Hoàn thiện hệ thống Quy chế quản lý nội bộ trong Tập đoàn Điện lực Quốc

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 92 - 95)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

4.2.3 Hoàn thiện hệ thống Quy chế quản lý nội bộ trong Tập đoàn Điện lực Quốc

Nam

i) Đẩy mạnh quy định về phân cấp trong nội bộ

Bên cạnh việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phân cấp cho EVN, đơn vị được thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Bản thân nội bộ TĐĐLQGVN cũng cần có một cơ chế phân cấp mạnh mẽ và rõ ràng trong hệ thống các QCQLNB. Hiện nay, nội dung phân cấp trong TĐĐLQGVN được quy định tại 17 QCQLNB do HĐTV EVN và Tổng giám đốc EVN ban hành, bao gồm: - Nhóm quy chế về quản trị: Quy chế quản trị; Quy định tổ chức và hoạt động thanh tra;

Quy định về cơng tác văn phịng;

- Nhóm quy chế về lao động: Quy chế về công tác cán bộ; Quy chế lao động và tiền

lương; Quy định đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Quy định bồi dưỡng, thi và kiểm tra sát hạch nghề;

- Nhóm quy chế về tài chính, kế tốn: Quy chế về huy động vốn cho vay, cho vay lại và

bảo lãnh vay vốn; Quy chế quản lý chi phí và giá mua điện; Quy chế quản lý tài sản, nguồn vốn; Quy định thi đua - khen thưởng và xét tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển Điện lực Việt Nam;

- Nhóm quy chế về đầu tư và sản xuất kinh doanh: Quy chế về công tác đầu tư xây

dựng; Quy chế về công tác sản xuất kinh doanh điện;

- Nhóm quy chế về kỹ thuật và công nghệ: Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công

nghệ; Quy định công tác an tồn; Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện; Quy định quản lý, khai thác hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin và tự động hóa.

Tuy vậy, quy định về phân cấp trong Tập đoàn mới được chú trọng từ năm 2018. Nhiều quy định về phân cấp vẫn còn chồng chéo và thiếu nhất quán. Với một số QCQLNB, nội dung phân cấp còn ở mức sơ sài. Theo đó, việc phân cấp trong TĐĐLQGVN cần được tiếp tục hoàn thiện các nguyên tắc như sau:

- Bổ sung 01 Chương quy định về phân cấp trong TĐĐLQGVN trong Quy chế quản trị để làm tiền đề và cơ sở pháp lý cho việc phân cấp trong nội bộ Tập đoàn. Nội dung Chương này bao gồm các quy định về mục tiêu phân cấp; nguyên tắc xây dựng, ban hành và thực hiện phân cấp; quyền và trách nhiệm của người phân cấp và người được phân cấp.

- Các lĩnh vực cần được phân cấp đến từng chức danh quản lý, điều hành của các cấp trong TĐĐLQGVN. Một số QCQLNB như Quy chế về công tác sản xuất kinh doanh điện, Quy chế lao động và tiền lương, Quy định đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cần tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của HĐTV/Chủ tịch và Tổng giám đốc của Đơn vị cấp II, thay vì chỉ phân cấp cho HĐTV/Chủ tịch Công ty mà chưa phân cấp cho Tổng giám đốc như quy định hiện hành. Một số QCQLNB cần bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho cấp quản lý, điều hành Đơn vị cấp III để phân cấp thống nhất đến Đơn vị cấp III, tăng cường nội dung phân cấp đến tận cấp cơ sở.

- Hạn chế việc phân cấp lại. Cụ thể, cần quy định cụ thể nguyên tắc “Người được phân cấp không được phân cấp lại, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn

bản của người phân cấp”. Quy định này nhằm hạn chế việc tùy tiện trong điều chỉnh

nội dung phân cấp trong quá trình thực hiện. Đồng thời, cũng là thể hiện quy chế phân cấp của Tập đoàn đã hoàn chỉnh và cần được thống nhất thực hiện. Theo đó, các đơn vị tuân thủ tuyệt đối các quy định về phân cấp do Tập đồn (cơng ty mẹ EVN) ban hành và chỉ được phân cấp lại khi được công ty mẹ EVN chấp thuận hoặc trong QCQLNB có quy định cho phép phân cấp lại.

- Bổ sung phân cấp trong một số lĩnh vực công tác quản lý, điều hành của TĐĐLQGVN mà hiện nay chưa có quy định phân cấp cụ thể như cơng tác điều chuyển tài sản theo hình thức tăng, giảm vốn của chủ sở hữu giữa các đơn vị trong TĐĐLQGVN, cơng tác tiếp nhận tài sản ngồi ngân sách theo hình thức khơng hồn trả vốn…

- Rà soát, lược bỏ một số nội dung phân cấp bị trùng lặp giữa các QCQLNB như quy định về thẩm quyền của HĐTV EVN, Tổng giám đốc EVN trong quản lý, khai thác hệ thống viễn thông, công nghệ thông tin và tự động trong Quy định quản lý, khai thác hệ thống viễn thông và công nghệ thơng tin và tự động hóa và Quy chế về cơng tác sản xuất, kinh doanh điện.

ii) Thường xuyên rà soát Quy chế quản lý nội bộ để cập nhật kịp thời các quy định pháp luật

Mục đích của hệ thống QCQLNB là để cụ thể hóa các quy định của pháp luật để phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Do đó, các QCQLNB cần được thường xuyên rà soát, cập nhật theo các văn bản quy phạm pháp luật mới để là cơ sở pháp lý đúng đắn khi triển khai thực hiện; tránh trường hợp QCQLNB của doanh nghiệp mâu thuẫn, chồng chéo với quy định pháp luật hiện hành. Đây cũng là một trong những mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong Đề án nâng cao năng lực quản trị của TĐĐLQGVN. Để hoàn thiện hệ thống QCQLNB có chất lượng, có tính khả thi, một số giải pháp có thể đặt ra như:

- Xây dựng phương án thường xuyên rà soát, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành tới hệ thống QCQLNB. Trên cơ sở đó, đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thể hoặc bãi bỏ quy định tương ứng tại các QCQLNB.

- Chủ động tiếp cận, làm việc với các Bộ, ngành có liên quan để kịp thời nắm bắt được chủ trương, tinh thần sửa đổi của các nội dung quan trọng tại dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để có kế hoạch triển khai sửa đổi, bổ sung kịp thời các QCQLNB; tránh bị động với các văn bản quy pháp luật ban hành và có hiệu lực ngay.

- Xem xét xây dựng cơ chế thuê chuyên gia độc lập để rà soát, đánh giá về sự phù hợp của các QCQLNB của EVN với các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w