Thương mại điện tử trongRCEP

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RCEP

1.2. Khái quát về RCEP

1.2.2 Thương mại điện tử trongRCEP

Các quốc gia ký kết vào Hiệp định RCEP đánh giá rất cao tầm quan trọng của hoạt động TMĐT và thương mại số. Ngoại trừ Campuchia, Indonesia, Philippines và Việt Nam, các nước RCEP cũng là một phần của Sáng kiến Tuyên bố chung (JSI) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về TMĐT, nhằm mục đích đàm phán một thỏa thuận đa phương về “các khía cạnh liên quan đến thương mại của điện tử thương mại”, vì các bên đều nhất trí thấy rằng hiện nay TMĐT và thương mại số là cách thức nhanh nhất và dễ nhất cho các doanh nghiệp kết nối với các nhà cung cấp, người tiêu dùng kết nối với các doanh nghiệp. Đây chính là con đường tạo ra sự hội nhập và phát triển giữa các quốc gia nếu tiếp tục được phát triển nhanh chóng với các chính sách phù hợp và được tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới.

Các quy tắc cần thiết phải bảo vệ hợp lý cho người tiêu dùng, đối phó hiệu quả với các vấn đề an ninh nhưng không cản trở các kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp trong hiện tại hay tương lai. Một chương TMĐT có kết quả khơng tốt có nguy cơ gây tổn thất các cơ hội, mang lại hậu quả ngồi ý muốn và có thể chứng minh sự khơng phù hợp trong thời gian ngắn. Do đó, việc ra quy định về những cam kết liên quan đến TMĐT tại RCEP có thể nói là một nội dung vơ cùng quan trọng và có ý nghĩa. TMĐT được ghi nhận tại Chương 12 của RCEP, gồm 5 mục và 17 điều.

Mục A bao gồm các nội dung khái quát chung (Từ Điều 12.1 đến Điều 12.4): Tại đây nêu ra các nội dung: Khái niệm – Nguyên tắc và mục đích – Phạm vi – Hợp tác

Mục B quy định các điều kiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi hóa thương mại (Điều 12.5, Điều 12.6) như Thương mại phi giấy tờ - Chứng thực điện tử và Chữ ký điện tử

Mục C là cam kết về việc xây dựng môi trường thuận lợi để thúc đẩy TMĐT (Từ Điều 12.7 đến Điều 12.13). Trong mục C, các thành viên phải đảm bảo về các nội dung sau: Bảo vệ người tiêu dùng trên mạng – Bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng

– Bản tin TMĐT không mong đợi – Quy định hành lang pháp lý trong nước – Thuế hải quan – Minh bạch - An ninh mạng

Mục D nhằm khuyến khích các hoạt động đẩy mạnh TMĐT xuyên biên giới (Điều 12.14, Điều 12.15). Gồm các nội dung quy định việc đặt hạ tầng thiết bị máy tính – Lưu chuyển thơng tin trên mơi trường điện tử qua biên giới

Mục E là phần cuối cùng đưa ra các quy định khác (Điều 12.6, Điều 12.7): Gồm các nội dung: Đối thoại về TMĐT và giải quyết tranh chấp

Trong Hiệp định RCEP các cam kết của các của quốc thành viên chủ yếu xoay quanh các nội dung về tăng cường sự hợp tác, tạo môi trường năng động với nhiều điều kiện thuận lợi nhằm tạo động lực cho các nước thành viên cải thiện hoạt động và quản lý trong lĩnh vực thương mại bằng cách tạo thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện điện tử.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

TMĐT đang là ngành có nhiều cơ hội phát triển, được báo sẽ là nên xu hướng trong tương lai không chỉ tại một quốc gia nào riêng lẻ mà trên tồn cầu. Thơng qua Chương I, học viên đã phân tích về khái niệm và bản chất của ngành TMĐT, vai trò và tác động của ngành đối với các doanh nghiệp, cá nhân và hơn cả là nền kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tại chương I, học viên cũng đồng thời cung cấp thêm thông tin đến người đọc về RCEP – một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cũng như các quy định về TMĐT trong RCEP.

TMĐT và Hiệp định RCEP đều là hai nội dung khá mới với cá nhân/tổ chức trong thời điểm hiện nay. Song cả hai đều chứa đựng tiềm năng phát triển và phổ biến rộng rãi trong xã hội thời gian tới. Do đó, việc tìm hiểu để trau dồi, hồn thiện thêm các kiến thức cần thiết như khái niệm, vai trò của TMĐT; các nội dung chính của RCEP là việc vơ cùng quan trọng để bắt kịp các xu hướng phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai gần. Qua việc tìm hiểu các nội dung khái quát nêu trên là nền tảng để học viên có thể tiếp tục tìm tịi, phân tích nhiều hơn về các tác động từ việc thực thi cam kết của RCEP đến hoạt động TMĐT tại Việt Nam.

CHƯƠNG II:

CAM KẾT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG RCEP VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w