt q giá trị dự án nhóm B do EVN làm chủ đầu tư.

- Các Tổng cơng ty có quyền quyết định đầu tư xây dựng dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 50% vốn chủ sở hữu tại thời điểm Báo cáo tài chính kiểm tốn gần nhất và khơng vượt q giá trị dự án nhóm B (tùy từng trường hợp cụ thể), trong đó:

+ Với khối phát điện: HĐTV Tổng công ty Phát điện quyết định Dự án có tổng

mức đầu tư trên 1000 tỷ đồng và khơng vượt q giá trị dự án nhóm B; Tổng Giám đốc Tổng công ty Phát điện quyết định dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn mức phân cấp cho các Đơn vị nhưng không quá 1000 tỷ và khơng vượt q giá trị dự án nhóm B; Người đứng đầu Công ty TNHH MTV cấp III quyết định dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 50% vốn chủ sở hữu tại thời điểm Báo cáo tài chính kiểm tốn gần nhất nhưng khơng quá 500 tỷ đồng.

+ Với khối phân phối: HĐTV Tổng cơng ty Điện lực quyết định Dự án có tổng

mức đầu tư trên 250 tỷ đồng, nhỏ hơn 50% vốn chủ sở hữu tại thời điểm Báo cáo tài chính kiểm tốn gần nhất và khơng vượt q giá trị dự án nhóm B; Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực quyết định dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn phân cấp cho các Đơn vị và không quá 250 tỷ đồng; Người đứng đầu Công ty TNHH MTV cấp III; Dự án có tổng mức đầu tư khơng q 120 tỷ đồng và khơng vượt q giá trị dự án nhóm C.

+ Với khối truyền tải: HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia quyết định

dự án có tổng mức đầu tư trên 700 tỷ đồng và không vượt quá giá trị dự án nhóm B; Tổng giám đốc Tổng cơng ty Truyền tải điện Quốc gia quyết định dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn mức phân cấp cho các Đơn vị đến 700 tỷ đồng; Người đứng đầu Đơn vị trực thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia quyết định dự án có tổng mức đầu tư khơng vượt q 250 tỷ đồng được giao làm chủ đầu tư.

Có thể thấy, việc phân cấp cũng khơng hồn tồn giống nhau ở các khối truyền tải, phát điện, phân phối. Đồng thời, về nguyên tắc, những dự án mà chưa được phân cấp cho cấp dưới quyết định thì sẽ thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng của cấp trên. Sự phân cấp như trên là cần thiết bởi để phê duyệt hoặc quyết định việc đầu tư xây dựng một dự án cần một khoảng thời gian nghiên cứu, thẩm định. Nếu khơng có phân cấp mà tất cả các dự án đều chuyển lên cấp cao nhất để quyết định sẽ khơng thể có đủ nhân lực, thời gian để thực hiện và việc chậm tiến độ là hậu quả tất yếu. Do đó, phân cấp là một giải pháp hiệu quả về quản trị.

Hậu quả pháp lý của phân cấp: Phân cấp khơng có nghĩa là quy định một thẩm

quyền hồn tồn mới cho một vấn đề cho cấp dưới mà người phân cấp vẫn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phân cấp; đồng thời, người được phân cấp chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và người phân cấp về việc thực hiện nội dung được phân cấp. Ở góc độ pháp lý, việc phân cấp gần tương tự như cơ chế ủy quyền của Bộ luật Dân sự năm 2015. Để kiểm soát được các vấn đề đã phân cấp, người phân cấp có quyền yêu cầu người được phân cấp báo cáo về việc thực hiện nội dung phân cấp đột xuất. Hằng năm, các đơn vị cấp trên của Tập đoàn cũng xây dựng các kế hoạch kiểm tra định kỳ để kiểm soát các hoạt động của đơn vị thành viên.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w