Tác động tích cực của RCEP tới thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 49 - 56)

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RCEP

2.3 Tác động của RCEP tới thương mại điện tử tại Việt Nam

2.3.1 Tác động tích cực của RCEP tới thương mại điện tử tại Việt Nam

Thứ nhất, mở rộng thị trường tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Một trong những mục đích chính đầu tiên của các quốc gia khi tích cực tham gia

vào các hoạt động tăng cường hợp tác trong khn khổ RCEP nói riêng và hội nhập kinh tế khu vực nói chung chính là tiềm năng mở rộng thị trường. Chính phủ Singapore ca ngợi: “Chương 12 là một trong nhiều điều khoản của RCEP giúp mở rộng phạm vi và cam kết của các hiệp định thương mại tự do ASEAN + 1 (FTA) trước đây và cung cấp môi trường thương mại kỹ thuật số thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Cụ thể hơn, những cải tiến của Chương 12 trong các lĩnh vực như giao dịch không cần giấy tờ, truyền dữ liệu sẽ mở ra một thế giới ảo mới, thúc đẩy môi trường kinh doanh trực tuyến thuận tiện hơn, cải thiện mơi trường TMĐT, giải phóng các trang web, truyền dữ liệu”15, từ đó giúp doanh nghiệp của các quốc gia có cơ hội kết nối dễ dàng hơn.

Tại thời điểm đàm phán và ký kết RCEP các bên đều đưa ra những thỏa thuận sao cho tự do hóa thương mại được diễn ra nhanh và thuận lợi nhất. Do đó, tới nay khi RCEP đã có hiệu lực sẽ tạo ra động lực và cơ hội cho ngành TMĐT Việt Nam tiếp cận gần hơn nữa tới thị trường các quốc gia trong RCEP. Có thể thấy, cơ hội mở rộng cho TMĐT Việt Nam là quá rõ ràng bởi trong nhiều năm qua Việt Nam đã có đang trên chặng đường tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực này với các nền kinh tế RCEP và đặc biệt là Việt Nam đang dẫn trước về lợi thế thế so sánh so với các quốc gia lân cận ở trình độ khoa học cơng nghệ, đội ngũ nhân sự trẻ có học vấn cao. Thị trường TMĐT của Việt Nam dự kiến có thể lên tới 39 tỷ USD trong năm 2025. Qua đó, một lần nữa cho thấy Việt Nam có đầy đủ thế mạnh và tiềm năng để bứt phá trở thành một trong những thị trường TMĐT có bước tiến hàng đầu trong khu vực.

Hiệp định RCEP mở ra một thị trường rộng hơn quy mơ ASEAN+, đồng thời có sự góp mặt của Trung Quốc hứa hẹn hoạt động TMĐT của Việt Nam sẽ có nhiều

15 Báo điện tử Đại biểu Nhân dân, Nhìn lại hàm ý của RCEP đối với thương mại điện tử, Hà Nội, 13/05/2022, tại địa chỉ: https://daibieunhandan.vn/viet-nam-va-the-gioi/nhin-lai-ham-y-cua-rcep-doi-voi-thuong-mai-

dien-tu-i288365/?fbclid=IwAR0ddCIHvXSuEUEDswqcA_0Udj3a8apOIaLfGnSxKjjt6zkXXXKuAn5jyuU

cơ hội khi gia nhập vào thị trường rộng lớn này, đồng thời cũng góp phần thu hút mạnh mẽ và nhiều hơn với các nhà đầu tư Trung Quốc vào thị trường Việt Nam hoặc liên kết hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam để tạo nên chuỗi cung ứng giữa Việt Nam – Trung Quốc nói riêng cũng như với nhiều đối tác khác thuộc khối RCEP. Trước Hiệp định RCEP thì đã có Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) nhưng trong văn kiện hợp tác các bên chưa có bất kỳ sự thỏa thuận hay cam kết nào về lĩnh vực TMĐT, nên có thể xem RCEP chính là địn bẩy để đưa Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường TMĐT của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng có chiến lược xây dựng, tiếp cận và mở rộng kinh doanh tại thị trường Đơng Nam Á, trong đó Việt Nam cũng chính là một thị trường tiềm năng bởi trước đó Việt Nam và Hàn Quốc đã cùng ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Hai bên đã cùng thỏa thuận và đi đến nhiều kết luận chung về thương mại trong lĩnh vực dịch vụ với các nội dung khá tương đồng với các quy định trong RCEP. Như vậy, với việc cùng tham gia vào RCEP sẽ tiếp tục mở ra cơ hội cho Việt Nam tham gia sâu và rộng hơn vào trong thị trường Hàn Quốc cũng như có cơ hội để trở thành mắt xích trong chuỗi cung ứng dịch vụ, hàng hóa hữu hình trên thị trường TMĐT giữa Việt Nam – Hàn Quốc hoặc là trung gian giao dịch giữa Hàn Quốc với các quốc gia khác trong khu vực.

Quan hệ giữa Việt Nam với Australia cùng New Zealand trước đó được gắn kết qua Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Australia - New Zealand (AZZNFTA), giữa Việt Nam và Nhật từ năm 2008 đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Song cũng tương tự như ACFTA, tại AZZNFTA và VJEPA các bên chưa tiến hành đàm phán, thỏa thuận để có được những thỏa thuận chung về TMĐT. Do đó, nhờ có RCEP chính là cầu nối để các bên đạt được các thỏa thuận gỡ bỏ bớt các hàng rào thương mại trong quá trình tiếp cận thị trường TMĐT, tạo điều kiện cho Việt Nam có cơ hội tham gia nhiều hơn vào thị trường Nhật Bản, Australia cũng như New Zealand, đây vốn là những thị trường mà trước đó Việt Nam chỉ tập trung vào khía cạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, dệt may, hay da giày hoặc nhập khẩu linh kiện, máy móc.

Thứ hai, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa nhỏ có thể tham gia hội nhập và phát triển kinh doanh. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng được RCEP chú trọng ưu tiên và quan tâm, lần đầu tiên trong một Hiệp định thương mại tự do đa phương đã hình thành riêng một chương để quy định về các chính sách hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi cho nhóm đối tượng này (Chương 14 Hiệp định RCEP). Ngay trong các cam kết tại Chương 12 về TMĐT các quốc gia cùng đồng thuận tăng cường các chính sách hợp tác phù hợp nhất để hỗ trợ, giúp đỡ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các quốc gia thuộc khuôn khổ RCEP, nhằm giúp cho các doanh nghiệp này có khả năng để vượt qua các trở ngại và tích ứng với quy trình sử dụng TMĐT. Khi cam kết này được thực thi trong thời gian sớm nhất vào thực tế, cộng với nhiều phương thức hỗ trợ hiệu quả, có tính chiến lược có hiệu quả sẽ là tín hiệu đáng mừng cho tương lai của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hưởng lợi từ RCEP thông qua các cơ hội hỗ trợ, định hướng từ các quốc gia và doanh nghiệp lớn hơn, nhờ đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bước những nấc thang cao hơn trong chuỗi cung ứng. TMĐT và các dịch vụ kỹ thuật số mới sẽ xóa bỏ đường biên giới để mở ra con đường ngắn nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cơ hội quảng bá sản phẩm và tiếp cận với khách hàng mới trên tồn cầu.

Tại Việt Nam các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ hiện đang nằm trong khoảng 98% tổng số doanh nghiệp và đóng góp 40% vào GDP. Thực tế đã chứng minh việc tạo ra liên kết giữa các doanh nghiệp có quy mơ với các doanh nghiệp lớn khá là khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI hoặc các cơng ty nước ngồi. Trong khi đó, nếu giữa các doanh nghiệp có sự liên kết sẽ là động lực thúc đẩy các công ty trong nước đổi mới sáng tạo, nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước về đa dạng sản phẩm, mẫu mã, giá cả và chất lượng. Nay các cơng ty Việt Nam sẽ có thể tận dụng lợi ích của TMĐT để tiếp cận với các quốc gia thành viên thuộc RCEP và đưa ra quốc tế các sản phẩm, mặt hàng chủ lực, đặc biệt của mình. Khơng những thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ có thêm cơ hội liên kết với các cơng ty lớn có nhiều chi nhánh/cơng ty con trên thế giới trong lĩnh vực TMĐT với vai trò như thị trường trung gian hoặc là bên thứ ba cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đi kèm như thanh toán, vận chuyển, qua đó gia tăng năng lực đóng

góp vào các chuỗi giá trị, tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp mình.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nên tập trung vào TMĐT để khai thác thị trường nhỏ và ngách ví dụ như các quốc gia đang phát triển, sau đó mới tiến dần lên các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; tìm kiếm những sản phẩm mà các nền Việt có thể cung cấp với chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh như dệt may, da giày, nông sản. Đồng thời các doanh nghiệp cần trau dồi kiến thức và chuyên môn về mạng lưới TMĐT, các quy định về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế và các chính sách liên quan đến giao dịch điện tử đối với các thị trường mục tiêu.

Thứ ba, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp nhận chuyển giao khoa học, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia khác. TMĐT vốn là ngành u cầu có

hàm lượng cơng nghệ cao, chun mơn sâu, do đó nếu như muốn đẩy mạnh ngành TMĐT trong nước và tăng sức cạnh tranh với các đối thủ đến từ nước ngồi thì nhiệm vụ hàng đầu của Việt Nam là cần tiếp thu các tri thức khoa học, công nghệ mới, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý hiệu quả của nước ngồi thơng qua hội nhập khu vực. Sự tham gia của Việt Nam vào các diễn đàn kinh tế quốc tế hay các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà cụ thể là trong khn khổ RCEP, chính là cơ hội và điều kiện cho Việt Nam tăng cường tiếp nhận các phát minh khoa học, công nghệ tiên tiến, đặc biệt kiến thức mới từ các quốc gia vốn được xem là có nền TMĐT phát triển, nằm ngoài phạm vi khu vực ASEAN như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia.

Việc nắm bắt cơ hội để trao đổi, tiếp nhận tri thức cùng những kinh nghiệm thực tế cho Việt Nam càng trở nên dễ dàng hơn khi hoạt động tăng cường công tác hỗ trợ các quốc gia đang phát triển đặc biệt là các doanh nghiệp với số vốn, số lượng lao động, trình độ cịn ở mức thấp rất được chú trọng trong RCEP nhất là trong lĩnh vực TMĐT. Các bên đã đạt được cam kết và đi đến thống nhất tại Điều 12.4 của RCEP, cụ thể:

(i) Các bên chung sức hướng tới việc với giúp đỡ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn để phát triển TMĐT;

(ii) Định hướng các lĩnh vực chủ chốt để xác định mục tiêu hợp tác giữa các quốc gia nhằm giúp các các quốc gia có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể triển khai thực hiện hoặc tăng cường thực hiện theo các quy định về hành pháp lý liên quan đến TMĐT bao gồm nhưng không giới hạn ở các hoạt động nghiên cứu và đào tạo, xây dựng năng lực, và đưa ra sự hỗ trợ kỹ thuật;

(iii) Đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm và rút ra bài học từ thực tế để nắm bắt được các thách thức trong tương lai và các hạn chế cịn tồn tại từ q trình ứng dụng TMĐT vào trong đời sống xã hội, kinh tế;

Thông qua việc tham gia vào RCEP, Việt Nam sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các quốc gia lớn mạnh hơn cả về công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ những quốc gia đã có kinh nghiệm rất lâu năm trong lĩnh vực TMĐT như Trung Quốc hay Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia. Không những thế, riêng với Trung Quốc – đây được nhận định như một siêu cường quốc, hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực TMĐT với số lượng giao dịch tại Trung Quốc hiện lớn hơn năm nền kinh tế hàng đầu thế giới gồm Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh, Mỹ. Trung Quốc đã tích lũy được lượng dữ liệu khổng lồ trong TMĐT. Thêm vào đó, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang là một trong những quốc gia có thị trường TMĐT bùng nổ lớn mạnh thế giới nhờ vào tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện thông minh trong liên lạc và phục vụ cuộc sống thuộc hàng cao nhất và xu hướng mạng 5G.

Như vậy, có thể thấy rằng trong những năm tới đây, khi mà các quy định của RCEP đã có những chỗ đứng nhất định và đi sâu vào trong cuộc sống, sẽ là nền tảng giúp Việt Nam được tiếp cận nhiều hơn với các cơng nghệ mới có liên quan đến phần mềm, ứng dụng trên điện thoại di động, từ đó nhằm hỗ trợ tốt cho việc xây dựng các phần mềm về TMĐT, để ngay từ trong cốt lõi các trang TMĐT đã được xây dựng hoàn chỉnh về chất lượng, hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót có thể xuất hiện trong q trình người dùng sử dụng. Đồng thời, thông qua việc nhận chuyển giao, đào tạo từ các quốc gia phát triển khác sẽ giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực TMĐT có thêm sức mạnh để hồn thiện hóa chiến lược phát triển của mình.

Khơng chỉ trong mảng kỹ thuật - cơng nghệ, cách thức quản lý và vận hành cũng là một nội dung các doanh nghiệp Việt Nam hy vọng có thể đón nhận, học hỏi được từ các nước khác. Vì hiện nay, về lực lượng lao động Việt Nam vẫn đang sở hữu “cơ cấu dân số vàng” với nguồn lực nhân sự dồi dào ngày càng tăng cả về số lượng và trình độ chun mơn, nhưng với tuổi đời cịn non trẻ nên các kinh nghiệm về quản lý và vận hành gần như chưa có nhiều, nhất là quản lý vận hành trong các mơ hình kinh doanh mới như TMĐT. Vì vậy, thông qua việc cam kết về điều khoản Hợp tác trong RCEP, Việt Nam có thêm cơ hội để tiếp xúc và va chạm nhiều hơn với quy trình quản lý, vận hành doanh nghiệp và hoặc các mơ hình, dự án kinh doanh về TMĐT từ các nước phát triển với nhiều doanh nghiệp và nhiều nhà quản lý thành công trong lĩnh vực TMĐT.

Thứ tư, góp phần thúc đẩy, thu hút đầu tư từ nước ngoài. Những năm trở lại đây, trong hoạt động TMĐT tại Việt Nam vốn chịu sự điều chỉnh từ các quy định của WTO và CPTPP. Tại Biểu cam kết WTO và CPTPP, Việt Nam không đặt ra bất kỳ hạn chế tiếp cận thị trường nào đối với ngành TMĐT và tại CPTPP cịn khơng đặt ra bất kỳ hạn chế nào với quy định về đối xử quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về TMĐT chỉ quy định thêm về điều kiện cho thương nhân, tổ chức nước ngồi có website nhằm thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT phải đảm bảo được một trong các yếu tố:

(i) Website của thương nhân, tổ chức phải sử dụng tên miền Việt Nam hoặc ngôn ngữ hiển thị trên website là Tiếng Việt;

(ii) Website phải đảm bảo có trên 100.000 lượt giao dịch được thực hiện tại Việt Nam trong một năm.

(iii) Với các thương nhân, tổ chức muốn thực hiện hoạt động TMĐT bắt buộc cần phải đăng ký hoạt động TMĐT, thành lập văn phòng đại diện hoặc chỉ định người đại diện theo ủy quyền của tổ chức mình tại Việt Nam theo các quy định trong pháp luật.

Nay, tại RCEP, một lần nữa trong phụ lục II của biểu cam kết về dịch vụ, Việt Nam tiếp tục không đặt ra bất kỳ hạn chế nào cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh

vực thương mại hàng hóa. Đồng thời, theo các quy định tại Chương 12 của RCEP, hoạt động TMĐT qua biên giới sẽ tiếp tục được thúc đẩy dựa trên một số quy định mang tính mở cửa thị trường sâu rộng hơn, tăng cường hợp tác quốc tế như:

(i) Trong quá trình tiến hành kinh doanh tại quốc gia khác, nhà cung cấp dịch vụ nước ngồi khơng bị u cầu phải sử dụng hoặc đặt máy chủ thiết bị lưu trữ dữ liệu trên lãnh thổ nước sở tại trừ khi nhằm thực hiện chính sách cơng hoặc để bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu;

(ii) Việc truyền dữ liệu điện tử xuyên biên giới không bị áp thuế

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w