CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RCEP
1.2. Khái quát về RCEP
1.2.1 Tiến trình đàm phán, nguyên tắc và nội dung của RCEP
1.2.1.1 Tiến trình đàm phán
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19, diễn ra tại Bali, Indonesia, vào tháng 11 năm 2011 những ý tưởng xây dựng RCEP hình thành bởi các thành viên tham gia. Đến Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) tháng 11/2012 diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia, những người đứng đầu ASEAN cùng sáu đại diện của Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, New Zealand và Australia đã nhất trí khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực. Đây đều là những quốc gia đã có Hiệp định thương mại tự do (FTA) độc lập với ASEAN. ASEAN và sáu đối tác đã bắt đầu đàm phán RCEP từ ngày 9 tháng 5 năm 2013.
Theo đó, các nhà lãnh đạo ASEAN cùng 6 đối tác đã tiến hành các vịng đàm phán đề hình thành RCEP bắt đầu từ năm 2013. Nhiều vấn đề khác nhau đã được thảo luận trong các vòng đàm phán này, bắt đầu từ việc xác định thời hạn hoàn tất Hiệp định vào cuối năm 2015, về sau rời tới cuối năm 2016 và tiếp tục rời thời gian về các năm tiếp theo khi mà chưa đưa ra được sự thống nhất toàn bộ về quan điểm của các quốc gia và các thành viên trong hiệp định. Các nội dung liên quan đến tự do hóa trong thương mại hàng hóa, tự do hóa về thương mại dịch vụ và cơ chế biện pháp đầu tư, cũng như các vấn đề cụ thể về hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, quy tắc xuất xứ, các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và cơ chế giải quyết tranh chấp là các nội dung cơ bản được đưa ra thỏa thuận thơng qua mỗi vịng đàm phán. Các quốc gia trong khuôn khổ RCEP cũng đã hợp tác để xây dựng các Nhóm cơng tác trong từng vịng đàm phán để thúc đẩy tiến trình đi đến kết luật luận chung. Theo đó, gồm có các nhóm cơng tác: về thương mại hàng hóa, Thương mại dịch vụ và Đầu tư (tại vịng đàm phán thứ nhất), về Sở hữu trí tuệ, Cạnh tranh, Hợp tác kinh tế và kỹ thuật, Giải quyết tranh chấp (tại vòng đàm phán thứ ba), về TMĐT (tại vịng đàm phán thứ bảy), về Dịch vụ tài chính và Viễn thơng (tại vịng đàm phán thứ chín). Các vịng đàm phán bắt đầu từ việc thảo luận về các phương thức giảm dần và tiến đến xóa bỏ hàng rào thuế quan và tạo môi trường tự do cho thương mại dịch vụ và tiếp sau đó tiến dần đến thỏa thuận về tự do hóa thương mại hàng hóa và đầu tư.
Trải qua thời gian tám năm, 31 vòng đàm phán, 15 phiên họp của Ủy ban đàm phán thương mại và 19 vòng đàm phán cấp bộ trưởng, cuối cùng ngày 15 tháng 11 năm 2020, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký kết. RCEP hoàn tất với phạm vi bao trùm hơn 2 tỷ người dân, ước tính khoảng 30% dân số trên thế giới và gần 30% tổng lượng GDP toàn cầu. Việc ký kết RCEP tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, đồng thời gửi tới tồn thế giới thơng điệp tích cực về ủng hộ thương mại đa phương của 15 quốc gia là thành
viên. Việc ký kết RCEP là một thành tựu có vai trị to lớn trong thời điểm các quốc gia đang nỗ lực ổn định và khôi phục kinh tế sau đại dịch toàn cầu Covid-1910.
1.2.1.2 Nguyên tắc
RCEP được đàm phán và thực hiện dựa trên các nguyên tắc chung, quy định tại: Bản hướng dẫn và mục tiêu đàm phán Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(Guiding Principles and Objectives for Negotiating the Regional Comprehensive Economic Partnership) với các nguyên tắc chính như sau:
(1) Tuân theo các nguyên tắc của WTO, bao gồm Điều XXIV của Hiệp định GATT và Điều V của Hiệp định GATS;
(2) Xây dựng mức độ tham gia toàn diện hơn với những cải thiện vượt trội hơn so với các FTA ASEAN+1 hiện có; đồng thời cơng nhận các hồn cảnh riêng biệt và đa dạng của các bên tham gia Quốc gia.
(3) Đưa ra các điều khoản tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư và tăng cường tính minh bạch trong các mối liên hệ thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên; các quốc gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực đều được nhận những điều kiện thuận lợi nhất.
(4) Xem xét đến khả năng về trình độ khác nhau, mức độ phát triển khác nhau giữa các nước thành viên, từ đó xây dựng các cách thức đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước thành viên kém phát triển trong ASEAN, nhất quán với các khu vực thương mại tự do ASEAN+1 hiện nay;
(5) Sẽ tiếp tục duy trì và giữ nguyên hiệu lực của các điều ước quốc tế trong khu vực thương mại tự do ASEAN+1 và các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương giữa các nước thành viên; khơng có nội dung nào trong hiệp định RCEP sẽ làm giảm giá trị của các điều khoản và các điều kiện trong các FTA song phương/đa phương giữa các nước tham gia.
10 Thời nay (Ấn phẩm của báo Nhân dân), Sự hình thành của Hiệp định RCEP, Hà Nội 2020, tại địa chỉ:
(6) Cho phép bất kỳ các quốc gia là đối tác của ASEAN thông qua các FTA - chưa tham gia đàm phán vào RCEP từ bước đầu được tham gia vào đàm phán RCEP khi được sự đồng thuận của các quốc gia thành viên. Thỏa thuận RCEP sẽ có một điều khoản gia nhập mở cho phép sự gia nhập của bất kỳ quốc gia nào là đối tác trong các FTA với ASEAN mà không tham gia vào các cuộc đàm phán RCEP.
(7) RCEP đưa ra sự trợ giúp về kỹ thuật, đào tạo năng lực cho các nước thành viên kém phát triển và đang phát triển dựa trên các FTA ASEAN + 1 để các nước đang phát triển và kém phát triển nhất có khả năng tham gia đầy đủ vào các buổi đàm phán RCEP và được hưởng những lợi ích từ RCEP.
(8) Thương lượng về thương mại hàng hóa, dịch vụ và thương lượng trong các lĩnh vực khác sẽ diễn ra song song để đảm bảo kết quả tốt nhất.
1.2.1.3. Nội dung:
Hiệp định RCEP bao gồm 20 Chương và các Phụ lục. Trong đó, nội dung cơ bản của Hiệp định như sau:
Bảng 1: Cơ cấu nội dung của Hiệp định RCEP
1. Điều khoản ban đầu và Định nghĩa chung 7. Phòng vệ thương mại 12. TMĐT 18. Các điều khoản thể chế 2. Thương mại hàng hóa 8. Thương mại dịch vụ - Dịch vụ tài chính - Dịch vụ viễn thông - Dịch vụ chuyên nghiệp
13. Cạnh tranh 19. Giải quyết tranh chấp
3. Quy tắc xuất xứ 14. Doanh nghiệp vừa
và nhỏ
20. Các điều khoản cuối cùng
4. Thủ tục Hải quan và Tạo thuận lợi thương mại 9. Di chuyển thể nhân 15. Hợp tác kinh tế và kỹ thuật 5. Các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)
10. Đầu tư 16. Mua sắm chính phủ
6. Tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp
11. Sở hữu trí tuệ 17. Các điều khoản chung và Ngoại lệ
Nguồn: Bộ Cơng Thương (2020)
Trong đó, phần mở đầu tập trung vào mong muốn của các nước thành viên Hiệp định RCEP trong việc tăng cường hội nhập kinh tế sâu rộng trong khu vực, thúc đẩy hợp tác kinh tế.
Chương 1 quy định về Điều khoản cơ bản và định nghĩa, tại đây giải thích các thuật ngữ chính được nhắc đến trong đa phần các chương tại Hiệp định. Tuy nhiên, một số thuật ngữ mang tính chất đặc trưng của chuyên ngành được giải thích riêng trong từng chương của RCEP.
Các cam kết kết về thương mại hàng hóa được quy định trong Chương 2. Trong chương này, nêu ra các nghĩa vụ chung cho các quốc gia về các nguyên tắc nới lỏng các hàng rào tiếp cận trường và lộ trình gỡ bỏ hàng rào thuế quan.
Quy tắc xuất xứ được quy định tại Chương 3 trong đó chỉ ra cách thức xác định một hàng hóa được coi là có quy tắc của Hiệp định RCEP. Các thủ tục, quy trình thực hiện hoạt động kiểm tra và cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ chứng nhận liên quan; phương thức nhằm xác định quy tắc xuất xứ của hàng hóa và điều kiện để cơng nhận một loại hàng hóa có xuất xứ.
Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại là nội dung chính của chương 4. Tại đây, các quốc gia đã thống nhất tạo những điều kiện nhằm tối giản hóa các thủ tục hải quan, yêu cầu mọi thủ tục cần được minh bạch chi tiết, thống nhất các thủ tục hải quan theo tiêu chuẩn chung của thế giới.
Chương 5 quy định các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Theo đó, xác định rõ vai trị trọng yếu của tính minh bạch, cơ sở khoa học trong việc tạo dựng và thực thi các biện pháp SPS của các bên song về cơ bản vẫn theo các quy định được đặt ra trong khuôn khổ WTO. Đồng thời, Chương SPS được các bên đồng thuận không đưa vào phạm vi điều chỉnh trong quy chế Giải quyết tranh chấp của Hiệp định RCEP
Chương 6 đưa ra các cam kết quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp: Các bên hướng đến mục tiêu công nhận và hiểu biết lẫn nhau về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp của mỗi nước thành viên và tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác trong lĩnh vực này. Song cũng tương tự như Chương 5, các quy định trong Chương 6 cũng tuân theo các quy định về Các hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO.
Phịng vệ thương mại là nội dung chính trong Chương 7, quy định việc tuân theo các biện pháp tự vệ chuyển tiếp trong phạm vi các thành viên Hiệp định RCEP áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp, gồm các biện pháp như chống bán phá giá, chống trợ cấp, biện pháp tự vệ toàn cầu.
Chương Thương mại dịch vụ (Chương 8) được xây dựng dựa trên theo hai phương thức tiếp cận chọn – bỏ và chọn - cho, các cam kết về việc mở cửa cho ngành dịch vụ nào, hay mở cửa trong phương thức cung cấp dịch vụ nào sẽ được các bên tự quy định trong biểu cam kết.
Chương 9 quy định các cam kết về Di chuyển thể nhân, trong đó các việc điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và lưu trú tạm thời của các thể nhân trong hoạt động kinh doanh là điều mà các bên cần cam kết. Việc tham gia vào các hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, giới hạn ở hai loại hình thể nhân là khách kinh doanh và người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
Đầu tư chính là một chương quan trọng thuộc RCEP (Chương 10) bao gồm các đầy đủ những yếu tố cấu thành trong hiệp định về đầu tư như tạo thuận lợi cho đầu tư và bảo hộ đầu tư, tự do hóa và xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, RCEP lại chưa có cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư (ISDS). Tuy nhiên, các cam kết về đầu tư của Hiệp định RCEP vẫn chứa đựng các nội dung có tính chất mở cửa cao hơn so với các hiệp định FTA ASEAN+ đã ký kết trước đó gồm cam kết về MFN tự động, bổ sung nghĩa vụ ngoài các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định về các Cơ chế Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMs) của WTO;
Chương 11 có nội dung Sở hữu trí tuệ được tạo dựng trên cơ sở quy định Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO (TRIPS). Các bên các thống nhất về hài hịa hóa mức độ bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ. Có thể nói Chương 11 đã đưa ra cách tiếp cận cân bằng và toàn diện về việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong khu vực.
TMĐT là nội dung chính trong Chương 12 của RCEP, bao gồm nội dung liên quan đến hoạt động tăng cường hợp tác, thúc đẩy các nước thành viên cải thiện quy
trình và quản lý thương mại bằng cách tạo môi trường thúc đẩy sử dụng các phương tiện điện tử.
Chương Cạnh tranh (Chương 13) bao gồm nghĩa vụ chung như thơng qua hoặc duy trì các văn bản pháp luật và quy định nhằm ngăn cấm các hoạt động chống cạnh tranh; công nhận quyền chủ quyền của nhau trong việc xây dựng và thực thi luật cạnh tranh và chính sách của mình; thiết lập hoặc duy trì các cơ quan có thẩm quyền để thực thi luật cạnh tranh.
Chương 14 được dành để quy định riêng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ. RCEP cũng chính là FTA đầu tiên có các cam kết cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời cơng nhận đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, việc làm và đổi mới, yêu cầu các nước thành viên thúc đẩy việc chia sẻ thông tin về Hiệp định RCEP liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 15 về Hợp tác kinh tế và kỹ thuật đã đưa ra mục tiêu các nước sẽ tìm hiểu và thực hiện hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động hợp tác kinh tế và kỹ thuật tập trung vào các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, TMĐT, cạnh tranh, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các vấn đề khác theo thỏa thuận giữa các nước.
Chương 16 về Mua sắm của chính phủ khơng bao gồm cam kết mở cửa thị trường mà chỉ bao gồm các nghĩa vụ tăng cường tính minh bạch, tinh thần hợp tác và trao đổi thông tin giữa các bên về chính sách mua sắm cơng.
Chương 17 là các điều khoản chung và ngoại lệ, quy định về loại trừ chung, loại trừ an ninh, các biện pháp về thuế.
Chương 18 liên quan tới các thể chế trong RCEP: quy định về việc thiết lập bộ máy và thể chế giám sát thực hiện Hiệp định RCEP.
Vấn đề giải quyết tranh chấp được các bên thống nhất tại Chương 19. Các bên đưa ra các quy định nhằm xây dựng quy trình minh bạch và hiệu quả từ quá trình tham vấn đến giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong quá trình thực hiện Hiệp
định RCEP.
Cuối cùng, Chương 20 bao gồm các điều khoản chung quy định về các thủ tục chung như mối liên hệ của Hiệp định RCEP với các hiệp định khác, điều khoản gia nhập, cơ chế rà soát, điều chỉnh và hiệu lực của Hiệp định.
Trong văn kiện của mình, các thành viên RCEP khơng chỉ đưa ra các cam kết mang tính chất tương đối phổ biến và truyền thống như thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật (TBT) hay Kiểm dịch động thực vật (SPS),… mà đồng thời đưa ra một số nội dung mới hơn như TMĐT, cạnh tranh. Tuy vậy, vẫn còn một số quan điểm cho thấy rằng mặc dù khởi động đàm phán sau Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) song RCEP chưa có những nội dung mới có tính đột phá và thực sự thiếu những lĩnh vực quan trọng như môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước.
Bảng 2. So sánh cấu trúc RCEP với các FTA khác Việt Nam là thành viên RCEP EV FTA CPT PP AFTA AC FTA AK FTA AJ CEP AI FTA AANZ FTA AHK FTA Xóa bỏ thuế quan x x x x x x x x x Quy tắc xuất xứ x x x x x x x x x x Dệt may x x x x Hải quan và tạo thuận lợi thương mại x x x x x x x x x x Phòng vệ thương mại x x x x x x x x SPS x x x x x x x TBT x x x x x x Dịch vụ x x x x x x x x x x Dịch vụ tài chính x x x x x x
Đầu tư x x x x x x x x x Cơ chế ISDS x x x x x x Nhập cảnh tạm thời cho khách kinh doanh x x x x x Viễn thông x x x x Mua sắm cơng x x x Chính sách cạnh tranh x x x x Doanh nghiệp nhà nước x x Sở hữu trí tuệ x x x x Lao động x x
Môi trường x x Doanh