Tăng cường vai trò lập pháp, quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RCEP

3.2. Hoàn thiện cơ chế lập pháp, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước và

3.2.1 Tăng cường vai trò lập pháp, quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước

Trong quá trình thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao các hiệu thực thi các cam kết quốc tế thì vai trị dẫn dắt thực hiện của các cơ quan nhà nước chính là chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngồi có khả năng áp dụng pháp luật một cách nhanh chóng, hiệu quả. Do đó, để góp phần đưa các quy định của RCEP đến gần với các tổ chức/cá nhân thuộc ngành TMĐT đòi hỏi các cơ quan Nhà nước cần hồn thiện hóa quy trình lập pháp, quản lý, giám sát thơng qua các hoạt động:

Thứ nhất, nghiên cứu và rà soát tổng thể các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử. Từ đó sửa đổi, bổ sung các điều khoản chưa hợp lý để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong các quy định của pháp luật về TMĐT sao cho dễ giải thích, dễ áp dụng. Đây cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng của

chúng ta nhằm thực thi cam kết theo quy định tại RCEP. Tại Điều 12.10 của RCEP đã quy định về việc:

(i) Các quốc gia thành viên sẽ ban hành hoặc duy trì một khn khổ pháp lý điều chỉnh các giao dịch điện tử. Các quốc gia có thể tham khảo từ Luật mẫu của UNCITRAL về TMĐT năm 1996, Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng phương tiện liên lạc điện tử trong hợp đồng quốc tế được ký tại New York ngày 23/11/2005, hoặc các điều ước quốc tế hay bộ luật mẫu khác được phép áp dụng liên quan đến TMĐT.

(ii) Mọi cơ chế quản lý không hợp lý hay không cần thiết sẽ được các bên cân nhắc để loại bỏ trong thời gian sớm nhất, tránh tạo ra các tác động tiêu cực không muốn đến các giao dịch điện tử.

Để từng bước xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về TMĐT, Bộ Công thương với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước đối với TMĐT cần tham mưu và đề xuất với Chính phủ cho

phép Bộ Cơng thương chủ trì và có sự phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành nghiên cứu và rà soát lại hiện trạng điều chỉnh pháp luật về TMĐT - Đây một phương án hoàn toàn hợp lý được tác giả Nguyễn Phụng Dương nêu ra trong nghiên cứu với đề tài về Hồn thiện các chính sách pháp luật tại nước ta nhằm phát triển các hoạt động TMĐT27. Trong q trình rà sốt và nghiên cứu tổng thể cần thành lập nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia pháp lý về tất cả các lĩnh vực có tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp đến TMĐT để đưa ra các quy định chưa hợp lý và đề xuất phương hướng thay đổi, dự báo chính sách sao cho phù hợp với bối cảnh thị trường trong nhiều năm tới.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh hay thiết lập các quy phạm pháp luật mới về TMĐT sẽ liên quan đến không chỉ một mà rất nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Do đó, việc ban hành hay sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về TMĐT phải đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật, giữa các ngành luật với nhau và từ trung ương đến địa phương. Như vậy, để đảm bảo cho việc ban hành các quy định mới có hiệu quả thì ngay từ trong cơng đoạn thẩm tra, xem xét và thông qua cần đặt sự quan tâm tới các vấn đề như một nội dung liên quan đến TMĐT đã được điều chỉnh chưa? Các nội dung chính sách có hợp lý khơng? Các điều chỉnh đó đã đảm bảo sự thống nhất với các văn bản khác như thế nào? Văn bản cuối cùng phải đảm bảo đáp ứng đưa ra được các chính sách hợp lý có tính ứng dụng cao, đảm bảo sự thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác. Nếu làm tốt được điều này cũng chính là việc chúng ta đã và đang thực thi các cam kết có hiệu quả và đúng với các nội dung đã đàm phán và thống nhất tại RCEP, khơng chỉ góp phần giúp tăng hiệu của các hoạt động TMĐT mà còn nâng vị thế của Việt Nam trong mắt các đối tác thuộc khuôn khổ RCEP.

Thứ hai, tham gia tích cực và tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, kết nối nhiều hơn nữa vào các hiệp định song phương/đa phương với điều khoản thúc đẩy tự do hóa thương mại điện tử. Ngay cả khi đã đạt được thỏa thuận và ký kết

27 Nguyễn Phụng Dương, Hồn thiện chính sách pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử ở nước ta,

thành công các Điều ước quốc tế, các quốc gia vẫn thường xuyên nhóm họp để thảo luận, bàn bạc về quá trình triển khai, thực hiện các nội dung đã được ra. Theo đó, Việt Nam cần tích cực tham gia vào các buổi thảo luận về TMĐT, điều này vừa vừa là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi cho Việt Nam bởi qua đây chúng ta có thể thấy được các thành cơng đã đạt được và cùng nhìn lại các hạn chế hoặc khó khăn của chính quốc gia mình cũng như các nước khác và học hỏi kinh nghiệm để khắc phục các tồn tại đó. Bên cạnh đó, TMĐT đang là xu hướng phát triển kinh tế chung trên toàn cầu nên tăng cường kết nối thông qua các điều ước quốc tế đa phương cũng như song phương sẽ giúp cho Việt Nam có cơ hội nhận được nhiều sự ưu đãi cùng với các chính sách mở cửa thị trường từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.

Nhìn nhận thấy lợi thế từ việc tham gia linh hoạt và tích cực trong các diễn đàn hợp tác, các quốc gia trong khn khổ RCEP đã quy định ngay trong chính văn kiện RCEP về việc các quốc gia thành viên tiếp tục duy trì cũng như tham gia sơi nổi, tích cực vào nhiều hơn nữa các diễn đàn đối ngoại khu vực nói riêng và quốc tế nói chung, từ đó tạo dựng thêm các mối quan hệ, có thêm động lực nhằm hỗ trợ cho các hoạt động trong lĩnh vực TMĐT đạt được những kết quả cao nhất. Như vậy, khi Việt Nam chủ động, tích cực đóng góp vào các hoạt động tăng cường kết nối và thiện chí đàm phán thúc đẩy các hiệp định song phương và đa phương trong lĩnh vực TMĐT chính là đang thực hiện theo đúng các cam kết đã ký kết trong RCEP và cũng từ đây giúp nâng cao trình độ của mình tại lĩnh vực này.

Thứ ba, tăng cường cơng tác quản lý, kiểm tra và giám sát trong các hoạt động thương mại điện tử, giao dịch thanh tốn, trong đó chú trọng nhất là các giao dịch thanh tốn xun biên giới. Biện pháp này đòi hỏi các cơ quan Nhà nước cần

thiết lập cơ chế quản lý và tăng cường giám sát các giao dịch xuyên biên giới trong TMĐT, các hoạt động kinh doanh như mua bán hàng hóa hay thanh tốn, chuyển tiền dựa trên các nền tảng số hoặc các dịch vụ trung gian.

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt hành vi xâm phạm có vai trị to lớn trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong môi trường TMĐT. Thực tế cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực TMĐT hiện nay

chỉ được thực hiện chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời cơng tác thanh tra, kiểm tra hiện chỉ hướng tới một số website hoặc doanh nghiệp lớn kinh doanh nội dung số. Vì vậy, các hoạt động này cần làm thường xuyên, triển khai đồng bộ trong phạm vi cả nước vì thơng qua những chiến dịch kiểm tra, thanh tra này, những hành vi xâm phạm đã được đẩy lùi một bước, nhưng nếu khơng làm thường xun, khơng đồng bộ thì khơng hiệu quả

Thứ tư, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho các cán bộ quản lý và các chuyên viên phụ trách trong lĩnh vực thương mại điện tử. Công tác tuyển

chọn, đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý, giám sát việc thực hiện các hoạt động TMĐT cần được Nhà nước chú trọng và quan tâm đặc biệt. Do đây là một lĩnh vực cịn mới, mang tính chuyên sâu và liên quan tới nhiều các vấn đề khác như chính sách thuế, pháp luật về cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, kỹ thuật, cơng nghệ, thương mại, nên cần thường xuyên thực hiện đào tạo và nâng cao trình độ cho các cán bộ, cơng chức ở từng có liên quan tới các hoạt động về TMĐT, khơng gộp chung cho một cơ quan hay một cán bộ quản lý tất cả các phương diện – nhất là trong giai đoạn đầu thực thi các cam kết quốc tế. Việc chỉ giao cho một cơ quan chủ quản hoặc một cán bộ đảm nhiệm giám sát tồn bộ quy trình hoạt động thương mại điện tử sẽ dẫn đến trường hợp việc quản lý bị chồng chéo, thiếu chuyên nghiệp, thậm chí là có những trường hợp lợi dụng vào chức vụ quản lý để thực hiện các hành vi quan liêu nhằm che dấu các lỗi sai của các chủ thể thực hiện trái pháp luật.

Thứ năm, tiếp tục tăng cường phổ biến kiến thức và các chính sách ưu đãi từ các FTA thế hệ mới nói chung và RCEP nói chung đến với cộng đồng, đặc biệt là các cá nhân/doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động kinh doanh có liên quan đến TMĐT. Chính phủ có thể xem xét việc hình thành và thiết kế một cổng thơng tin về

các chính sách thương mại của quốc gia bao gồm cơ chế và ưu đãi cho các ngành nghề trong phạm vi của các FTA cũng như RCEP. Theo đó, cần cung cấp thơng tin trên cổng thơng về tin chính sách thương mại theo cam kết trong các FTA mà Việt Nam đang tham gia là thành viên. Đồng thời, phối hợp hài hòa với việc xây dựng trang thông tin riêng biệt về TMĐT cung cấp chi tiết các chính sách pháp luật trong nước và các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế, hỗ trợ giải đáp mọi

thắc mắc của chủ thể khi tham gia vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh hay sử dụng các dịch vụ được cung cấp từ các trang TMĐT. Đây chính là cơ sở để trước tiên góp phần nâng cao nhận thức và sau đó là nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các chủ thể trong quan hệ xã hội thuộc lịch vực TMĐT.

Các cơ quan chức năng cần có phương án tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật khi tham gia vào các giao dịch TMĐT trong cộng đồng với các biện pháp như tổ chức các cuộc tọa đàm, diễn đàn, hội thi, hội nghị, hội thảo... nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, người dân về ý thức chấp hành pháp luật, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của từng chủ thể trong quá trình tham gia vào thương mại kỹ thuật số. Hơn nữa, việc sử dụng mạng Internet - môi trường kỹ thuật số để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơng khai các thơng tin, chính sách, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật mới cũng là một cách làm hay và có khả năng lan tỏa trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w