Về tổ chức lại và chấm dứt hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nước

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 48)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

2.6 Về tổ chức lại và chấm dứt hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nước

Tùy thuộc vào định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ hoặc yêu cầu về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của TĐKTNN mà vấn đề tổ chức lại TĐKTNN sẽ được đặt ra. Các trường hợp tổ chức lại của TĐKTNN được thực hiện theo các hình thức hợp nhất, sát nhập, chia, tách công ty mẹ mà Nhà nước vẫn chi phối hoặc tiếp tục là chủ sở hữu; hoặc chuyển đổi công ty mẹ đang hoạt động dưới hình thức cơng ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần nhưng vẫn do Nhà nước chi phối; hoặc tăng, giảm số Đơn vị cấp II, cấp III. Việc tổ chức lại TĐKTNN phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định thơng qua việc phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hoặc được quyết định một cách độc lập.

Trong các hình thức về tổ chức lại TĐKTNN thì hình thức tăng, giảm số Đơn vị cấp II, cấp III có lẽ là hình thức phổ biến nhất; xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần tăng cường hoặc giảm bớt hoạt động kinh doanh trong một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể; dẫn đến việc tăng giảm số lượng doanh nghiệp thành viên hoạt động tương ứng.

Các TĐKTNN được Nhà nước thành lập để hướng đến mục tiêu cụ thể về kinh tế xã hội. Khi các mục tiêu đó khơng đạt được và các biện pháp tổ chức, sắp xếp lại các TĐKTNN vẫn không đạt hiệu quả thì Nhà nước tiến hành chấm dứt hoạt động của các TĐKTNN. Theo đó, các hình thức chấm dứt hoạt động của TĐKTNN gồm: Công ty mẹ bị giải thể, phá sản; trường hợp khơng cịn đáp ứng các điều kiện, tiêu chí của Tập đồn kinh tế; sáp nhập, hợp nhất cơng ty mẹ với thành phần kinh tế khác mà Nhà nước khơng cịn chi phối doanh nghiệp sau khi sáp nhập, hợp nhất; bán toàn bộ doanh nghiệp; trường hợp khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ MƠ HÌNH PHÁP LÝ CỦA TẬP ĐOÀN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 TẠI TẬP

ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA VIỆT NAM 3.1 Về thực tiễn áp dụng các quy định về mơ hình pháp lý của Tập đoàn

3.1.1 Việc áp dụng các quy định về thành lập doanh nghiệp trong Tập đoàn Điện lựcQuốc gia Việt Nam Quốc gia Việt Nam

Tiền thân của Cơng ty mẹ - Tập đồn Điện lực Việt Nam (sau đây gọi tắt là “công ty mẹ EVN”) là Tổng công ty Điện lực Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng. Năm 2006, ngành điện là một trong những ngành đầu tiên được Nhà nước thí điểm để hoạt động dưới mơ hình TĐKT. Theo đó, ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 147/2006/QĐ-TTg, Quyết định số 148/2006/QĐ-TTG để phê duyệt Đề án thí điểm và thành lập cơng ty mẹ EVN trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Điện lực Việt Nam trước đây và các đơn vị thành viên. Trong đó, tên “Tập đồn Điện lực Việt Nam” là tên của cơng ty mẹ và không dùng để chỉ mơ hình Tập đồn. Thời điểm này, cơng ty mẹ EVN là công ty nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Do đây là mơ hình thí điểm nên nhiều quy định và việc phân định loại hình doanh nghiệp cũng chưa rõ ràng.

Cũng tại thời điểm này, khái niệm “Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” cũng ra đời và được ghi nhận tại Điều lệ EVN năm 2007; cụ thể: “Tập đoàn Điện lực Quốc

gia Việt Nam” là nhóm cơng ty khơng có tư cách pháp nhân, bao gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp, các cơng ty con, cơng ty liên kết được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Điện lực Việt Nam theo Quyết định số 147/2006/QĐ-TTg ngày 22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đồn Điện lực Việt Nam và các công ty con, cơng ty liên kết khác tham gia Tập đồn Điện lực Quốc gia Việt Nam sau ngày Điều lệ này có hiệu lực thi hành”37. Đây là một khái niệm riêng, độc lập với tên cơng ty mẹ EVN ("Tập đồn Điện lực Việt Nam”) và dùng để chỉ mơ hình Tập đồn.

Khi Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 có quy định về chuyển đổi công ty nhà nước thành cơng ty TNHH MTV thì đến ngày 25/6/2010, cơng ty mẹ EVN được chuyển đổi thành công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tại, cơng ty mẹ EVN đã và đang hoạt động theo chế định về công ty TNHH MTV của Luật Doanh nghiệp qua các thời kỳ. Đồng thời, mơ hình Tập đồn Điện lực Quốc gia Việt Nam cũng được kế thừa và ghi nhận qua các phiên bản khác nhau của Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN.

Về các đơn vị thành viên, sau khi cơng ty mẹ EVN và mơ hình Tập đồn được thành lập, các đơn vị thành viên được tiếp tục nghiên cứu về mô hình, xây dựng các đề án để đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại và hình thành nên các đơn vị đang hoạt động như hiện nay, cụ thể:

- Các Tổng công ty Điện lực được thành lập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Cơng văn số 60/TTg-ĐMDN ngày 12/01/2010 về thành lập các Tổng công ty quản lý và phân phối điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 04 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 và 03 Ban QLDA các cơng trình điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

- Các Tổng cơng ty Phát điện được hình thành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Cơng văn số 138/TTg-ĐMDN ngày 03/02/2012 về việc thành lập các Tổng cơng ty phát điện trực thuộc Tập đồn Điện lực Việt Nam.

Theo đó, từ giai đoạn năm 2008 - 2012, trên cơ sở các chỉ đạo, chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơng ty mẹ EVN đã có các Đề án trình Bộ Cơng Thương (với Tổng cơng ty Điện lực, Tổng cơng ty Phát điện), Văn phịng Chính phủ (với Tổng cơng ty Truyền tải điện Quốc gia) để phê duyệt và/hoặc quyết định thành lập. Tại các Đề án này đều có nội dung về số lượng, sở hữu hoặc loại hình tổ chức của các đơn vị thuộc các Tổng công ty (Đơn vị cấp III). Sau khi thẩm định các Đề án, các cấp có thẩm quyền đã có quyết định thành lập đối với các Tổng cơng ty nói trên; đồng thời, đây cũng là cơ sở hình thành của các đơn vị (Đơn vị cấp III) thuộc các Tổng công ty này. Bên cạnh việc thành lập các đơn vị quan trọng như trên thì trong q trình hoạt động của Tập đồn cũng phát sinh những sự thay đổi nhỏ về đơn vị thành viên, chủ yếu là việc thành lập chi nhánh.

Như vậy, việc hình thành mơ hình Tập đồn, cơng ty mẹ EVN đã được hồn thành xong trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2020 được ban hành, theo các cơ chế thí điểm về thành lập TĐKTNN. Tuy nhiên, các quy định của về thành lập doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp năm 2020 vẫn sẽ được áp dụng trong việc thành lập các đơn vị thành viên (Đơn vị cấp II, cấp III) và thành lập chi nhánh của các công ty mẹ, doanh nghiệp thành viên. Cụ thể:

- Sau khi hồn thành q trình cổ phần hóa đối với các đơn vị thành viên. Đơn vị đó sẽ tiến hành các thủ tục để thành lập và hoạt động dưới dạng công ty cổ phần. Ví dụ: Năm 2021, Tổng cơng ty Phát điện 2 thực hiện q trình cổ phần hóa doanh nghiệp theo quy định tại Quyết định số 2229/QĐ-TTg ngày 26/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa. Sau khi hồn thành q trình cổ phần hóa, Tổng cơng ty Phát điện 2 thực hiện thủ tục để chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ đăng ký thay đổi loại hình doanh nghiệp, cấp Giấy chứng nhận cấp ngày 01/7/2021.

- Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện các Đề án tổng thể sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp thì các đơn vị thành viên của Tập đoàn cũng thành lập và tổ chức sắp xếp lại chi nhánh, các đơn vị kinh doanh như thành lập mới các đơn vị gồm Ban QLDA điện 1, 2, 3; Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN; 02 đơn vị phát điện quản lý NMNĐ Thái Bình, Vĩnh Tân 4; sát nhập để thành lập đơn vị Công ty Điện lực thành phố Thủ Đức là chi nhánh của Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập Cơng ty Điện lực Thủ Đức (quản lý địa bàn quận Thủ Đức cũ) và Công ty Điện lực Thủ Thiêm (quản lý địa bàn Quận 2, Quận 9 trước đó).

3.1.2 Về tên gọi trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

Luật Doanh nghiệp năm 2020 được ban hành từ ngày 17/6/2020 và có hiệu lực từ 01/01/2021. Tuy nhiên, quy định về tên doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 không phải quy định mới mà được kế thừa quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Bên cạnh đó, mơ hình TĐĐLQGVN đã được thành lập từ năm 2006 theo Đề án thí điểm được Thủ tướng phê duyệt, nên bản thân EVN và một số đơn vị thành viên có tên gọi khơng hồn tồn giống như các quy định

hiện hành của Luật Doanh nghiệp năm 2020 như đã phân tích ở trên mà theo các Đề án được phê duyệt.

i) Đối với công ty mẹ EVN:

Do hoạt động theo mơ hình Tập đồn nên tên gọi “Tập đoàn Điện lực Quốc Gia Việt Nam” là tên gọi chung cho mơ hình Tập đồn, bao gồm cơng ty mẹ và các đơn vị thành viên. Còn tên gọi “Tập đồn Điện lực Việt Nam” là tên riêng của cơng ty mẹ trong TĐĐLQGVN, khơng dùng để chỉ mơ hình Tập đồn như đã đề cập ở trên.

Đối với cơng ty mẹ, mặc dù hoạt động dưới loại hình cơng ty TNHH MTV nhưng tên gọi chỉ đơn giản là “Tập đoàn Điện lực Việt Nam” mà khơng bao gồm về “loại hình doanh nghiệp”. Việc chưa hồn tồn phù hợp với quy định này của Luật Doanh nghiệp năm 2020 lại giúp cho tên của EVN đơn giản, dễ nhớ và dễ nhận biết hơn.

Hay đối với tên chi nhánh, khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020 yêu cầu tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp và kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Tương tự như tên của công ty mẹ, tên một số chi nhánh của công ty mẹ EVN khơng hồn tồn giống quy tắc trên, ví dụ như: Cơng ty Mua bán Điện, Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin. Việc này đôi khi khiến cho chúng ta nhầm tưởng đây là một pháp nhân độc lập trong mơ hình Tập đồn của EVN; nhưng về tư cách pháp lý thì đây chỉ là các chi nhánh của cơng ty mẹ EVN.

Mặc dù có những sự khác biệt trên nhưng cũng khơng có quy định nào của pháp luật doanh nghiệp yêu cầu phải đổi lại tên những doanh nghiệp, chinh nhánh đã được thành lập trước đó mà khơng phù hợp với quy tắc đặt tên của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Do đó, các tên gọi này tiếp tục được tồn tại và có thể được thay đổi trong tương lai để phù hợp với Luật Doanh nghiệp nếu có thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi.

ii) Đối với các đơn vị thành viên:

Cũng hình thành từ Đề án đã được phê duyệt trước đó nên tên gọi của các Tổng công ty Điện lực và Tổng cơng ty Truyền tải điện cũng khơng có thành phần “loại hình doanh nghiệp” như cơng ty mẹ EVN. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đơn vị thành viên của Tập đồn cũng có sự thay đổi tên gọi sau khi hồn thành xong q trình cổ phần hóa doanh nghiệp và có tên đầy đủ như sau Tổng cơng ty Phát điện 2 - Công ty cổ phần, Tổng công ty Phát điện 3 - Công ty cổ phần. Với các đơn vị này, tên doanh

nghiệp đã có các thành tố về loại hình doanh nghiệp và tên riêng nhưng chưa tương thích hồn tồn với khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về thứ tự sắp xếp. Đây có thể coi là một đặc thù phổ biến của các DNNN sau khi tiến hành xong q trình cổ phần hóa.

Ngồi một số đặc thù về tên doanh nghiệp nêu trên của công ty mẹ, đơn vị thành viên như đã nêu trên, về cơ bản các đơn thành thành viên khác trong EVN đều tuân thủ quy định về thành tố và thứ tự sắp xếp của tên doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

3.1.3 Về các hình thức liên kết trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

3.1.3.1 Hiện trạng liên kết và chi phối về vốn của công ty mẹ EVN với các đơn vị thànhviên theo các lĩnh vực viên theo các lĩnh vực

Do tổ chức và hoạt động của Tập đồn được hình thành theo chuỗi cung ứng ngành điện, bao gồm phát điện, truyền tải điện, phân phối và kinh doanh điện, điều độ Hệ thống điện, mua bán điện, dịch vụ phụ trợ. Do đó, để hình dung một cách tổng qt nhất thì việc phân tích hình thức liên kết, mức độ chi phối vốn trong Tập đoàn sẽ đi theo chuỗi cung ứng như sau:

i) Khối phát điện:

Công ty mẹ EVN hiện nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Tổng công ty Phát điện 1 và Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức; nắm giữ cổ phần chi phối tại Tổng công ty Phát điện 3 (99,19% vốn điều lệ) và Tổng công ty Phát điện 2 (99,86% vốn điều lệ, đã chuyển sang hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần từ ngày 01/7/2021). Trong thời gian tới, EVN sẽ tiến hành các thủ tục để triển khai cổ phần hóa Tổng cơng ty Phát điện 1 theo chủ trương định hướng của Nhà nước. Các Tổng cơng ty Phát điện (hay cịn gọi EVNGENCO) - Đơn vị cấp II hiện tại hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con, trong đó cơng ty mẹ các EVNGENCO là công ty TNHH MTV (đối với Tổng công ty Phát điện 1) và công ty cổ phần (đối với Tổng công ty Phát điện 2, 3). Các đơn vị thành viên của các EVNGENCO gồm các công ty phát điện (hoạt động dưới dạng hình thức đơn vị hạch tốn phụ thuộc, cơng ty TNHH MTV, công ty cổ phần); công ty dịch vụ sửa chữa (đối với Tổng công ty Phát điện 3) và các Ban Quản lý dự án nguồn điện (chi nhánh).

Bên cạnh đó, cơng ty mẹ EVN cịn nắm giữ 07 Cơng ty Thủy điện chiến lược, hoạt động dưới hình thức là một chi nhánh như: Sơn La, Hịa Bình, Tun Quang, Trị An, Ialy, Huội Quảng - Bản Chát, Sê San. Đây là các nhà máy thủy điện mà mục tiêu đầu tư xây dựng các nhà máy này không chỉ đơn thuần về mục tiêu phát điện mà còn mang nhiều mục tiêu kinh tế và xã hội khác; đặc biệt là vấn đề điều tiết lũ hoặc cung cấp nước cho các vụ mùa trồng lúa. Về nhiệt điện, cơng ty mẹ EVN hiện có Cơng ty Nhiệt điện Thái Bình và Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4. Mặc dù có đơn vị được gọi là cơng ty, có đơn vị gọi là nhà máy nhưng đây đều là các chi nhánh của công ty mẹ Tập đồn và sẽ được chuyển đổi lại hình thành cơng ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ và tiến tới cổ phần hóa trong thời gian tới theo Quyết định số 852/QĐ-TTg

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w