Hiện trạng mơ hình tổ chức của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 65)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

3.1 Về thực tiễn áp dụng các quy định về mơ hình pháp lý của Tập đoàn

3.1.4.1 Hiện trạng mơ hình tổ chức của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

Hiện trạng về mơ hình tổ chức của cơng tỵ mẹ và các đơn vị thành viên trong TĐĐLQGVN như sau:

- Công ty mẹ EVN: Hoạt động theo mơ hình cơng ty TNHH MTV, mơ hình tổ chức tổ chức của cơng ty mẹ gồm có:

+ HĐTV: Số lượng thành viên HĐTV theo quy định tại Điều lệ có khơng q 07

thành viên. Hiện nay, cơng ty mẹ có 06 thành viên HĐTV; trong đó, có Chủ tịch HĐTV, 01 thành viên HĐTV kiêm Tổng giám đốc và 04 thành viên HĐTV chuyên trách.

+ Kiểm soát viên: Theo Điều lệ, cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm 03 Kiểm

sốt viên tại cơng ty mẹ EVN (hiện nay, UBQLVNN đã bổ nhiệm đủ 03 Kiểm soát viên).

+ Tổng giám đốc.

+ Các Phó Tổng giám đốc và Kế tốn trưởng.

+ Bộ máy giúp việc bao gồm: (i) Ban Chiến lược phát triển, Ban Kiểm toán nội

bộ và Giám sát tài chính và Ban Tổng hợp giúp việc HĐTV; (ii) Văn phịng và các Ban chun mơn nghiệp vụ khác giúp việc HĐTV và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành.

- Khối phát điện:

+ Mơ hình tổ chức quản lý của EVNGENCO1 gồm có: (i) HĐTV; (ii) Tổng

giám đốc; (iii) Kiểm soát viên; (iv) các Phó Tổng giám đốc và Kế tốn trưởng; (v) bộ máy tham mưu giúp việc

+ Đối với EVNGENCO2, 3 gồm: (i) Đại hội đồng cổ đông, (ii) Hội đồng quản

trị, (iii) Ban Kiểm sốt; (iv) các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng; (v) bộ máy tham mưu giúp việc.

+ Đối với Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức do quy mô nhỏ gồm: Chủ

tịch kiêm Giám đốc; Kiểm sốt viên; các Phó giám đốc và Kế tốn trưởng; các phịng chun mơn và các phân xưởng sản xuất.

+ Các chi nhánh là công ty sản xuất điện của công ty mẹ EVN hoặc công ty con

của các Tổng cơng ty Phát điện: Mơ hình tổ chức quản lý chung của các Công ty phát điện hạch tốn phụ thuộc gồm có: (i) Giám đốc; (ii) các Phó giám đốc và Kế tốn trưởng; (iii) các phịng chun mơn nghiệp vụ; (iv) các phân xưởng sản xuất.

- Khối truyền tải điện: Mơ hình tổ chức quản lý của Tổng cơng ty Truyền tải điện Quốc gia gồm có: (i) HĐTV; (ii) Tổng giám đốc; (iii) Kiểm sốt viên; (iv) các Phó Tổng giám đốc và Kế tốn trưởng; (v) bộ máy tham mưu giúp việc.

- Khối kinh doanh điện: Mơ hình tổ chức quản lý của các Tổng cơng ty Điện lực gồm có: (i) HĐTV; (ii) Tổng giám đốc; (iii) Kiểm sốt viên; (iv) các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng; (v) bộ máy tham mưu giúp việc.

Với các công ty điện lực tỉnh/thành phố của các Tổng công ty Điện lực miền và Công ty Điện lực quận/huyện của Tổng cơng ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội thì hoạt động theo mơ hình (i) Giám đốc; (ii) các Phó giám đốc và Kế toán trưởng; (iii) các phịng chun mơn nghiệp vụ.

- Khối điều độ và mua bán điện: Mơ hình tổ chức quản lý của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và Công ty Mua bán điện cùng có mơ hình gồm: (i) Giám đốc; (ii) các Phó giám đốc và Kế tốn trưởng; (iii) các phịng chun mơn nghiệp vụ.

- Khối các Ban quản lý dự án điện: Mơ hình tổ chức quản lý chung của các Ban QLDA điện gồm: (i) Giám đốc; (ii) các Phó giám đốc và Kế tốn trưởng; (iii) các phịng chun mơn nghiệp vụ.

- Khối tư vấn xây dựng điện: Mơ hình tổ chức quản lý của 04 Công ty cổ phần Tư vấn tương tự như các cơng ty cổ phần khác gồm có: (i) Đại hội đồng cổ đơng, (ii) Hội đồng quản trị, (iii) Ban Kiểm sốt; (iv) Tổng giám đốc; (v) các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng; (vi) các phịng chun mơn nghiệp vụ và các đơn vị thành viên.

- Khối các đơn vị dịch vụ, phụ trợ khác của ngành điện: Mơ hình tổ chức chung của 04 đơn vị gồm: (i) Giám đốc; (ii) các Phó giám đốc và Kế tốn trưởng; (iii) các phịng chuyên môn nghiệp vụ; đối với Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin và Trung tâm dịch vụ sửa chữa EVN có các đơn vị trực tiếp sản xuất là các Trung tâm/Xí nghiệp trực thuộc.

3.1.4.2 Đánh giá hiện trạng mơ hình tổ chức trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp năm 2020

Nhìn chung, các đơn vị trong Tập đồn có cùng chung mơ hình tổ chức giống nhau. Đối với đơn vị hoạt động theo hình thức cơng ty TNHH MTV áp dụng theo mơ hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 79, khoản 2 Điều 90 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (mơ hình có HĐTV). Đối với đơn vị hoạt động theo hình thức cơng ty cổ phần áp dụng theo mơ hình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 136 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (mơ hình có Ban kiểm sốt). Việc lựa chọn mơ hình hoạt động nói trên của các đơn vị là phù hợp bởi với quy mô và vốn điều lệ rất lớn của Tập đồn, các Tổng cơng ty. Các vấn đề cần quyết định, phê duyệt và xin ý kiến của cấp có thẩm quyền đều là vấn đề phức tạp, có giá trị và sức ảnh hưởng lớn; do đó, cần thảo luận và quyết định trên tinh thần tập thể của HĐTV để thu hút được sáng kiến của nhiều người trong q trình ra quyết định, đảm bảo tính khách quan, tính dân chủ của tổ chức; đặc biệt là thể hiện sự cẩn trọng khi quản lý hiệu quả nguồn vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, không để xảy ra trường hợp thất thoát.

Đối với các đơn vị hoạt động theo hình thức chi nhánh của cơng ty mẹ và các đơn vị là chi nhánh của các Tổng công ty Điện lực, Tổng cơng ty Phát điện (Đơn vị cấp III) thì mơ hình tổ chức sẽ gồm Giám đốc; các Phó giám đốc và Kế tốn trưởng; các phịng chun mơn nghiệp vụ. Đây là mơ hình tổ chức hợp lý cho đa số các đơn vị là chi nhánh với số lượng cán bộ nhân viên từ 100-200 người và chuyên phụ trách về một hoạt động cụ thể.

Một số Công ty Điện lực (cấp III) đặc biệt hoạt động dưới loại hình công ty TNHH MTV là công ty con của Tổng cơng ty điện lực (ví dụ: Cơng ty Điện lực Hải Phịng, Hải Dương, Ninh Bình) hoặc Tổng cơng ty Phát điện thì cũng có mơ hình tổ chức tương tự như trên tuy nhiên chức danh Giám đốc sẽ là Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty. Các Đơn vị cấp III là cơng ty đã cổ phần hóa (như Cơng ty cổ phần Điện lực Khánh Hịa) thì sẽ có mơ hình hoạt động riêng theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông của cơng ty đó mà khơng nhất thiết phải theo các mơ hình chung đang áp dụng của Tập đồn.

Về cơ bản, có thể thấy mơ hình tổ chức của Tập đoàn là tương đối thống nhất theo cấp đơn vị và phù hợp với các quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Và do Công ty mẹ EVN và Đơn vị cấp II do khối lượng công việc cần quản lý điều hành lớn hơn nên mơ hình tổ chức sẽ phức tạp hơn.

3.1.5 Về quản lý điều hành, quy định về phân cấp và ứng dụng công nghệ thông tintrong quản lý điều hành trong quản lý điều hành

3.1.5.1 Nguyên tắc chung về quản lý điều hành

i) Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển:

Để quản lý và điều hành TĐĐLQGVN, HĐTV sẽ quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm, hàng năm của Tập đoàn. Trên cơ sở chiến lược và kế hoạch chung của Tập đoàn này, các đơn vị thành viên sẽ nghiên cứu và xây dựng các chiến lược, kế hoạch cụ thể phù hợp với đặc thù của đơn vị mình về phát điện, truyền tải, phân phối và trình HĐTV EVN thơng qua. Mục đích của việc thơng qua này của HĐTV EVN để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa chiến lược, kế hoạch của các đơn vị với chiến lược, kế hoạch chung của Tập đồn. Sau khi HĐTV EVN thơng qua, Tổng giám đốc EVN sẽ giao cho từng đơn vị cụ thể các kế hoạch, chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng (bao gồm các Tổng công ty và các chinh nhánh trực thuộc của công ty mẹ EVN). Kết thúc năm, các đơn vị sẽ báo cáo lại cho cơng ty mẹ Tập đồn kết quả triển khai của đơn vị mình; đây cũng là cơ sở để khen thưởng cũng như phân bổ các chi phí hiệu quả (thưởng) cho đơn vị có kết quả tốt và xem xét phân bổ chi phí hoạt động trong năm tiếp theo.

ii) HĐTV EVN là cấp có thẩm quyền cao nhất; quyết định các vấn đề lớn, phức tạp để các chủ thể khác thực thi:

Mặc dù các đơn vị đã có các kế hoạch triển khai cho từng năm nhưng quá trình tổ chức và hoạt động không thể tránh khỏi các vướng mắc phát sinh. Về nguyên tắc, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, đơn vị cấp dưới có thể trình các nội dung này lên đơn vị cấp trên để xem xét, quyết định hoặc có các hướng dẫn, định hướng để thực hiện. Trong TĐĐLQGVN, cấp có thẩm quyền cao nhất giải quyết các vấn đề phát sinh là HĐTV EVN. Những vấn đề phát sinh liên quan sẽ được các chủ thể (Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc EVN, Thành viên HĐTV, các tổ chức, cá nhân khác) trình HĐTV EVN quyết định theo thẩm quyền được quy định của pháp luật, Điều lệ EVN, QCQLNB của EVN.

Về chế độ làm việc, khoản 2 Điều 80 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cho phép Điều lệ công ty được quy định về chế độ làm việc của HĐTV EVN. Theo đó, chế độ làm việc của HĐTV EVN được quy định tại Điều 43 Điều lệ EVN như sau: “HĐTV EVN làm việc theo chế độ tập thể; họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; đối với những vấn đề khơng u cầu phải thảo luận thì HĐTV EVN có thể lấy ý kiến biểu quyết của các thành viên bằng văn bản. Nghị quyết, quyết định của HĐTV EVN đối với nội dung được tổ chức họp được thơng qua khi có trên 50% tổng số thành viên HĐTV EVN tham dự họp biểu quyết tán thành; đối với nội dung lấy ý kiến bằng văn bản sẽ được thơng qua nếu có hơn một nửa số thành viên tán thành; trường hợp có số phiếu ngang nhau thì nội dung có phiếu biểu quyết tán thành của Chủ tịch HĐTV EVN hoặc người được Chủ tịch HĐTV EVN ủy quyền chủ trì cuộc họp là nội dung được thơng qua. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN, tổ chức lại EVN, chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ vốn điều lệ của EVN phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp chấp thuận”42.

Về cơ bản, quy định trên của Điều lệ EVN tuân thủ quy định tại Điều 98 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Ngoài ra, đối với vấn đề về “sửa đổi, bổ sung Điều lệ EVN, tổ chức lại EVN, chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ vốn điều lệ của EVN” thì 42Điều 43 Điều lệ EVN ban hành kèm theo Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018.

Điều lệ EVN tuân theo theo tinh thần tại khoản 6 Điều 80 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Điều lệ EVN là ¾ số thành viên dự họp và Luật Doanh nghiệp là 75% số thành viên dự họp); là quy định chung của mơ hình cơng ty TNHH MTV.

Do các nội dung trình lên HĐTV EVN xem xét quyết định đều là vấn đề phức tạp nên Bộ máy giúp việc HĐTV EVN (Ban Tổng hợp, Ban Chiến lược, Ban Kiểm toán và giám sát nội bộ) và các Ban chun mơn khác có trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu, soạn thảo và chuẩn bị nội dung đối với các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định của HĐTV; giải trình các ý kiến chất vấn và cung cấp đầy đủ, kịp thời các thơng tin cho HĐTV khi có u cầu để hỗ trợ HĐTV trong việc quyết định các vấn đề liên quan trước khi biểu quyết, thông qua.

Sau khi các Nghị quyết và Quyết định của HĐTV EVN được thông qua, Tổng giám đốc EVN, HĐTV/Chủ tịch công ty TNHH MTV cấp II, Tổng giám đốc/Giám đốc các công ty TNHH MTV cấp II, Giám đốc các đơn vị trực thuộc EVN, Chủ tịch/Giám đốc các công ty TNHH MTV cấp III, Người đại diện phần vốn của EVN và của các công ty TNHH MTV cấp II, công ty TNHH MTV cấp III tại các cơng ty có cổ phần, vốn góp có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đúng thời hạn các nội dung đã được HĐTV EVN phê duyệt/quyết định. Đối với nhiều Nghị quyết, các chủ thể thi hành cịn có trách nhiệm báo cáo kết quả về HĐTV EVN sau khi thực hiện.

Trong quá trình thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của HĐTV EVN, nếu các chủ thể thực hiện phát hiện có nội dung khơng có lợi cho EVN, trong vịng 05 ngày làm việc, đối tượng chịu sự điều chỉnh của các Nghị quyết của HĐTV EVN hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện báo cáo với HĐTV EVN để điều chỉnh lại Nghị quyết, Quyết định cho phù hợp. HĐTV EVN quyết định việc điều chỉnh trong thời hạn 10 ngày làm việc. Nếu HĐTV EVN không điều chỉnh lại nội dung Nghị quyết, Quyết định thì tổ chức, cá nhân có liên quan vẫn phải thực hiện nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị lên cấp trên.

3.1.5.2 Quy định về phân cấp trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

Với từng loại hình cơng ty, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định mỗi cấp sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức và

hoạt động của công ty. Về nguyên tắc chung của Luật Doanh nghiệp năm 2020, HĐTV (quy định tại Điều 76, Điều 92 - đối với doanh nghiệp nhà nước), Đại hội đồng cổ đông (quy định tại Điều 138) hoặc Hội đồng quản trị (quy định tại Điều 135) sẽ quyết định những vấn đề lớn của công ty; Tổng giám đốc sẽ là cấp thực thi các Nghị quyết của cấp trên và quyết định các vấn đề khác trong quản lý điều hành hàng ngày.

Tuy nhiên, đối với Tập đồn có quy mơ tổ chức, hoạt động và sở hữu số lượng vốn, tài sản lớn như TĐĐLQGVN thì những vấn đề cần quyết định sẽ không chỉ giới hạn ở các quyền nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 mà sẽ phát sinh nhiều hơn theo các khía cạnh khác nhau như quyết định kế hoạch và chỉ tiêu sản xuất kinh doanh hàng năm (sản lượng điện thương phẩm, doanh thu, huy động và phân bổ nguồn điện để đảm bảo duy trì khả năng cung cấp điện, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định giá điện); dự án đầu xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơng trình điện (các vấn đề về quyết định/phê duyệt/chấp thuận báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động mơi trường, thiết kế xây dựng, dự tốn xây dựng, lựa chọn nhà thầu, các vấn đề phát sinh khi triển khai thi cơng, nghiệm thu và thanh tốn, quyết toán vốn và đưa dự án vào sử dụng); ký kết Hợp đồng mua bán điện với các chủ đầu tư dự án nguồn điện (liên quan đến việc ký kết các Thỏa thuận đấu nối, Thỏa thuận đo đếm, Thỏa thuận SCADA, Hợp đồng mua bán điện); việc tổ chức và sắp xếp lại các đơn vị thành viên, chi nhánh của các đơn vị thành viên; việc quản lý, sử dụng, điều chuyển tài sản, nguồn vốn giữa các đơn vị; việc vay vốn với các tổ chức tín dụng quốc tế và trong nước…. Tất cả vấn đề nêu trên không chỉ chịu sự điều chỉnh duy nhất của Luật Doanh nghiệp năm 2020 mà còn áp dụng các quy định pháp luật chuyên ngành về đầu tư xây dựng, đấu thầu, điện lực, mơi trường, tài chính, đất đai ….; mỗi Luật chun ngành sẽ có quy định riêng về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, chủ sở hữu. Đặc biệt, do là TĐKTNN nên việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trên còn chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật QLSDVNN năm 2014.

Có thể thấy các vấn đề cần quyết định của công ty mẹ và đơn vị thành viên là rất nhiều. Đôi khi không chỉ nằm ở một văn bản luật cụ thể mà nằm ở nhiều văn bản khác nhau và có sự đan xen, thậm chí là chồng chéo. Bản thân trong TĐĐLQGVN phải xây dựng các QCQLNB riêng đề xác định quyền và nghĩa vụ có liên quan. Đồng thời, mỗi Quy chế lại có các chế định để phân cấp cụ thể quyền, nghĩa cụ của từng cấp doanh

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w