5. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Quan điểm về BHTN của Tổ chức Lao động Quốc tế
1.2.1. Khái quát về Tổ chức Lao động Quốc tế
Tổ chức Lao động Quốc tế được thành lập năm 1919 theo Hiệp định Versailles - Hiệp định kết thúc Chiến tranh thế giới thứ . Từ năm 1945, cơ quan này được giao trở thành cơ quan chuyên trách về lĩnh vực lao động của Liên hợp quốc. ILO là cơ quan lâu đời nhất và cơ quan duy nhất hình thành theo nguyên tắc ba bên7của Liên hợp quốc. Trải qua 100 năm hình thành và phát triển, từ một số ít thành viên sáng lập ban đầu8, đến nay, ILO đã có 187 quốc gia thành viên, hoạt động của ILO đã đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy quyền con người và quyền lao động trên toàn thế giới. Mục tiêu ban đầu của ILO là hịa bình phổ qt và lâu dài chỉ có thể được thực hiện nếu dựa trên công bằng xã hội, điều này đã được ILO lưu giữ theo
7Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là cơ quan ba bên duy nhất của Liên hợp quốc với các đại diện của chính phủ,
NSDLĐ và NLĐ. Cấu trúc ba bên này làm cho LO trở thành một diễn đàn độc đáo, trong đó chính phủ và các đối tác xã hội của nền kinh tế của các quốc gia thành viên có thể tự do và tranh luận cơng khai và xây dựng các tiêu chuẩn và chính sách lao động.
https://www.ilo.org/global/about-the-ilo/who-we-are/tripartiteconstituents/langen/index.htm
cả nghĩa đen, ngay tại tồ văn phịng đầu tiên của mình ở Geneva, tảng đá nền móng của tồ nhà đã được khắc cụm từ tiếng Latin: Si vis pacem, coleijusticiam (Nếu bạn khát vọng hịa bình, hãy gieo trồng công lý)9. Những câu đầu tiên trong Lời nói đầu của Hiến chương ILO đã trang trọng viết rằng: “Một nền hịa bình phổ qt và bền vững chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở cơng bằng xã hội. Và xét rằng những điều kiện làm việc hiện nay chứa đựng những nỗi bất công, khổ cực và thiếu thốn đối với một số đơng người sẽ gây ra tình trạng mất ổn định lớn tới mức khiến cho nền hịa bình và sự hịa hợp của thế giới có thể bị nguy hại”.
Trong thời gian gần đây, với những ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp lần thứ V, ILO đã đưa ra Sáng kiến về Tương lai của Việc làm (Future of Work Innitiatives), mà trong đó, tác động của cơng nghệ đến việc làm là nội dung cốt lõi. Ủy ban toàn cầu về tương lai của việc làm (Global Commission on the Future of Work) đã hoàn thành một báo cáo độc lập về phương thức để mang lại cơ hội làm việc tử tế và bền vững cho tất cả mọi người. Báo cáo này đã được giới thiệu vào ngày 22 tháng 01 năm 2019 tại Geneva và sau đó sẽ được đệ trình vào phiên họp Thế kỷ của Hội nghị Lao động Quốc tế vào tháng 6 năm 2019. Như vậy, qua 100 năm hình thành và phát triển, Tổ chức lao động quốc tế ILO đã đưa ra 190 Công ước và 206 Khuyến nghị10, qua đó thúc đẩy cơng bằng xã hội và việc làm tử tế trên phạm vi toàn cầu. Trong thời gian tới, với những khó khăn đang tồn tại và những thách thức mới đặt ra trong tương lai của việc làm, đặc biệt là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, vấn đề thất nghiệp và bất bình đẳng, ASXH chưa phổ quát, quyền và nghĩa vụ cơ bản tại nơi làm việc chưa được tôn trọng triệt để,... ILO cũng đặt ra những sáng kiến và chương trình nghị sự, hứa hẹn sẽ thúc đẩy quyền con người và quyền lao động trên toàn thế giới.