CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RCEP
1.1 Khái quát về thương mại điện tử
1.1.3 Các mơ hình thương mại điện tử hiện nay
Hiện nay, TMĐT phổ biến nhất dưới bốn hình thức, bao gồm: B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng), B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng), C2B (người tiêu dùng đến doanh nghiệp). Các mơ hình được phân biệt chủ yếu dựa trên các chủ thể tham gia, cụ thể như sau:
B2C (business - to - consumer): doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Phương thức này bao gồm các giao dịch trong đó chủ thể thực hiện là các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mơ hình này đã và đang là điển hình cho các giao dịch TMĐT trong bối cảnh hiện nay, đây cũng đồng thời là mơ hình phổ biến nhất.
B2B (business - to - business): doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các chủ thể tham gia vào mơ hình này sẽ chỉ là các doanh nghiệp. Thơng thường, hàng hóa sẽ được các doanh nghiệp chuẩn bị sau đó giao đến các doanh nghiệp khác hoặc các nhà bán bn, bán lẻ. Mơ hình này chủ yếu tập được sử dụng để phân phối nguyên liệu thơ hoặc sản phẩm được đóng gói kết hợp trước khi bán cho khách hàng.
C2C (consumer – to - consumer): Người tiêu dùng với người tiêu dùng. Mơ hình này ra đời sớm nhất trong hoạt động TMĐT, bao gồm các mối quan hệ mà chủ thể trong
đó chính là các khách hàng với khách hàng thơng qua một sàn giao dịch trực tuyến. eBay hoặc Amazon chính là những trang TMĐT điển hình cho hình thức này.
C2B (consumer - to - business): Người tiêu dùng đến doanh nghiệp. Trong mơ hình này người tiêu dùng sẽ đưa đến các sản phẩm hoặc dịch vụ một cách trực tiếp, doanh nghiệp sẽ là người mua các hàng hóa hữu hình hoặc dịch vụ ấy. Đây là mơ hình thường được xuất hiện vào các hoạt động nhằm gây quỹ hay đấu giá.