So sánh cam kết của Việt Nam về thương mại điện tử trongRCEP với một

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RCEP

2.2.2 So sánh cam kết của Việt Nam về thương mại điện tử trongRCEP với một

số FTA khác

Cấu trúc các trong Chương 12 về TMĐT trong Hiệp định RCEP được xây dựng trên khn khổ của CPTPP, điều này khơng có gì đáng ngạc nhiên, vì nhiều quốc gia thành viên CPTPP cũng là thành viên của RCEP13. Và trong chính bản thân RCEP vẫn giữ cách tiếp cận “tiệm tiến”, cho thấy dư địa để nâng cao chất lượng cam kết trong Hiệp định ngay cả sau khi đi vào thực thi14. Nhưng trên thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng trong RCEP phạm vi cam kết mà các quốc gia đưa ra có phần nhỏ hơn, ít bao quát hơn so với CPTPP. Song trên giác độ so với các FTA ASEAN+1 khác hoặc EVFTA thì chương TMĐT có phần đầy đủ, chi tiết hơn, “gần gũi” với các FTA thế

13 Bộ Công Thương, Thương mại số trong RCEP là tương lai của WTO, Hà Nội 2021, tại địa chỉ:

https://congthuong.vn/thuong-mai-so-trong-rcep-la-tuong-lai-cua-wto-166314.html (truy cập cập ngày 05/04/2022)

14 Nhóm tác giả (Trần Thị Hồng Minh, Nguyễn Anh Dương, Đỗ Thị Lê Mai, Nguyễn Thị Phương Loan,

Phạm Thiên Hoàng), Thực hiện hiệu quả hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực gắn với cải thiện tính tự

chủ của nền kinh tế: yêu cầu hoàn thiện thể chế thương mại và đầu tư ở Việt Nam, NXB. Dân trí, Hà Nội,

hệ mới, trước đó đa phần các FTA ASEAN+1 đều chưa cam kết về nội dung này hoặc trong EVFTA các quy định còn khá chung chung.

Trong tương quan với EVFTA thì RCEP được quy định chi tiết hơn. Nếu như trước đây tại EVFTA thì TMĐT được quy định tại một mục (Mục F) thuộc chương VIII của hiệp định thì tại RCEP cam kết về TMĐT đã được tách biệt trong một chương gồm 5 mục. Cả hai hiệp định đều đưa ra các cam kết với những nội dung chính về việc không áp thuế đối với các giao dịch điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, công nhận chứng thực chữ ký điện tử. Song tại RCEP các quy định này đều được ghi nhận một cách chi tiết hơn, đầy đủ hơn và bổ sung thêm nhiều quy định ràng buộc hơn về hợp tác, bảo vệ người tiêu dùng và thông tin cá nhân trên mạng, đặt trang thiết bị máy tính và giải quyết tranh chấp. Với các quy định được xem là có phần dễ dàng thực hiện, ít ràng buộc hơn do đó hiện nay EVFTA khơng đưa ra các quy định về bảo lưu bất kỳ điều khoản nào về TMĐT song tại RCEP hiện vẫn áp dụng bảo lưu 05 năm với một số điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia như việc lắp máy chủ tại nước sở tại và cam kết về việc chuyển dữ liệu qua biên giới.

Ngược lại, CPTPP lại đưa ra các cam kết có phạm vi rộng hơn so với RCEP. Trên khía cạnh chung, cả hai hiệp định đều đưa ra các quy định chi tiết về các nội dung chính như chính sách thuế, bảo vệ thơng tin người dùng và an ninh mạng, hợp tác, truyền dữ liệu xuyên biên giới, giải quyết tranh chấp. Mặt khác, CPTPP đưa ra các quy định rộng hơn bao với các quy định: (i) không phân biệt đối xử với các sản phẩm số, (ii) chia sẻ cước kết nối Internet, (iii) mã nguồn, (iv) các nguyên tắc truy cập và sử dụng Internet cho thương mại điện tử. Như vậy, có thể thấy các quy định trong CPTPP có phần chặt chẽ và chi tiết hơn so với RCEP song chính điều này sẽ giúp cho việc thực thi cam kết trong RCEP được dễ dàng hơn. Bởi lẽ các quy định của CPTPP ra đời trước đã tạo ra khuôn khổ pháp lý chung cho hoạt động TMĐT theo hướng chặt chẽ và mức độ ràng buộc cao hơn, do đó với các cam kết mở cửa trong RCEP sẽ giúp các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng có thể dễ dàng thực hiện được theo quy định.

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 47 - 49)