Thách thức của RCEP tới thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RCEP

2.3 Tác động của RCEP tới thương mại điện tử tại Việt Nam

2.3.2 Thách thức của RCEP tới thương mại điện tử tại Việt Nam

Thứ nhất, các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài. Trên thế giới ứng dụng TMĐT đã được phát triển từ đầu

những năm 1970 bắt nguồn từ sự cải tiến hệ thống thanh toán điện tử (Electronic Funds Transfer – EFT) cho tới năm năm 1995, người sử dụng dụng Internet chứng kiến sự phát triển như vũ bão của các ứng dụng sáng tạo trên Internet từ việc bán hàng cho đến học tập trực tuyến, hầu hết các cơng ty đều có website riêng17. Bên cạnh đó là sự ra đời của hàng loạt các công ty kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT nổi tiếng như

17 Nguyễn Việt Khơi, Giáo trình thương mại điện tử từ lý thuyết đến ứng dụng, NXB. Đại học Quốc gia Hà

Amazon.com, eBay, AOL, Yahoo và một trong những cơng ty mang tính cách mạng chính là Google. Tại Châu Á không thể không kể tới các “kỳ lân” như Alibaba, Shopee. Do đó, có thể thấy các đối thủ nước ngồi đã đi trước chúng ta cả nửa thế kỷ về trình độ khoa học kỹ thuật cũng như việc xây dựng mạng lưới phân phối, kênh khách hàng.

Sắp tới, trước những chính sách thơng thống, mở cửa thị trường tiếp nhận các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào hệ sinh thái TMĐT tại nước ta, có thể thấy sự cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài là điều tất yếu, quan trọng hơn cả đây là sự cạnh tranh vô cùng lớn bởi chúng ta phải cạnh tranh trên nhiều khía cạnh:

Về công nghệ, đa phần các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại cơng nghệ tại Việt Nam đều có “tuổi đời” khá non trẻ do đó có thể các doanh nghiệp có nhiều ý tưởng mới – độc – lạ song việc hiện thực được các ý tưởng ấy trên thực tế sẽ cịn nhiều khó khăn bởi trình độ cơng nghệ cịn hạn chế, hệ thống máy móc, mạng viễn thơng chưa thể bắt kịp với các đối thủ trong khu vực như Singapore, Thái Lan,… và xa hơn nữa đối thủ lớn từ các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ.

Về mạng lưới phân phối và khai thác khách hàng, trên thực tế đa phần có ít doanh nghiệp nước ngoài đã thiết lập sẵn được mạng lưới phân phối hay có sẵn tệp khách hàng tại Việt Nam trước khi tiếp cận và tham gia vào thị trường, tuy nhiên lại có rất nhiều người tiêu dùng đã sử dụng các dịch vụ TMĐT và mua sắm hàng hóa thơng qua các trang TMĐT nước ngoài từ thời điểm trước khi doanh nghiệp gia nhập thị trường Việt Nam. Do đó, ngay khi đặt chân vào thị trường Việt Nam, một số doanh nghiệp TMĐT đã tạo ra sức hút với các khách hàng trước đó để họ tiếp tục sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, việc tạo ra kênh phân phối cũng như thu hút tệp khách hàng mới cũng được xem là việc dễ dàng hơn với các đối thủ nước ngoài bởi lẽ người Việt Nam vẫn cịn tâm lý thích sử dụng những gì được coi là “hàng ngoại”.

Về nguồn vốn, đây chính là một sự cạnh tranh phổ biến và dễ thấy khi so sánh các doanh nghiệp Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh đến từ ngồi nước. Có thể thấy các doanh nghiệp từ các quốc gia phát triển hơn ln có bệ phóng tài chính vững chắc hơn vì vậy họ dễ dàng thực hiện được mọi chính sách marketing, phương án truyền

thơng nhằm thu hút thị hiếu của khách hàng, thậm chí sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền lớn cho các sự kiện giảm giá, khuyến mãi nhằm kích thích người tiêu dùng trong nước. Tới thời điểm hiện tại, một số công ty hoạt động trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam cũng đã và đang tiếp tục kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế nước ngoài nhằm phát triển các dự án và hoạt động kinh doanh của công ty cũng như tận dụng sự hỗ trợ, giúp đỡ trong xây dựng chiến lược từ các công ty lớn.

Về cơ chế quản lý và vận hành, việc xây dựng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT là một lĩnh vực mới đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Vì vậy, mọi kinh nghiệm liên quan đến việc vận hành bộ máy nhân sự, vận hành quy trình kinh doanh và quản lý dự án cịn nhiều thiếu sót, nhất là khi gặp phải các tình huống phát sinh ngồi dự kiến thì việc xử lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, các doanh nghiệp đối thủ đa phần đều có nhiều năm kinh nghiệm và thậm chí trải qua nhiều lần thất bại. Do đó, việc các đối thủ cạnh tranh có sự quản lý chặt chẽ cũng như cách thức vận hành chắc chắn, linh hoạt, sẽ là một thách thức đối với các doanh nghiệp mới, đặc biệt khơng thể khơng nhắc tới chính là các doanh nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ.

Áp lực cạnh tranh không chỉ đặt ra cho các nhà đầu tư trong nước khi có sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, mà đây cũng đồng thời là áp lực cho những nhà đầu tư trong nước khi muốn tiếp cận khách hàng tại thị trường nước ngoài hoặc mở rộng quy mô kinh doanh thông qua việc đầu tư ra khỏi phạm vi lãnh thổ nước ta. Bởi lẽ, đa phần các doanh nghiệp tại quốc gia bản địa đã xây dựng được nền tảng kinh doanh vững chắc hơn thông qua sự am hiểu thị trường, sự tiến bộ do đi trước của khoa học cơng nghệ cùng tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Để phát triển được ở thị trường nước ngoài buộc các nhà đầu tư trong nước phải tìm được những lợi thế cạnh tranh riêng biệt về sản phẩm hay chất lượng dịch vụ.

Thực tế đã cho thấy ngay từ khi chưa tham gia vào RCEP, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh thương vực TMĐT của Việt Nam đã phải rút lui trước sức ép từ các cơng ty TMĐT lớn trong nước nói riêng và các cơng ty nước ngồi nói chung. Cuối tháng 3/2019, sàn thương mại Robin Online (tiền thân là Zalora) – chuyên kinh doanh

trong lĩnh vực thời trang đã tuyên bố tạm dừng mọi hoạt động bán hàng mặc dù số lượng truy cập lên đến 965.000 lượt/tháng cao nhất tại Việt Nam vào thời điểm đó. Tập đồn Vingroup cũng chính thức thơng báo rời khỏi lĩnh vực bán lẻ trực tuyến ngay sau đó vào tháng 12/2019, để tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực công nghệ, công nghiệp. Theo đó, trang thương mại trực tuyến Adayroi đã được sáp nhập vào nền tảng của VinID. Tiếp theo, trang Vuivui của Thế giới di động cũng nói lời chia tay sau hai năm hoạt động bởi số tiền duy trì quá lớn trong khi doanh thu đem lại không đáng kể.

Trong khi đó, theo số liệu nghiên cứu về sở thích của người tiêu dùng của SimilarWeb cho thấy, hiện có khoảng 51% người Việt Nam coi Shopee là nền tảng mua sắm trực tuyến, nền tảng Lazada là đứng thứ hai với 18% người dùng, theo sau đó là Facebook với 8% người dùng, Tiki chiếm 7% và Sendo chiếm 3%. Trong đó, Shopee, Lazada hay Facebook đều là các trang TMĐT chiếm tỷ lệ vốn góp lớn của các cơng ty nước ngồi. Tính trong q 3/2021 sàn TMĐT Shopee – một thương hiệu của doanh nghiệp đến từ Singapore giữ vị trí đứng đầu về số lượng lượt truy cập ở ba nước: Việt Nam, Thái Lan và Malaysia theo số liệu từ công cụ tổng hợp mua sắm trực tuyến (iPrice Insights) và Công ty thông tin thị trường kỹ thuật số SimilarWeb. Hiện Shopee chiếm 57% tổng số lượt truy cập trên tất cả sàn TMĐT đa ngành tại Việt Nam hiện nay. Nếu chỉ nhìn vào những con số thống kê khơng ít người cho rằng Việt Nam đang chia sẻ phần lớn thị trường nội địa cho doanh nghiệp quốc tế khai thác.

Thứ hai, cơ quan Nhà nước chịu áp lực trong xây dựng hành lang pháp lý và chính sách quản lý, kiểm tra để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực thương mại điện tử. “Ba chân kiềng” trọng yếu của trong RCEP bao gồm là thương

mại dịch vụ, thương mại hàng hóa và TMĐT, theo đó các thỏa thuận liên quan đến TMĐT đã hình thành nên khn khổ chung cho các nước thành viên. Song để đưa hoạt động TMĐT đi đúng hướng cần có sự sửa đổi để hồn thiện trong hệ thống pháp luật một cách chỉn chu, đồng bộ trong chính hệ thống pháp luật trong nước, bên cạnh đó đặc biệt ưu tiên việc tạo ra được các quy định có nét tương đồng với chính sách pháp luật các quốc gia khác trong cùng khu vực và với các đối tác thuộc RCEP nhằm tạo điều kiện áp dụng pháp luật dễ dàng.

Việc ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực TMĐT còn gặp nhiều vướng mắc ở việc các quy phạm pháp luật không chỉ nằm trong một văn bản hay một lĩnh vực nhất định mà được ghi nhận riêng lẻ trong từng văn bản Luật và các văn bản dưới luật (thông tư, nghị định) khác nhau như Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật quản lý Thuế, Luật cạnh tranh, Luật đầu tư; thậm chí được quy định trong cả một số biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam khi tham gia vào WTO hay các FTA như EVFTA, CPTPP. Nguyên nhân bởi TMĐT là một lĩnh vực phức tạp với sự đan xen của nhiều yếu tố từ kinh tế, công nghệ đến pháp luật; lĩnh vực này cũng không chỉ thực hiện chỉ trong phạm vi của một quốc gia mà có cả các giao dịch xuyên biên giới. Các quy định trong từng văn bản thiếu sự nhất quán hoặc văn bản này lại dẫn chiếu đến văn bản khác, điều này vơ hình chung đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho chính nhà đầu tư trong nước khi tìm hiểu về các quy định liên quan, đặc biệt sẽ là trở ngại cho nhà đầu tư khác từ các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam với năng lực hạn chế trong chiến lược kinh doanh, cách thức quản lý vận hành sẽ gặp khơng ít khó khăn trong q trình triển khai các hoạt động kinh doanh. Việc tham gia vào các FTA từ trước tới nay đã

mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam được nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ về mặt chuyển giao khoa học, công nghệ. Tuy nhiên hoạt động tiếp nhận khoa học của các doanh nghiệp Việt Nam khi nhận sự chuyển giao bởi các doanh nghiệp nước ngồi cịn nhiều hạn chế. Một trong những lý do chính là bởi năng lực tiếp thu của doanh nghiệp nội địa còn ở mức thấp do những hạn chế về trình độ lao động, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thị trường (R&D – Research and Development) chưa nhiều. Điều này khiến cho các doanh nghiệp thường có tâm lý tự ti về việc mình khơng đủ khả năng tiếp nhận cơng nghệ mới hoặc khơng dám thay đổi cách thức vận hành vì sợ rủi ro khơng đáng có.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cịn hạn chế trong việc có hiểu biết hay nắm bắt được cụ thể về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng như các chính sách ưu đãi trong đó, nhất là tại lĩnh vực mới xuất hiện trong các cam kết gần đây như TMĐT. Việt Nam đang là đang thành viên của 15 FTA (số liệu được tính đến

hết năm 2021), trong đó có nhiều đối tác thương mại quan trọng. Tuy nhiên, tại Khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 (PCI) đã tiến hành tìm hiểu về thực trạng tiếp cận thông tin về FTA của các doanh nghiệp thông qua các câu hỏi khả sát với các nội dung về: (i) mức độ thụ hưởng của họ với các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTA; (ii) vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp khi thực thi các FTA. Kết quả khảo sát đưa ra CPTPP là hiệp định thương mại tự do có tỷ lệ doanh nghiệp nhận biết cao nhất với khoảng 30,19%, tỷ lệ doanh nghiệp nhận biết được các hiệp định EVFTA là gần 29% và RCEP chỉ nằm trong khoảng 8%. Như vậy, các con số biết nói đã cho thấy số lượng doanh nghiệp Việt Nam có hiểu biết và nắm bắt được về các hiệp định thương mại tự do vẫn ở mức độ khá hạn chế, đây là điều vô cùng đáng tiếc. Bởi lẽ, các FTA thế hệ mới đặc biệt như là CPTPP, EVFTA hay RCEP đều chứa đựng các nội dung là các cam kết sâu rộng, toàn diện điều chỉnh trực tiếp đến TMĐT.

Bên cạnh đó, văn bản quy phạm pháp luật thực thi các FTA tại Việt nam chưa được xây dựng một cách chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, cũng như công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật để các doanh nghiệp thực hiện các văn bản này cịn nhiều thiếu sót. Cả hai nguyên nhân này cùng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tận dụng lợi ích từ những hiệp định thương mại tự do. Khảo sát PCI 2021 cho thấy khoảng 49% doanh nghiệp đã gặp trở ngại, khó khăn khi tiến hành thực hiện áp dụng pháp luật theo nội dung các văn bản liên quan đến thực thi các FTA. Mặc dù trong khảo sát các nhóm doanh nghiệp được phân chia theo đặc điểm về định hướng thương mại, số năm hoạt động, ngành nghề kinh doanh, quy mô vốn hay quy mô lao động song về tỷ lệ doanh nghiệp với mức độ khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải ở giữa các nhóm doanh nghiệp có sự tương đương lẫn nhau18.

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w