Thực trạng pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 61 - 72)

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RCEP

2.4 Thực trạng pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử

Trong quá trình tham gia và thực thi vào các cam kết của RCEP một mặt tạo ra cho Việt Nam rất nhiều tác động tích cực nhưng bên cạnh đó cũng đem đến khơng ít các ít thách thức và thách thức lớn nhất được đặt ra chính là cho hệ thống pháp luật

Việt Nam trong việc phải nội luật hóa các quy định của quốc tế, thiết lập được các cơ chế mở cửa thị trường song vẫn đảm bảo bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước cũng như an ninh quốc gia.

Về các quan hệ xã hội trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam: hiện nay, mới chỉ có một văn bản Luật trực tiếp điều chỉnh chính là Luật giao dịch điện tử 2005, đây được xem như một luật khung cho các hoạt động thương mại được thực hiện qua hình thức giao dịch bằng điện tử song vì vậy mà khơng thể quy định các vấn đề cụ thể, chi tiết hoặc các thủ tục, trình tự tiến hành các hoạt động. Nhằm cụ thể hóa Luật giao dịch điện tử, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về TMĐT. Sau một thời gian thi hành Nghị định 57/2006/NĐ-CP đã trở nên lỗi thời, tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Chính vì vậy, ngày 16 tháng 5 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT đã được ban hành thay thế Nghị định 57/2006/NĐ-CP. Cho đến ngày 25 tháng 09 năm 2021 chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 52/2013/NĐ- CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về TMĐT. Tuy nhiên, có thể thấy đến nay các nghị định cũng như các văn bản luật này đều đã được ban hành và có hiệu lực khá lâu, trong khi tính từ giai đoạn sau năm 2006 Việt Nam đã ký kết và là thành viên của rất nhiều các FTA thế hệ mới trong đó đưa ra các cam kết mới về lĩnh vực TMĐT mà gần đây nhất chính là RCEP. Do đó, việc điều chỉnh các quy định liên quan đến các giao dịch điện tử TMĐT là vơ cùng quan trọng, góp phần phù hợp với xu hướng hội nhập chung và đảm bảo quá trình thực thi các điều ước quốc tế.

Về các chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực TMĐT: tới nay đã có Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 08 năm 2020 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ cơng nghiệp; điện lực, an tồn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí đưa ra chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong TMĐT (Mục 10). Tại đây, văn bản cũng căn

cứ trên Luật Giao dịch điện tử 2006, nêu ra các hình thức xử lý với hành vi vi phạm về các hoạt động liên quan đến website thương mại trực tuyến và các ứng dụng di động, các hành vi vi phạm về thông tin và cung cấp dịch vụ. Đây cũng là một điểm đáng ghi nhận khi qua đây góp phần giúp cho các website thương mại trực tuyến hoặc ứng dụng bán hàng trên di động hoạt động có hiệu quả và giảm thiểu các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, các quy định trong cả hai nghị định chưa đưa ra các điều khoản chi tiết nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong trường hợp mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên các gian hàng TMĐT.

Về các quy định bảo vệ thông tin người dùng: Hiện nay, Việt Nam chưa ban hành bất kỳ một đạo luật riêng nào có nội dung nhằm bảo vệ thông tin cá nhân. Trước đó, vấn đề này đã được ghi nhận rải rác tại một số văn bản pháp luật khác như: Bộ luật Dân sự năm 2015 (các điều 32, 38); Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Công nghệ thông tin năm 2006 (các điều 21, 22, 67, 72), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 (Điều 6), Luật An toàn thông tin mạng năm 2018 (Mục 2 Chương 2), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, các nội dung vẫn mang tính chất khái qt, vì chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ thơng tin cá nhân nói chung, chưa có các điều khoản cụ thể liên quan đến việc lộ bí mật, thơng tin người dùng từ giao dịch TMĐT hoặc do việc đăng ký tại các phần mềm hoặc ứng dụng trên điện thoại di động về TMĐT.

Bên cạnh các vấn đề nổi bật về quy định pháp luật nói trên, hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều quy định cũ hoặc chưa chi tiết ở một số văn bản pháp luật liên quan đến các lĩnh vực khác các tác động đến TMĐT như thuế và ngân hàng, an ninh mạng, tố tụng và giải quyết tranh chấp. Như vậy, khi bước vào sân chơi chung với các quốc gia trong ASEAN và 05 quốc gia thành viên khác, nhất là trong lĩnh vực lĩnh vực TMĐT Việt Nam đã và đang hoàn thiện hệ thống pháp luật thông qua việc từng bước sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động TMĐT với nhiều thành tích đáng ghi nhận song vẫn cần có sự sửa đổi, bổ sung các lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động TMĐT.

TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu song mức độ phát triển và sự phổ biến của TMĐT là điều không thể chối cãi. Tại chương II, học viên đã đã đưa ra quá trình hình thành, phát triển và sự tăng trưởng, thay đổi của ngành TMĐT. Song tại thời điểm hội nhập hóa, tồn cầu hóa được mở rộng dựa trên việc ký kết các Điều ước quốc tế, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ thời đại 4.0 ngày nay thì TMĐT Việt Nam cần có nhiều động lực để phát triển hơn nữa.

Việt Nam tham gia vào RCEP cũng chính là một trong những điều kiện tiên quyết góp phần thúc đẩy hơn nữa các hoạt động TMĐT. Các cam kết tại RCEP chính là “con dao hai lưỡi” tác động đến Việt Nam - bởi lẽ một mặt tạo ra các cơ hội cho TMĐT Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nhưng mặt khác cũng tiềm tàng những thách thức to lớn, yêu cầu các doanh nghiệp cũng như Nhà nước ta phải đưa ra được những chính sách hợp lý để khắc phục và hạn chế. Tại Chương II, học viên đã tìm hiểu để đưa ra và phân tích những tác động tới TMĐT Việt Nam trong thời gian tới, dưới cả hai góc độ cơ hội và thách thức khi những cam kết RCEP sẽ từng bước được hiện thực hóa trong thực tế.

Thơng việc phân tích được về các mặt tác động tích cực và thách thức khi tham gia vào RCEP chính là nền tảng để học viên đưa ra các giải pháp khắc phục trong các nội dung tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THÔNG QUA RCEP

3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam

Có khơng ít những sự lo ngại cho rằng những tiêu chuẩn có phần thấp ở trong RCEP có thể khiến cho Việt Nam mất đi động lực để cải cách về mặt pháp luật, nâng cao vai trò của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, khi các điều kiện gia nhập thị trường càng dễ dàng sẽ càng tạo ra nhiều lỗ hổng cho nhà đầu tư thực hiện các hành vi trái pháp luật. Mặt khác, khi hệ thống pháp luật còn nhiều điểm yếu cũng sẽ là cản trở cho việc thực thi các cam kết quốc tế. Do đó, việc hồn thiện chính sách pháp luật chính là điều kiện tiên quyết, từ đây sẽ đem lại nhiều lợi ích đồng thời:

Với cơ quan nhà nước, việc hoàn thiện các quy định về TMĐT sẽ giúp cho

các cơ quan nhà nước dễ dàng trong việc giải thích áp luật; thuận lợi trong áp dụng pháp luật vào công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra để tránh các hiện hiện gian lận về thuế, phát hiện sớm để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật dựa trên các lỗ hổng hiện có như bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và hạn chế tội phạm công nghệ cao.

Với các tổ chức/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, khi các quy định

của pháp luật được thống nhất sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật được nhất quán, có định hướng rõ ràng trong việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, hành lang pháp lý hoàn chỉnh sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngồi bớt đi một phần rào cản trong q trình nghiên cứu và tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Nếu các quy định của pháp luật khơng được hồn thiện sớm theo hướng chi tiết, đầy đủ và nhất quán sẽ tạo ra nhiều thách thức và áp lực lên công tác kiểm tra, giám sát và quản lý cho cơ quan nhà nước; hình thành nhiều khó khăn cho các tổ chức/cá nhân trong việc thực thi các quy định song cũng sẽ khiến cơ chế pháp luật có nhiều khoảng trống để các tổ chức/cá nhân áp dụng các cách thức thực hiện nhằm “lách luật”, trốn thuế. Do đó, trong việc hồn thiện cơ sở pháp luật về thương mại điện tử, cần thực hiện trên hai nhóm giải pháp: (i) Hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực TMĐT và các lĩnh vực có liên quan đến TMĐT; (ii) Hồn

các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động của các nhóm chủ thể tham gia vào TMĐT.

3.2 Hồn thiện về cơ sở pháp lý, quản lý hoạt động thương điện tử

3.1.1 Hoàn thiện các văn bản Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến Luật giao dịch điện tử và Nghị định về thương mại điện tử

Thứ nhất, đối với Luật giao dịch điện tử, các văn bản dưới luật và Nghị định về thương mại điện tử cần mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh. Khi tham gia vào hiệp định RCEP các bên đồng thuận xây dựng một sân chơi chung với nhiều luật chơi thuận lợi cho TMĐT, điều này thể hiện thông qua việc các quốc gia chấp nhận các thủ tục, giấy tờ hành chính dưới dạng điện tử vẫn được cho phép được nộp và ghi nhận hiệu lực pháp lý tương đương thủ tục, giấy tờ bằng văn bản; chữ ký điện tử cũng có giá trị về mặt pháp lý (trừ trường hợp pháp luật trong nước có quy định khác). Điều này nhằm thúc đẩy hoạt động liên quan đến hợp đồng điện tử. Như vậy, để triển khai nội dung này cần xây dựng Nghị định về TMĐT với những quy định cụ thể hơn về việc giao kết hợp đồng điện tử, bao gồm các quy định như các loại hợp đồng, trình tự ký kết và cách thức chấp thuận văn bản chữ ký số, hiệu lực của các loại tài liệu, giấy tờ điện tử.

Thứ hai, đưa ra các quy định cụ thể trong Luật hoặc Nghị định về việc điều chỉnh các thức hoạt động đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân nước ngoài cung ứng nền tảng số cho hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam. Khi tham gia

vào trong khuôn khổ RCEP, việc phải sử dụng hoặc đặt máy chủ thiết bị lưu trữ dữ liệu trên lãnh thổ nước sở tại khơng phải là một điều khoản bắt buộc mang tính điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngồi (trừ khi nhằm thực hiện chính sách cơng hoặc để bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu). Do đó, có nhiều trường hợp các bên cung ứng dịch vụ xây dựng nền tảng số để thực hiện hoạt động TMĐT không trực tiếp đặt máy chủ, trụ sở hay cả văn phòng đại diện tại Việt Nam. Minh chứng rõ nhất chính là một số trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,…Điều này vơ hình chung gây ra nhiều bất cập cho Nhà nước trong việc quản lý hoạt động trên nhiều lĩnh vực như thuế và các vấn đề liên quan đến an ninh mạng. Như vậy, tuy Việt Nam đồng thuận với các chính sách mở cửa song địi hỏi pháp luật trong nước phải có các quy

định cụ thể để điều chỉnh phạm vi, cách thức hoạt động của các nhà cung cấp nền tảng từ nước ngoài về cách thức đặt máy chủ, các loại thuế/phí liên quan mà các nhà cung cấp nền tảng số không đặt máy chủ tại nước sở tại có trách nhiệm đóng vào ngân sách nhà nước, cách thức quản lý các nhà cung cấp nền tảng số nước ngoài.

Thứ ba, quy định về chế tài xử lý các vấn đề liên quan đến kinh doanh hàng giả, hàng nhái hoặc các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại điện tử thông qua Nghị định về xử phạt hành chính. Tại Điều 12.7 của Chương 12 RCEP đã đề cao

quyền lợi của người tiêu dùng, theo đó người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động TMĐT cần được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp thơng qua các chính của nhà nước, cụ thể như sau:

(i) Cơ quan nhà nước cần ban hành hoặc duy trì các quy định pháp luật để bảo vệ người tiêu dùng, kịp thời ngăn chặn các hành vi có yếu tố lừa đảo hoặc có dấu hiệu gian lận thương mại, các hành vi này có khả năng gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại cho người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động thương mại.

(ii) Công nhận tầm quan trọng của hợp tác giữa các cơ quan quản lý có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng về các hoạt động liên quan đến TMĐT để tăng cường công tác đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Hơn thế, hiện nay theo các doanh nghiệp TMĐT đánh giá về các khó khăn vướng mắc trong quá trình vận hành các trang TMĐT như website hay ứng dụng di động đã nêu ra ba vấn đề chính: “Khách hàng lo ngại thơng tin cá nhân bị tiết lộ;

khách hàng thiếu tin tưởng vào chất lượng hàng hóa; khách hàng lo ngại vấn đề an tồn khi thanh tốn trực tuyến”19.

Hiện nay đã có quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 08 năm 2020 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được sửa đổi, bổ sung qua Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ song vẫn chưa mang tính đặc thù cho các loại hàng hóa được phân phối trên các trang TMĐT, do đó tình trạng bn bán hàng giả, hàng nhái, hàng

19 Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam, Hà

nhập lậu, hàng hóa kém chất lượng (nhất là hàng hóa xuất nhập khẩu) được giao dịch thơng qua hoạt động TMĐT vẫn chưa được kiểm sốt chặt chẽ bởi thiếu các quy định cụ thể, chi tiết. Đặc biệt, việc kiểm sốt hàng hóa trên các trang TMĐT thường khó khăn hơn so với việc kiểm tra hàng bán trực tiếp do số lượng nhà cung cấp, hành hóa lớn, đặc biệt có những hàng hóa hay nhà cung cấp tại nước ngồi. Vì vậy trong quá trình sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về TMĐT cần xây dựng thêm Nghị định về xử lý vi phạm hành chính. Trong đó cần làm rõ được một số nội dung như sau: (i) các hành vi được xem là có tính chất lừa đảo người tiêu dùng thông qua TMĐT; (ii) các phương thức kinh doanh trái phép trên sàn TMĐT; (iii) các mức xử phạt hành chính cho từng hành vi vi phạm và thậm chí có thể kết hợp với việc xử phạt về tội hình sự đối với các hành vi lừa đảo nghiêm trọng. Bên cạnh

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 61 - 72)