Vai trò và tác động của hoạt động thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RCEP

1.1 Khái quát về thương mại điện tử

1.1.4. Vai trò và tác động của hoạt động thương mại điện tử

Khơng thể phủ nhận TMĐT có vai trị trọng yếu trong cơng cuộc thúc đẩy nền kinh tế từng bước chuyển đổi hội nhập hóa sâu và rộng hơn trên nhiều khía cạnh của đời sống xã hội cũng như giúp hàng hóa và dịch vụ được mở rộng trên nhiều phạm vi lãnh thổ quốc gia khác nhau. Theo đó, TMĐT khơng chỉ có vai trị và sức ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp, các bên cung ứng hàng hóa dịch vụ mà còn đối với các các khách hàng và đặc biệt là các động đối với xã hội.

Đối với doanh nghiệp, TMĐT đã và đang tạo nhiều tác động quan trọng

trong hoạt động kinh doanh nội tại như thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh doanh, tiếp nhận và chia sẻ các sáng kiến, cách làm hiệu quả dựa trên ứng dụng khoa học kỹ thuật; tạo ra sự thay đổi trong hệ thống sản xuất chuyển từ mơ hình sản xuất hàng loạt sang thích ứng và dựa trên các nhu cầu của thị trường, áp dụng các biện pháp quản lý và kiểm sốt hàng hóa nhờ đó cung cấp dịch vụ tốt hơn đến với khách hàng và quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả; đơn giản hóa các hoạt động truyền thông, quảng bá; thay đổi các mối quan hệ trong chính doanh nghiệp cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau. Thơng qua hoạt động TMĐT quy trình làm việc giữa các bộ phận như truyền thông (marketing), bán hàng (sale), quản lý (manager) có thể được thiết lập sẵn; đồng thời thơng qua một mạng lưới thông tin chung dựa trên website, phần mềm kết nối các doanh nghiệp có thể cùng nhau tương tác, trao đổi cơng việc.

Bên cạnh đó, nhờ có TMĐT mà sự tương tác giữa các doanh nghiệp cũng trở lên thuận lợi hơn bởi TMĐT hỗ trợ doanh nghiệp thu thập thông tin về thị trường, đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh; tạo ra “sân chơi chung” cùng phát triển cho các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau, các doanh nghiệp sản xuất sẽ góp phần thúc

đẩy cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ về marketing, chuyển phát hàng hóa, tài chính, kho vận.

TMĐT góp phần tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp vì rút ngắn chu kỳ kinh doanh nhờ các tiện ích về giao hàng, thanh toán, kiểm soát hàng tồn kho; tiết kiệm chi phí vận hàng vì giảm chi phí mặt bằng văn phịng, lưu kho bãi hàng hóa; hạn chế khoản đầu tư cho các kênh trung gian mơi giới hàng hóa và dịch vụ; hạn chế chi phí nhân sự về bán hàng và tiếp thị song vẫn có khả năng tạo được môi trường quảng cáo thông tin và tiếp thị sản phẩm rộng rãi.

Đối với khách hàng – đây cũng là một trong những đối tượng chính nhận tác

động và hưởng lợi ích từ các hoạt động TMĐT. Đầu tiên, giá trị khách hàng nhận được chính là đa dạng hóa về sự lựa chọn đối với các mặt hàng hữu hình, dịch vụ. Bởi lẽ, khi có nhiều đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp và những nhà cung cấp phải không ngừng thay đổi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành hoặc đưa ra các mức giá ưu đãi để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng và thị hiếu của thị trường. Khi đó, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn trong một sản phẩm nhưng mỗi bên cung cấp sẽ có các đặc tính riêng, giá thành riêng, khách hàng sẽ dễ dàng trong việc mua sắm và tìm ra các sản phẩm thích hợp nhất với yêu cầu và khả năng tài chính của bản thân.

Nhờ TMĐT, khách hàng có thể tiết kiệm một chi phí và rút ngắn thời gian mua hàng. Giá bán các sản phẩm thông qua các trang TMĐT thường thấp hơn thông qua cách bán hàng truyền thống nhờ việc doanh nghiệp cũng tiết kiệm được các chi phí liên quan. Đồng thời, người tiêu dùng có thể giảm bớt thời gian trong việc không trực tiếp phải đến tận các cửa hàng hay cơ sở cung cấp hàng hóa, tồn bộ quy trình thanh tốn hay vận chuyển hàng hóa về nhà chỉ cần những thao tác đơn giản trên mạng máy tính hay điện thoại, mọi giao dịch có thể được thực hiện nhanh gọn.

TMĐT góp phần tạo tâm lý thoải mái, hài lịng cho người tiêu dùng. TMĐT tạo điều kiện để các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả hơn, đem lại nhiều giá trị đến cho khách hàng. Do đó, mỗi người tiêu dùng khi thực hiện các hoạt động TMĐT đều mang tâm lý thoải mái. Bên cạnh

đó, việc có đa dạng sự lựa chọn cũng như tiết kiệm được thời gian và chi phí cũng là một yếu tố quan trọng để tăng sự hài lòng cho khách hàng.

Đối với xã hội và nền kinh tế quốc gia – đây chính là chủ thể đặc biệt nhận

tác động và lợi ích từ TMĐT. Xét trên khía cạnh về kinh tế, nền kinh tế quốc gia có thêm nhiều điều kiện được tiếp cận với các tri thức, kỹ thuật mới trên thế giới và tăng cường sự hội nhập. Cùng với xu thế tồn cầu hóa thì khoa học, cơng nghệ của các quốc gia cũng có những bước nhảy vọt. Thơng qua sự phát triển TMĐT sẽ kích thích các quốc gia tăng cường trao đổi tri thức, phổ cập và chuyển giao cơng nghệ mới. Các quốc gia thuộc nhóm đang phát triển có cơ hội tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ và công nghệ từ các quốc gia phát triển.

Xét trên khía cạnh về xã hội, khi các giao dịch TMĐT phát triển sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc hạn chế các tệ nạn xã hội, giảm ách tắc giao thông và quá tải tại các khu mua sắm vào mỗi dịp cao điểm. Nền tảng của TMĐT dựa trên hệ thống mạng Internet hoặc các mạng mở, cáp viễn thơng do đó mọi hoạt động mua sắm được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử mạng như máy tính, điện thoại như vậy sẽ hạn chế được tình trạng trộm cắp tài sản hàng hóa cũng giảm ùn tắc giao thông và hạn chế việc đổ xô chen lấn tại các khu mua sắm.

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w